Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH42

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH42 - Thực hành giáo dục kĩ năng sống trong hoạt động ngoại khóa ở tiểu

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH42 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH42 là bài thu hoạch về việc thực hành giáo dục kĩ năng sống trong hoạt động ngoại khóa ở tiểu học. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH4

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH43

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH44

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH42: Thực hành giáo dục kĩ năng sống trong hoạt động ngoại khóa ở tiểu học

Năm học: ..............

Họ và tên: ................................................................................................................

Đơn vị: .....................................................................................................................

1. Xác định mục tiêu hoạt động ngoại khóa có tăng cường giáo dục kỹ năng sống:

a. Về kiến thức:

Hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện KNS trong HĐGD NGLL.

Hiểu nội dung của một số KNS cần thiết của người HS THPT.

Trình bày được lợi ích của các KNS đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và trong suộc sống ở gia đình, cộng đồng xã hội.

b. Về kĩ năng:

Biết cách rèn luyện các KNS qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của trường.

Biết thực hành và vận dụng các KNS trong giao tiếp/ứng xử tích cực với bản thân, với người khác; với các tình huống trong HĐGD NGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.

c. Về thái độ:

Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐGD NGLL một cách chủ động, tự giác.

Có ý thức rèn luyện các KNS trong các hoạt động cụ thể của HĐGD NGLL.

- Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh.

- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi THCS như : kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội.

- Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội.

- Chuyển dịch kiến thức thành thái độ hành vi.

Trong giảng dạy ở tiểu học bước đầu hình thành cho học sinh một số kỹ năng sống cơ bản sau:

  • Kỹ năng giao tiếp và tự nhận thức.
  • Kỹ năng ra quyết định.
  • Kỹ năng xác định giá trị.
  • Kỹ năng kiên định.
  • Kỹ năng đặt mục tiêu.

2. Cấu trúc kế hoạch hoạt động ngoại khóa theo hướng tăng cường giáo dục KNS:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY KỸ NĂNG SỐNG

(Chuẩn bị trước khi hướng dẫn bài)

1. Mục tiêu của bài: gồm mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ cần đạt được sau khi học một chủ đề về Kĩ năng sống. (Thời gian: 90-120 phút)

2. Phương tiện: gồm những yêu cầu về tài liệu và thiết bị cần thiết cho mỗi chủ đề như: giấy A0, A4 màu, bút dạ, bảng, thẻ màu, máy chiếu được sử dụng trong bài học.

Lưu ý: Cần sử dụng những phương tiện sẵn có, rẻ tiền, dễ kiếm, phù hợp với điều kiện thực tế và có thể sử dụng lại cho các lần học sau.

Tài liệu:

- Các phiếu bài tập hoặc phiếu hoạt động

- Các bài tập tình huống

- Những tài liệu tham khảo, tài liệu đọc thêm,

3. Tiến hành hướng dẫn bài

2.1. Ôn bài cũ: Câu hỏi/trò chơi/câu đố để người học nhớ lại nội dung đã học lần trước (Hoạt động 1)

2.2. Giới thiệu những nội dung khái quát cơ bản mà các HS sẽ học trong bài (Hoạt động 2)

2.3. Dẫn dắt bài: Nêu tình huống bằng câu chuyện/Nêu vấn đề bằng câu hỏi để học sinh trải nghiệm vấn đề...(Hoạt động 3)

2.4. Tìm hiểu bài: Thảo luận nhóm/cặp đôi/Sắm vai/Động não để học viên phân tích về vấn đề nêu trên và hướng dẫn viên tóm tắt các ý chính sau hoạt động (Hoạt động 4)

2.5. Áp dụng thực hành của học sinh: Câu hỏi liên hệ cuộc sống/bài tập ghi lại việc áp dụng để Học viên liên hệ vào cuộc sống thực của mình về vấn đề nêu ra ở các hoạt động trên. (Hoạt động 5)

4 Tổng kết bài: Hướng dẫn viên tổng kết chốt lại những nội dung quan trọng cần nhắc nhở HS sau khi tham gia học một chủ đề và Kĩ năng sống (Hoạt động 6)

5. Đánh giá: Đánh giá cá nhân hoặc đánh giá nhóm về mức độ nhận thức, mức độ hứng thú của học sinh với buổi học. Cũng có thể là học sinh tự đánh giá một kĩ năng nào đó của mình. (Hoạt động 7)

3. Thực hành thiết kế kế hoạch hoạt động ngoại khóa theo hướng tăng cường GD KNS:

Chủ điểm: Mừng sinh nhật Bác.

a) Mục đích: Giúp các em hiểu sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ. Tự hào là cháu ngoan của Bác, các em phấn đấu rèn luyện, học tập tốt để trở thành Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, chủ nhân tương lai của đất nước.

Hình thành và rèn luyện cho học sinh mạnh dạn, thích giao tiếp, độc lập suy nghĩ, sáng tạo, đồng thời rèn luyện cho nhiều em khả năng tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể.

Tạo cho học sinh trong lớp không khí phấn khởi, tin tưởng "Vui mà học, học mà vui", làm cho các em luôn luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động của lớp.

b) Chuẩn bị:

  • Bảng di động
  • Phấn màu đỏ để ghi từ hàng dọc.
  • Phấn màu trắng để ghi chữ cái hàng ngang.
  • Ảnh chụp: Chân dung Bác, cảng Bến Nhà Rồng.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
9 25.164
0 Bình luận
Sắp xếp theo