Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN6

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN6 - Chăm sóc trẻ mầm non

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN6 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN6 là bài thu hoạch về công tác chăm sóc trẻ mầm non, từ khẩu phần ăn đến nhu cầu dinh dưỡng của trẻ... Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH14

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH2

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH37

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module MN6: Chăm sóc trẻ mầm non

Năm học: ..............

Họ và tên: ................................................................................................................

Đơn vị: ....................................................................................................................

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khẩu phần ăn và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mầm non

* Thế nào là khẩu phần ăn?

Khẩu phần ăn là tiêu chuẩn ăn của 1 người trong 1 ngày để đảm bảo nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

- Khẩu phần ăn cân đối và hợp lý cần đủ các điều kiện:

  • Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu cơ thể
  • Các chất dinh dưỡng đảm bảo tỉ lệ cân đối và hợp lý
  • Đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể

* Bạn hãy cho biết nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mầm non theo từng độ tuổi?

Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu năng lượng hằng ngày của trẻ theo độ tuổi như sau:

- Nhu cầu về năng lượng của trẻ:

Lứa tuổiNhu cầu theo cân nặng
(Calo/kg/ngày)
Nhu cầu đề nghị của Viện dinh dưỡng
(Calo/kg/ngày)
Nhu cầu cần đáp ứng của trường mầm non
(Calo/kg/ngày)
1 tuổi100-1151000700
1-3 tuổi1001300800 – 900
4-6 tuổi9016001000 - 1100

Nhu cầu năng lượng mà trường mầm non cần đáp ứng cho trẻ đạt khoảng 60-70% nhu cầu cả ngày.

* Bạn hãy cho biết tỉ lệ cân đối các chất trong khẩu phần ăn của trẻ?

- Cần đảm bảo tỉ lệ cân đối các chất trong khẩu phần ăn của trẻ:

+ Đảm bảo tỉ lệ cân đối và hợp lý năng lượng giữa các chất trong khẩu phần ăn của trẻ:

  • Năng lượng từ chất Đạm (protein): chiếm khoảng 12-15% khẩu phần ăn
  • Năng lượng từ chất Béo (Lipit): chiếm khoảng 15-20% khẩu phần ăn
  • Năng lượng từ chất Bột đường (Gluxit): chiếm khoảng 65-73% khẩu phần ăn

+ Đảm bảo cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể trẻ. Cân đối các chất dinh dưỡng, sinh tố và muối khoáng.

+ Khẩu phần cần đủ 4 nhóm thực phẩm:

  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất Đạm (protein): có nhiều trong thịt, cá, trứng, cua, tôm,...
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất Béo (Lipit): có nhiều trong mở động vật, bơ, dầu thực vật như: đậu phộng, mè, dầu gấc,..
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất Bột đường( Gluxit): có nhiều trong gạo, ngũ cốc, khoai,...
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều sinh tố và muối khoáng: có nhiều trong rau xanh, hoa quả

Việc sử dụng 4 nhóm thực phẩm trên cần có sự cân đối giữa thực phẩm có nguồn gốc thực vật và nguồn gốc động vật với tỉ lệ 50/50.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về việc tổ chức bữa ăn cho trẻ mầm non.

* Bạn hãy cho biết chế độ ăn và số bữa ăn của trẻ mầm non theo từng độ tuổi?

Chế độ ăn và số bữa ăn của trẻ mầm non theo từng độ tuổi:

- Trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi:

  • Dưới 4 tháng: Bú mẹ hoàn toàn theo nhu cầu. Nếu có điều kiện có thể kéo dài đến 6 tháng.
  • 5-6 tháng: Bú mẹ + 1-2 bữa bột loãng + 1-2L nước hoa quả
  • 7-8 tháng: Bú mẹ + 2 bữa bột đặc với nhiều loại thực phẩm + 2-3 bữa hoa quả nghiền
  • 9-12 tháng: Bú mẹ sáng, tối + 3-4 bữa bột đặc với nhiều thực phẩm xay nhỏ + 2-3 bữa hoa quả chín

- Trẻ 1 – 3 tuổi:

  • 13-24 tháng: ăn khoảng 5-6 bữa: Bú mẹ vào bữa phụ hoặc tối + 3 bữa cháo (Từ loãng đến đặc dần và chuyển sang cơm nát, cơm thường) + 2-3 bữa phụ bằng hoa quả hoặc sửa đậu nành, sửa bò (200ml)
  • 25-36 tháng: Ăn khoảng 4-5 bữa: 2 bữa chính và 1 bữa phụ ở trường + bữa phụ ở nhà (hoa quả, sửa, bánh,...)

- Trẻ 3 – 6 tuổi: trẻ ăn cơm thường. Chế độ ăn 4-5 bữa//ngày.

  • Ăn tại trường 1 bữa chính và 1 bữa phụ.
  • Ăn sáng và ăn phụ bữa chiều có thể là cháo, phở, mì, sửa (300ml),...
  • 2 bữa chính gồm: 2 chén nhỏ cơm + rau + thịt hoặc cá, trứng,... + hoa quả tráng miệng.
  • Trong ngày cho thêm 1 bữa sửa tươi (200-250ml).

* Bạn hãy cho biết giờ ăn của trẻ tại trường mầm non theo các độ tuổi và nhu cầu về nước của trẻ?

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
4 15.825
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo