Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN10

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN10 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN10 là bài thu hoạch về tư vấn về chăm sóc giáo dục mầm non. Mời các bạn tham khảo.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN10: Tư vấn về chăm sóc giáo dục mầm non

MODULE 10: TƯ VẤN VỀ CHĂM SÓC, GIÁO DỤC MẦM NON

NỘI DUNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ.

* Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của giáo dục gia đình đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.

Câu hỏi : Ưu thế của giáo dục gia đình là gì?

Trả lời:

- Gia đình là môi trường đầu tiên trẻ được tiếp xúc, học hỏi và là nơi để lại dấu ấn lâu nhất của con người. Giáo dục gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.

+ Ưu thế của giáo dục gia đình:

- Trẻ được chăm sóc dạy dỗ bằng tình thương yêu ruột thịt của các thành viên trong gia đình.

- Người lớn giao lưu trực tiếp và thường xuyên với trẻ trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

- Trong gia đình trẻ học được cách ứng xử đa dạng và tự nhiên: mỗi người có đặc điểm riêng trong cách nói, cách ăn mặc, cách ứng xữ với trẻ, với người khác..., nhưng mọi người đều rất mực thương yêu trẻ.

- Các đồ dùng trong gia đình cũng rất thiết thực với cuộc sống của trẻ và đa dạng về chủng loại, màu sắc, công dụng. Đây là môi trường vật chất rất tốt cho trẻ tìm tòi, khám phá và đòi hỏi.

Kết luận: Giáo dục trẻ trong gia đình mang tính tích hợp cao.

* Hoạt động 2:Tìm hiểu về điều kiện gia đình cần có để chăm sóc và giáo dục trẻ tốt.

Câu hỏi: Muốn có đứa con ngoan, gia đình phải có những điều kiện gì?

Trả lời: Điều kiện gia đình cần có để chăm sóc và giáo dục trẻ tốt:

- Các thành viên trong gia đình phải thực sự thương yêu và đối xữ công bằng đối với trẻ: Trẻ phải được gia đình mong đợi, chấp nhận và yêu quý đối xữ công bằng.

- Gia đình êm ấm hòa thuận. có nếp sống tiến bộ, có văn hóa, các thành viên trong gia đình luôn phải là tấm gương tốt cho trẻ noi theo.

- Các thành viên trong gia đình phải có những tri thức về khoa học nuôi dạy trẻ và phải dành thời gian chơi với trẻ, dạy trẻ.

- Vai trò của cha mẹ vô cùng quan trọng, nếu cha nẹ không biết cách ăn ở sẽ nảy sinh nhiều vấn đề, trong đó mâu thuẫn thường xãy ra trong việc nuôi dạy con hằng ngày,…

* Hoạt động 3: Một số văn bản của Chính phủ có liên quan đến công tác tư vấn, phổ biến kiến thức cho các cha mẹ.

Câu hỏi: Bạn đã biết những văn bản của Chính phủ có liên quan đến việc tư vấn về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Hãy tự liệt kê ra những văn bản đó? Tại sao Chính phủ lại quan tâm đến công tác tư vấn, phối hợp với gia đình và xã hội để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho các cha mẹ có con dưới 6 tuổi?

Trả lời: Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự phát triển của mỗi đứa trẻ, do vậy, Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản nhằm thúc đẩy xã hội hỗ trợ gia đình thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ ngay từ nhỏ. Sau đây là một số văn bản cụ thể:

- Điều 93, Luật giáo dục 2005 khẳng định “ Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục”

- Chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo giai đoạn 2001- 2010 đã nhấn mạnh một trong những mục tiêu phát triển giáo dục mầm non là “ Tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ cho các gia đình”

- Quyết định số 60/2011/QĐ - TTg của thủ tướng Chính phủ đã nêu nhiệm vụ phát triển GDMN: “ Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư phát triển GDMN.., tăng cường phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình...”

- Ngày 23/6/2006 “ Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp GDMN. Một trong những mục tiêu cụ thể của đề án là: “ Tăng tỉ lệ cha mẹ có con ở lứa tuổi mầm non được cung cấp và áp dụng kiến thức, kĩ năng cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đạt 70% vào năm 2010 và 90% vào năm 2015”. Đề án đã đưa ra 7 nhiệm vụ và giải pháp phát triển GDMN, trong đó “ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non trong xã hội” là một giải pháp quan trọng.

- Ngày 28/3/2008, Bộ GD&ĐT có quyết định số 11/2008/QĐ- BGD&ĐT về việc ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, làm cầu nối giữa cha mẹ trẻ với nhà trường, hỗ trợ nhà trường trong việc vận động phụ huynh tham gia thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Ngày 7/4/2008, Bộ GD&ĐT có quyết định số 14/2008/QĐ- BGD&ĐT về việc ban hành Điều lệ Trường mầm non, tại Điều 46, chươngVII của Điều lệ nêu rỏ nhiệm vụ của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trong công tác phối hợp với gia đình và xã hội để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, trong đó có nhiệm vụ” tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng”

- Ngày 23/12/2008, Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị số 71/2008/CT- BGD&ĐT về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên, trong đó nêu rõ: “ Đối với các trường mầm non cần tập trung: trao đổi thông tin thường xuyên giữa nhà trường với gia đình: kết hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em: xữ lý kịp thời các vấn đề liên quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trong trường học”.

- Ngày 25/7/2009, Bộ GD&ĐT có Thông tư số 17/2009/TT- BGD&ĐT ban hành Chương trình GDMN, trong văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình nêu rõ việc phối hợp giữa cơ sở GDMN với gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ thực hiện Chương trình GDMN

- Ngày 9/2/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 239/QĐ- Ttg phên duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015, trong đó một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là “ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi trong nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực”

NỘI DUNG II: YÊU CẦU, NHIỆM VỤ TƯ VẤN VỀ CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON.

* Hoạt động 1: Khái niệm tư vấn

Câu hỏi: Hằng ngày, bạn vẫn thường nghe nói nhiều về từ “ tư vấn”. Vậy, thế nào là tư vấn? bạn hãy đưa ra khái niệm theo cách hiểu của bạn và lấy ví dụ minh họa.

Trả lời: Tư vấn là tiến hành tương tác giũa người tư vấn và người được tư vấn, trong đó người tư vấn sử dụng kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp của mình giúp người được tư vấn thấu hiểu và giải quyết tốt vấn đề đang quan tâm. Có thể tóm tắt khái niệm tư vấn bằng 4 chữ T: Tiến hành, Tương tác, Thấu hiểu, Tự giải quyết.

- Tiến hành: Tư vấn cần một khoảng thời gian tương đối dài, có thể không phải chỉ gặp gỡ một lần, mà có khi rất nhiều lần mới có kết quả rõ rệt. Tư vấn là tiến trình bởi nó là một hoạt động có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc.

- Tương tác: Tư vấn không phải là người cán bộ khuyên bảo người được tư vấn phải làm gì, mà đó là cuộc trao đổi hai chiều.

- Thấu hiểu: Tư vấn giúp người được tư vấn nhận ra mình là ai, đang ở trong hoàn cảnh nào, có thể mạnh, điểm yếu nào, đã sử dụng những biện pháp nào cho tình huống của mình, tại sao chưa có kết quả, những cái được và cái mất khi sử dụng một biện pháp giải quyết nào đó.

- Tự giải quyết: Tư vấn không quyết định thay. Trên cơ sở thấu hiểu hoàn cảnh của mình, người được tư vấn phải cân nhắc, lựa chọn biện pháo nào phù hợp nhất cho bản thân mình.

Ví dụ:

* Hoạt động 2: Mục đích tư vấn

Câu hỏi: Bạn hãy nêu mục đích của mỗi cuộc tư vấn nhằm đạt tới mục đích gì

Trả lời: Mọi hình thức tư vấn cần đạt được mục đích sau:

- Xây dựng và phát triển lòng tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa người tư vấn và người được tư vấn.

- Người được tư vấn được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn hoàn cảnh của bản thân.

- Người được tư vấn nhờ sự giúp đỡ của nhà tư vấn mà lựa chọn được cách giải quyêt phù hợp, hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể của bản thân.

* Hoạt động 3: Khái niệm tư vấn về chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non

Câu hỏi: Muốn hiểu rõ và đầy đủ khái niệm tư vấn về chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, bạn hãy làm rõ nội dung khái niệm “ chăm sóc, giáo dục” về các khía cạnh sau:

Trả lời:

+ Chăm sóc:

* Chăm sóc : Là thực hành của các thành viên trong gi đình và xã hội nhằm đảm bảo sự sống còn, tăng trưởng và phát triển của trẻ. Chăm sóc trẻ bao gồm chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe tại nhà.

* Chăm sóc dinh dưỡng

- Cách thức gia đình chuẩn bị thức ăn

- Bảo quản thức ăn

- Vệ sinh thức ăn

* Chăm sóc vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường

- Cách thực hành vệ sinh cá nhân

- Các thực hành vệ sinh hộ gia đình

- Có đủ và sử dụng nguồn nước sạch

* Chăm sóc sức khỏe tại nhà

- Chăm sóc trẻ ốm tại nhà

- Sử dụng các dịch vụ y tế.

- Gia đình biết bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật và tai nạn

+ Giáo dục:

- Quan tâm tới các giai đoạn và dấu hiệu phát triển của trẻ. Các tác động giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện.

- Cách giáo dục trẻ có hiệu quả: yêu thương, gắn bó, gần gũi trong việc giáo dục.

- Khuyến khích sựu tự chủ, tính ham hiểu biết và ham học hỏi của trẻ.

- Ngăn ngừa và bảo vệ trẻ em an toàn.

- Chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng đi học ở trường tiểu học

+ Hiểu việc chăm sóc và giáo dục trẻ liên quan chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau.

- Hành động cho trẻ ăn một cách tích cực sẽ giúp trẻ ăn được nhiều hơn, phát triển ngôn ngữ và tình cảm cũng tốt hơn.

- Giao tiếp thân thiện với trẻ sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.

- Chăm sóc trẻ thơ có chất lượng có thể giúp trẻ tăng chỉ số thông minh

- Sự quan tâm, chăm sóc trẻ theo nhu cầu một cách ấm áp để giúp cho trí não của trẻ phát triển khỏe mạnh.

- Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến chức năng nhận thức: stress làm các khớp thần kinh không hoạt động và ảnh hưởng đến cấu trúc của trí não.

* Tư vấn về chăm sóc về giáo dục trẻ mầm non cho các bậc cha mẹ là quá trình tương tác giữa người tư vấn và người được tư vấn trong đó giáo viên mầm non sử dụng kiến thức, kĩ năng cơ bản về phát triển toàn diện của trẻ nhằm giúp các bậc cha mẹ biết cách nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục sự phát triển toàn diện cơ thể, tâm hồn và trí tuệ của trẻ thông qua những việc làm đơn giãn hằng ngày.

* Hoạt động 4: Mục đích của tư vấn về chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

Câu hỏi: Tư vấn về chăm sóc và giáo dục trẻ em mầm non cho các bậc cha mẹ nhằm đạt mục đích gì?

Trả lời: Mục đích của tư vấn về chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ:

Nhằm làm cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ của trẻ: được nâng cao kiến thức về khoa học chăm sóc, giáo dục trẻ cùng những kĩ năng áp dụng những kiến thức khoa học đã được tiếp thu vào thực tiễn. Tư vấn về chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ tốt sẽ tạo nên sự phối hợp đồng thuận giữa nhà trường và gia đình trong việc thực hiện mục tiêu chung, hình thành và phát triển những nét nhân cách đầu tiên hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời định hướng cho cha mẹ trong thực hiện giáo dục trẻ được tự tin hơn, chủ động và hiệu quả hơn.

* Hoạt động 5: Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của công tác tư vấn cho các bậc cha mẹ.

Câu hỏi: Bạn hãy liệt kê những thuận lợi và khó khăn của công tác tư vấn về chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non mà bạn đã gặp phải, hoặc bạn hình dung ra.

Trả lời:

+ Thuận lợi:

1/ Nhận thức của xã hội, gia đình về ảnh hưởng, tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự phát triển của trẻ ngày càng được nâng cao. Nhìn chung, cha mẹ ngày càng ý thức sâu sắc trách nhiệm trước những đòi hỏi thách thức ngày càng cao hơn của xã hội đối với chất lượng nguồn nhân lực, từ đó đòi hỏi sự chuẩn bị từng bước của cha mẹ đối với sự phát triển toàn diện của trẻ ngay từ những năm đầu tiên của cuộc sống.

2/ Công tác tư vấn nuôi dạy trẻ cho các gia đình được tăng cường, mở rộng, tiếp cận với nhiều thành tựu mới trong khoa học giáo dục.

3/ Cha mẹ dễ có những điều kiện thuân lợi hơn để tiếp cận với những phương tiện hiên đại, góp phần nâng cao trách nhiệm, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở gia đình: các phương tiện thông tin đại chúng, các nguồn sách báo, tài liệu hướng dẫn nuôi dạy trẻ.

4/ Sự phát triển nhanh chống của khoa học kĩ thuật nói chung, phương tiện thông tin nói riêng đã góp phần ảnh hưởng quan trọng đến sự lan tỏa, chia sẻ nhanh, rộng những thông tin, tạo cơ hội để các thành viên gia đình có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giáo dục trẻ không chỉ ở phạm vi trong mà cả ở ngoài nước.

+ Khó khăn:

1/ Một số cha mẹ chưa có nhận thức đúng về vai trò ý nghĩa sự phát triển của trẻ tuổi mầm non trong quá trình phát triển cá nhân. Trong thực tế, một số bậc phụ huynh chưa hiểu rõ vai trò đặc biệt quan trọng của gia đình trong sự phát triển của con em mình và cho rằng việc nuôi dạy trẻ tuổi mầm non có phần đơn giản: “ Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, “ khắc nuôi, khắc lớn” hoặc “ cha mẹ sinh con trời sinh tính”...

2/ Cha mẹ chưa có đủ thời gian chăm sóc - giáo dục trẻ ở gia đình. Trong giai đoạn hiện nay, nhiều gia đình phải dồn sức lực, tâm trí cho lao động kiến sống nên hạn chế thời gian nuôi dạy con, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng giáo dục trẻ ở gia đình

3/ Dưới tác động của cơ chế thị trường, nhận thức sai lệnh về giá trị xã hội, các thói quen sinh hoạt không khoa học, lối sống ít kĩ, ỷ lại hoặc sự kì vọng quá cao vào sự phát triển của trẻ... ở một số cha mẹ gây nên sự thiếu thống nhất giữa các thành viên trong gia đình về cách giáo dục trẻ.

4/ Tình trạng li hôn, li thân, sinh con không giá thú, các bà mẹ đơn thân sinh con...tăng lên trong những năm qua đòi hỏi sự vượt khó cao của cha mẹ trẻ, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục trẻ mầm non ở gia đình.

5/ Năng lực của người tư vấn hạn chế:

- Thiếu kiến thức, kinh nghiệm, thiếu tài nghệ và không thống nhất giữa nói và làm

- Đưa ra quá nhiều tin một lúc.

- Chỉ giảng giải mà không nghe phản hồi để điều chỉnh nội dụng.

- Không biết cách động viên mà lại chỉ trích phê phán.

* Hoạt động 6: Yêu cầu, nhiệm vụ của người tư vấn

Câu hỏi: Muốn trở thành người tư vấn tốt, người cán bộ tư vấn phải thực hiện những nhiệm vụ gì?

Trả lời: Yêu cầu, nhiệm vụ của người tư vấn

- Lắng nghe ý kiến của các bậc cha mẹ.

- Sử dụng các kĩ năng giao tiếp cụ thể để triển khai kinh nghiệm, trải nghiệm, cảm xúc, suy nghĩ và quan điểm của cha mẹ và tập hợp các thông tin đã được cha mẹ phản ánh.

- Thể hiện sự thông cảm, chia sẻ, thấu hiểu hoàn cảnh của từng gia đình, từng trẻ.

- Chú trọng những ưu điểm, thế mạnh của từng cha mẹ để xây dựng cho họ niềm tin vững chắc trong cuộc sống và trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Tư vấn viên phải là mô hình mẫu về thái độ truyền tin - giao tiếp.

- Các ví dụ từ cuộc sống hàng ngày nên được đưa ra trao đổi, chia sẻ, thể hiện và đánh giá, thử nghiệm thông qua các thao tác hành động: mở rộng kiến thức về những lí thuyết mới trong giáo dục trẻ, sự phát triển của trẻ...

- Khi trao đổi kinh nghiệm giữa các phụ huynh cần tạo khả năng đưa ra những viễn cảnh mới, sự phát triển tích cực của trẻ trong tương lai.

NỘI DUNG III: NỘI DUNG TƯ VẤN VỀ CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON

* Hoạt động 1: Nội dung kiến thức về khoa học chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non

Câu hỏi 1: Để giúp cha mẹ có được đứa con phát triển toàn diện, cần phải tư vấn cho cha mẹ những kiến thức gì về chăm sóc, giáo dục trẻ.

Trả lời: Cha mẹ cần được tư vấn các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non như sau:

Bao gồm các kiến thức về đặc điểm sinh lí, tâm lí của trẻ trong từng giai đoạn phát triển: mục tiêu, nội dung, hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ...

Cha mẹ cần có những kiến thức cơ bản về đặc điểm tâm lí lứa tuổi trẻ mầm non để:

- Đặt ra những quy định trong sinh hoạt hằng ngày hợp lí nhằm giúp:

+ Trẻ có động cơ tích cực hơn để thực hiện và duy trì quy định.

+ Trẻ và cha mẹ có thể có những mối quan hệ tích cực và sự hiểu biết nhau tốt hơn.

+ Phát triển mạnh hơn ở trẻ việc tự chú ý và sự tự tin.

+ Trẻ tự biết giữ kĩ luật hơn.

- Gắn những nhu cầu, nội dung giáo dục trẻ phù hợp với các giai đoạn phát triển ở trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, tình cảm, quan hệ xã hội... và những con đường có thể đạt được kết quả đặt ra

- Hiểu vai trò cha mẹ và gia đình trong giáo dục trẻ: có sự chuẩn bị tốt hơn và cùng các thành viên khác tham gia một cách tích cực vào việc giáo dục trẻ tại gia đình.

- Biết về chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi để biết được khả năng của trẻ, từ đó điều chỉnh tác động giáo dục và có tác động kích thích sự phát triển của trẻ, giúp phát triển tối đa tiềm năng của mỗi đứa trẻ.

- Theo dõi được sự phát triển của trẻ và đánh giá khách quan kết quả đạt được ở trẻ; đánh giá trẻ không chỉ hiện tại mà cả những đòi hỏi cần đạt được ở trẻ trong những độ tuổi cụ thể tiếp theo.

- Nhận ra những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

- Nguyên nhân của những kết quả/ tồn tại.

* Hoạt động 2: Nội dung về kỹ năng thực hiện việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non

Câu hỏi: Bạn hãy liệt kê các kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ mà bạn cho là cần thiết phải tư vấn cho các bậc cha mẹ

Trả lời:

- Kĩ năng chăm sóc: vệ sinh các nhân, an toàn, vệ sinh môi trường, ăn, ngũ...

- Kĩ năng giáo dục trẻ: Cách chơi với trẻ, cách trò chuyện, kể chuyện, giao tiếp với trẻ nhằm thúc đẩy phù hợp khả năng phát triển ngôn ngữ, nhận thức, xã hội của trẻ; cách xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ... trên cơ sở đó gia đình có tình yêu thương và trách nhiệm đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ giải quyết vấn đề. Cha mẹ cần học kĩ năng “ Lắng nghe tích cực”. Kĩ năng này sẽ giúp cha mẹ:

+ Thể hiện tình cảm, sự tôn trọng trẻ.

+ giúp trẻ bớt sợ hãi trong những tình huống nhất định.

+ Khơi dậy sự tin tưởng ở trẻ vào khả năng phối hợp cùng cha mẹ để giải quyết vấn đề.

+ Phát triển sự tự tin ở trẻ và khuyến khích trẻ đề xuất ý tưởng mới.

+ Cha mẹ tin vào khả năng của trẻ sẽ giải quyết được vấn đề đặt ra.

* Hoạt động 3: Nội dung về kỹ năng áp dụng kiến thức đã tiếp thu vào thực tiễn

Câu hỏi: Bạn đã từng tư vấn chăm sóc, giáo dục trẻ em cho các bậc cha mẹ. Để áp dụng những điều được bạn tư vấn vào thực tiễn công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em, các bậc cha mẹ cần phải đảm bảo thực hiện những yêu cầu gì?

Trả lời:

- Việc áp dụng tri thức đã tiếp thu vào thực tiễn mang lại giá trị thực của những tri thức, tạo nên sự thay đổi tích cực ở cả phụ huynh và trẻ theo mục đích giáo dục cần hướng tới. Tuy nhiên, đây là quá trình đòi hỏi sự nỗ lực đặc biệt, liên tục của các thành viên gia đình có liên quan tới việc giáo dục trẻ trong sự tương tác tích cực giữa gia đình và cơ sở giáo dục để có sự hỗ trợ, điều chỉnh, thay đổi các vấn đề liên quan tới giáo dục.

- Căn cứ vào thực tế cụ thể của từng gia đình, cha mẹ cần tạo điều kện, xây dựng môi trường giáo dục tại gia đình và tạo cơ hội được tự lập trong sinh hoạt và giúp đỡ người khác những việc phù hợp diễn ra hằng ngày.

- Cha mẹ cần được luyện và thử để có thể phát triển những hình thức, phương pháp giáo dục mới khác nhau gắn liền điều kiện sống cá nhân. Tuy nhiên, từ mong muốn lí thuyết đến kết quả thực tiễn vẫn luôn là một khoảng cách, luôn đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng với động cơ và ý định mong muốn thay đổi. Do đó, cần có sự hướng dẫn đi kèm khi cha mẹ thử, luyện để bổ sung, giúp đỡ kịp thời khi cần thiết.

- Các nội dung về kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ và việc áp dụng chúng vào quá trình nuôi dạy con có tác động qua lại, ảnh hưởng, bổ sung, thúc đẩy lẫn nhau, tạo nên cơ sở khoa học toàn diện, thống nhất trong quá trình tác động vào sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn. Điều đó có ảnh hưởng không chỉ tới hiện trạng mà còn ảnh hưởng tới xu hướng phát triển nhân cách của trẻ trong tương lai một hình ảnh về trẻ mà cha mẹ mong muốn hướng tới, đạt được. Trong thực tế, ba lĩnh vực nội dung tư vấn này được thực hiện một cách tích hợp, đan xen vào nhau, các nội dung bổ sung, hỗ trợ cho nhau.

Nội dung cơ bản cần tư vấn cho cha mẹ:

- Cung cấp những kiến thức về chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non:

- Hình thành và phát triển những kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Hướng dẫn các bậc cha mẹ áp dụng tốt phần lí thuyết tiếp thu vào thực tiễn chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày tại gia đình.

NỘI DUNG IV: HÌNH THỨC TƯ VẤN

* Hoạt động 1: Tìm hiểu các hình thức tư vấn chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non

Câu hỏi: Bạn hãy nêu bốn hình thức tư vấn cho cha mẹ đã áp dụng mà bạn cho là hiệu quả. Bạn hãy nêu điểm mạnh hoặc hạn chế của từng hình thức.

Trả lời:

+ Hình thức thứ nhất: Hình thức tư vấn với nhóm các bậc cha mẹ.

- Ưu điểm: Số lượng người dự ít, nên giao tiếp giữa người được tư vấn và người tư vấn diễn ra tự nhiên hơn, cở mở hơn, tạo không khí thân mật. Do có cùng nhu cầu, cùng điều kiện nên dễ dàng chọn các chuyên đề phù hợp, phát huy được tính chủ động của người dự. Địa điểm và thời gian dễ bố trí.

- Có tác dụng hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm và các kĩ năng, mọi người có cơ hội học tập lẫn nhau. Tạo cơ hội để các thành viên đều đóng góp sức lực của mình.

- Nhược điểm: Thời gian hoàn thành các nội dung giáo dục kéo dài, cần nhiều tư vấn viên và tư vấn viên phải có khả năng tổ chức, hướng dẫn. Tuy vậy hình thức này vẫn được tổ chức nhiều vì việc tổ chức đơn giản, gọn nhẹ.

+ Hình thức thứ hai: Hình thức tư vấn trực tiếp với cha mẹ.

- Ưu điểm: Khi gặp gỡ cha mẹ trẻ tại nhà hoặc tại trường mầm non khi đón trả trẻ, tư vấn viên có thể tranh thủ để chuyển tới cha mẹ một số thông tin cần thiết theo nhu cầu của họ, hình thức tư vấn trực tiếp với cha mẹ trẻ mang lại hiệu quả rất cao.

- Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian để tư vấn cho từng bậc cha mẹ, người tư vấn phải nắm rõ các nội dung để truyền đạt cho cha mẹ trẻ dể hiểu.

+ Hình thức thứ 3: Tư vấn qua phương tiện thông tin đại chúng

- Ưu điểm: Để cho cha mẹ trẻ xem các buổi tư vấn quay trực tiếp của các đài phát thanh, truyền hình địa phương và trung ương hoặc xem những kịch bản, những câu chuyện, những cuốn phim về cách chăm sóc, giáo dục trẻ. Hình thức này thu hút cha mẹ bởi hình ảnh đẹp, âm thanh hấp dẫn.

- Nhược điểm: Nhiều nơi không có phương tiện để thực hiện. Người nghe khó theo dõi được toàn bộ nội dung của chủ đề, sự tương tác giữa người tư vấn và người được tư vấn bị hạn chế.

+ Hình thứ thứ 4: Tổ chức liên hoan, hội thi về nuôi con khỏe, dạy con ngoan.

- Ưu điểm: Trong các cuộc liên hoan, hội thi kiến thức về chăm sóc, giáo dục trẻ thường có nhiều kịch bản, nhiều câu chuyện mang tính thực tế về chăm sóc, giáo dục trẻ được trình bày. Đây là cơ hội để cha mẹ xem và rút kinh nghiệm cho bản thân mình một cách tự nhiên.

- Nhược điểm: Sự tương tác giữa tư vấn viên và cha mẹ rất hạn chế.

NỘI DUNG V : PHƯƠNG PHÁP TƯ VẤN

* Hoạt động 1: Điều cần lưu ý trong phương pháp tư vấn

Câu hỏi 1: Bạn hãy đưa ra một số điều cần lưu ý trong phương pháp tư vấn cho các bậc cha mẹ mà bạn thấy cần thiết.Tại sao?

Trả lời:

- Mục tiêu, nội dung tư vấn tập trung vào chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 6 tuổi.

- Nên băt đầu từ vướng mắc của đối tượng.

- Tạo không khí thân thiện, thoải mái và tin cậy:

+ Đặt câu hỏi mở.

+ Sử dụng ngôn ngữ không lời mang tính khuyến khích (gật đầu, ánh mắt thân thiện, mỉm cười..).

+ Thông cảm chia sẻ.

+ Khuyến khích bà mẹ, tạo cho bà mẹ cảm giác được tôn trọng.

+ Tránh đưa ra câu hỏi xét đoán.

  • Lắng nghe để hiểu rõ vấn đề, hoàn cảnh của đối tượng.
  • Giúp đối tượng tự nhận ra vấn đề của mình,gợi ý, dẫn dắt đối tượng đề xuất các giải pháp khắc phục.
  • Đưa ra ví dụ có tính thuyết phục.
  • Quan tâm xem bà mẹ có hiểu và phản ứng như thế nào với điều được tư vấn.

Cách diễn đạt bằng lời.

  • Tạo không khí thân mật, gần gũi giữa người nói và người nghe.
  • Tìm hiểu xem các bậc cha mẹ đã biết và làm gì về vấn đề đó.
  • Bổ sung thêm và mô tả chính xác những điều mà họ còn thiếu, cần biết, cần làm.
  • Truyền đạt những thông tin chủ chốt và giải thích điểm lợi của hành vi mới.
  • Tìm ra các lí do cản trở các bậc cha mẹ thay đổi hành vi, tìm cách khắc phục.
  • Dùng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu.
  • Sử dụng những lời ứng đối và cử chỉ thân thiện để thể hiện sự quan tâm.
  • Phản ánh lại những gì cha mẹ nói.
  • Trong khi giải thích nên dùng ca dao, tục ngữ, nêu khinh nghiệm, các ví dụ từ cộng đồng.
  • Khuyến khích mọi người đặt câu hỏi bằng nhiều cách.
  • Kiểm tra lại xem mọi người đã hiểu chưa bằng cách đặt câu hỏi mở. Họ đã nghe và hiểu được những gì?
  • Động viên khuyến khích mọi người thực hiện và duy trì hành vi mới.
  • Giọng nói to, rõ, đủ nghe. Cần nhấn mạnh những ý chính, những chỗ cần thiết, biết dừng đúng chỗ.

Động tác

  • Tư thế thoải mái.
  • Tránh vừa nói, vừa đi, nói quay lưng lại người nghe.
  • Khi đứng nên dang 2 chân, 2 tay, không chỉ trỏ, trừ khi cần minh họa và cần thiết. Không làm động tác thừa (gãi đầu, sửa quần áo…)
  • Cách nhìn nên bao quát, không nhìn một chỗ lâu.
  • Nét mặt thay đổi cho thích hợp, luôn luôn tươi cười, tránh cau có, lạnh nhạt.
  • Cách ăn mặc: Chỉnh tề, đơn giản, phù hợp với đối tượng và phong tục tập quán của địa phương. Không cầu kì, dễ phân tán chú ý của người nghe.
  • Trong khi truyền đạt cần sử dụng giọng nói, động tác, nét mặt phù hợp để tạo không khí thân mật, gần gũi, cởi mở, gây được sự tin tưởng, lôi cuốn người nghe.

* Hoạt động 2: Một số phương pháp tư vấn theo chủ đề đã chọn.

Câu hỏi 2: Bạn hãy liệt kê các phương pháp tư vấn bạn đẫ sử dụng để tư vấn cho các bậc cha mẹ về một chủ đề nào đó và cách thực hiện nó?

Trả lời:

1.Phương pháp đàm thoại trực tiếp với nhóm cha/mẹ

+ Cách thực hiện:

  • Đặt câu hỏi/nêu vấn đề cho ngừơi tham gia suy nghĩ, huy động được sự hiểu biết, kinh nghiệm, tìm ra càng nhiều ý tưởng càng tốt.
  • Tất cả các ý tưởng và đề nghị của mọi người đều được trình bày và được chấp nhận (kể cả những điều trái ngược).
  • Sau khi nhóm kết thúc thảo luận, họ sẽ phải quyết định ý tưởng nào là tốt nhất.
  • Từng nhóm sẽ trình bày ý tưởng và đề nghị của nhóm trước lớp. Tư vấn viên tổng hợp, phân tích những ý tưởng và đề nghị của cha mẹ.
  • Bạn hãy đọc kĩ các đoạn hội thoại sau đây và cho nhận xét về từng trường hợp:

* Trường hợp 1:

Tư vấn viên: Cháo chị. Cháu Thanh khỏe chứ?

Bà mẹ: Vâng, cảm ơn chị!

Tư vấn viên: Chị có cho cháu bú không?

Bà mẹ: Không.

Tư vấn viên: Cháu có bú thường xuyên không?

Bà mẹ: Có.

Trường hợp 2

Tư vấn viên: Chào chị. Sức khỏe cháu Thanh thế nào ạ?

Bà mẹ: Cháu khỏe và rất đói.

Tư vấn viên: Ồ, thế chị cho cháu ăn như thế nào?

Bà mẹ: Cháu bú mẹ. Tôi chỉ phải cho cháu ăn một bữa bú chai vào buổi tối thôi.

Tư vấn viên: Điều gì làm chị quyết định như vậy?

Bà mẹ: Buổi tối cháu đòi ăn nhiều vì thế tôi nghĩ rằng tôi không có đủ sữa.

Tư vấn viên: Thế chị cho cháu bú chai những thứ gì?

Bà mẹ: Nước cháo với đường.

Trường hợp 3: (Sử dụng lời đáp và điệu bộ để biểu lộ sự quan tâm)

Tư vấn viên: Chào chị. Dạo này chị cho cháu bú thế nào?

Bà mẹ: Chào chị, tôi cho rằng tốt cả thôi.

Tư vấn viên: Hm,(gật đầu, mỉm cười).

Bà mẹ: À, hôm nọ tôi hơi lo vì cháu bị buồn nôn.

Tư vấn viên: Thế ạ! (Rướn lông mày lên, lộ vẻ quan tâm)

Bà mẹ: Tôi đang băn khoăn không biết tôi đã ăn thức ăn gì làm cho sữa của tôi không hợp với cháu.

Tư vấn viên: À! (gật đầu một cách thông cảm).Vậy chị đã ăn những thức ăn gì?

Bà mẹ: …………

* Bài tập:

- Sau khi nghiên cứu các tình huống, bạn hãy nhận xét từng trường hợp, rút ra những kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết trong việc tư vấn các kiến thức nuôi con. Bạn hãy đọc các nguyên tắc giúp mọi người thay đổi hành vi dưới đây và hãy tìm xem trong các trường hợp trên, các nguyên tắc đó đã được thể hiện như thế nào?

Sau đây là một số nguyên tắc mà người tư vấn cần chú ý để thựuc hiện tư vấn chăm sóc, giáo dục mầm non đạt hiệu quả:

+ Sáu nguyên tắc giúp mọi người thay đổi hành vi:

1.Tìm ra điều mọi người đã biết và làm tốt, động viên, khuyến khích mọi người làm theo những hành vi đó.

2.Cung cấp thông tin còn thiếu, mô tả chính xác điều mọi người phải làm.

3.Tìm ra lí do tại sao trước đây người ta không làm theo hành vi tốt,họ sẽ gặp phải khó khăn gì trong tương lai nếu họ làm theo những hành vi tốt này. Thảo luận, tìm ra biện pháp khắc phục.

4.Giải thích một cách rõ ràng về lợi ích của hành vi mới.

5.Giúp đỡ, động viên mọi người làm theo và duy trì hành vi mới

6.Cam kết của mọi người sẽ thực hiện các hành vi này trong tương lai.

2. Phương pháp kể chuyện

* Cách thực hiện:

  • Bạn có thể sáng tác ra các câu chuyện hoặc sưu tầm những mẫu chuyện có thực (hoặc được viết trên các sách/báo) và kể ch ongười khác nghe.
  • Mời một vài người bạn hoặc đại diện nhóm trình bày câu chuyện trước lớp, cả lớp lắng nghe và cho ý kiến nhận xét về câu chuyện, về những bài học hoặc thông điệp rút ra từ những câu chuyện đó.

Sau đây là câu chuyện “Chuyện một người mẹ” có thực trong cuộc sống được ghi lại, bạn hãy đọc và rút ra những điều bổ ích bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:

(1). Khi làm công việc hằng ngày của mình, bà mẹ thường làm gì với con của mình? Việc làm đó có lợi gì cho con? Hàng xóm có nhận xét gì về chị?

(2) Trong cuộc sông hằng ngày, bạn có quan sát được cách mẹ con thường nói chuyện như thế không? Quan điểm của bạn về việc làm đó? Câu chuyện này có thường xảy ra ở địa phương bạn không?

(3) Bạn có nhận xét gì về câu, từ được dùng trong câu chuyện?

Chuyện một người mẹ

Tôi sống ở Hà Giang và mất chồng khi con út của tôi chưa đầy một năm.Tôi sống một mình cùng với hai đứa con, bố mẹ tôi đã mất từ lâu. Chồng tôi mất đi khiến tôi thấy mình chẳng có ai để trò chuyện và đôi khi thấy rất cô đơn. Chính vì thế mà tôi luôn nói chuyện với bọn trẻ.

Khi làm các công việc hằng ngày của mình như giặt giũ, nấu các loại rau khác nhau, dọn dẹp nhà cửa, khi làm rẫy…,tôi đều giải thích cho con tôi đang làm gì.Và tôi cũng dừng lại đợi con trả lời. Ngay cả khi con tôi chỉ biết “ư,u,a,a” thì tôi bảo “đúng rồi ,mẹ biết con muốn nói gì rồi”. Hàng xóm nhà tôi nói rằng tôi bị hâm vì cứ đi nói chuyện với một đứa trẻ không biết gì.

Rồi mới đây , tôi đi họp xóm và cán bộ nói rằng chúng ta có thể giúp trẻ lớn và phát triển rất tốt khi thường xuyên nói với trẻ về những gì ta làm.Bạn có biết chị cán bộ đó nói gì không? Chị ấy bảo nói chuyện và nghe bọn trẻ nói là cách tốt nhất để chúng biết giao tiếp và những đứa bé như vậy thường tự tin và học hỏi tốt hơn.

Tôi chẳng hâm tí nào phải không?

3. Phương pháp xây dựng kịch bản

Cách thực hiện:

  • Kịch bản được trình diễn trước mọi người với thời gian đóng vai của mỗi tình huống kéo dài 5-7 phút.
  • Sau khi đóng vai mỗi tình huống kết thúc, mọi người sẽ thảo luận các hành động của mỗi nhân vật và các vấn đề đặt ra như:

+ Thực tế có xảy ra nhũng vấn đề như vậy không?

+ Điều đó có thể xảy ra ở gia đình, nhà trường hay cộng đồng không?

+ Vấn đề đó có thể xảy ra như thế nào? Ai có thể giải quyết?

+ Điều gì có thể xảy ra nếu nói cách khác hoặc làm việc khác?

+ Đưa ra các đề xuất để giải quyết vấn đề có hiệu quả hoặc bàn bạc những lời khuyên trong nhũng vấn đề khác nhau.

Bạn hãy đọc các kịch bản sau đây và rút ra điều gì khi cha mẹ mình diễn kịch bản này:

Các vai chính:

  • Bà mẹ 1 (Bà mẹ đeo nơ).
  • Bà mẹ 2 (Bà mẹ mặc váy hoa).
  • Cán bộ y tế.
  • Cô giáo mầm non.
  • Các vai khác.

Cảnh 1: Bà mẹ 1 (Bà mẹ đeo nơ) đi ra sân khấu vừa đi vừa hát: Là la la hãy nín nín đi con ... con ngoan, con ngủ, ngủ ngon nhé… (tay xoa bụng).

  • Thưa bà con tôi có thai lần này là lần thứ ba rồi, nhưng tôi không bao giờ đi tiêm phòng, nghe nói tiêm đau lắm.
  • Ấy, ấy cái chị kia (vẫy tay), chắc lại đi tiêm phải không, chắc là đau lắm…(vào sân khấu).

Cảnh 2: Bà mẹ 2 (Bà mẹ mặc váy hoa) đến trạm y tế khám, cán bộ y tế khám thai cho chị, hỏi han và tư vấn cho bà mẹ.

Cảnh 3: Hai bà mẹ gặp nhau ở cạnh trạm y tế, hỏi han về việc có thai, cahưm sóc thai. Hai bà mẹ có ý kiến khác nhau về việc chăm soc thai nghén, bà mẹ 2 cố thuyết phục bà mẹ 1 đến trạm khám thai tiêm phòng, nhưng bà mẹ 1 còn chần chừ chưa nghe. Đúng lúc đó có một cô giáo mầm non đi dến trạm y tế (để bàn với trạm chuẩn bị cho các cháu mầm non tiêm phòng tuần tới), gặp hai bà mẹ, qua hỏi han được biết bà mẹ 1 không thống nhất ý kiến với bà mẹ 2 về việc khám thai tại trạm y tế và tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ mang thai. Chị thuyết phục bà mẹ 1 nên đi khám và tiêm phòng uốn ván tại trạm y tế. Trong lúc cả ba người đang chuyện trò thì bà mẹ 1 đột nhiên đau bụng.

Cảnh 4: Cả hai người đỡ bà mẹ 1 vào trạm y tế, sau khi khám cán bộ y tế phát hiện ra thai ngược và chuyển bà mẹ 1 lên tuyến trên.

Cảnh 5: Một tháng sau hai bà mẹ đến trạm y tế để cảm ơn cán bộ y tế và tiêm phòng cho con họ đã gặp nhau tại đây. Bà mẹ 1 nói lên suy nghĩ lạc hậu của mình, hứa sẽ tuyên truyền cho mọi người nên đến trạm y tế khám thai để phát hiện ra các dấu hiệu bất thường và tiêm phòng uốn ván.

Trên đây là một số cảnh chính do một nhóm học viên thực hiện bài tập, tùy điều kiện thực tế có thể điều chỉnh lời thoại và cảnh phù hợp.

4. Phương pháp sử dụng tranh ảnh

Cách thực hiện:

  • Tranh ảnh được cắt từ báo chí, tờ rơi, áp phích hoặc các nguồn khác.
  • Đặt hoặc treo tranh ảnh ở vị trí thuận tiện để cả nhóm có thể dễ dàng nhìn thấy.

Mỗi thành viên (hoặc nhóm) phải có thời gian quan sát bức tranh hoặc ảnh chụp trước khi bắt đầu thảo luận.

Bạn hãy trả lời câu hỏi theo trình tự sau:

+ Điều gì đang xảy ra trong bức tranh (ảnh) này?

+ Điều này có xảy ra trong cộng đồng chúng ta không?

+ Phải làm gì để phát huy hoặc ngăn chặn chúng?

5. Phương pháp thực hành

Cách thực hiện:

  • Thực hành có thể thực hiện tại lớp mẫu giáo hay ở thực địa.
  • Có thể tổ chức dưới dạng trò chơi.

Trong quá trình thực hành các thành viên phải quan sát, ghi chép những việc làm của bạn mình, bổ sung những việc làm còn thiếu.

Khi tổng kết thực hành, tư vấn viên tóm tắt các ý kiến đóng góp của những người tham dự, phân tích những việc làm trong quá trình thực hành để rút kinh nghiệm.

NỘI DUNG VI: THỰC HÀNH TƯ VẤN

* Hoạt động 1: Nghiên cứu tiến trình của một buổi tư vấn và rút ra mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp tư vấn đã sử dụng.

Câu hỏi 1: Trẻ em cần gì để sống lớn lên, khoe mạnh, thông minh và tự tin?

Trả lời:

Trẻ cần cần được cung cấp dinh dưỡng: ăn, uống đầy đủ chất.

Trẻ cần được chăm sóc vệ sinh thân thể.

Trẻ được khám chữa bệnh khi cần.

Trẻ được trò chuyện, dạy dỗ, vui chơi, tiếp xúc với môi trường xung quanh…

Trẻ cần tránh sự sợ hãi, mất an toàn cả về thể chất và tinh thần…

Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Tư vấn viên chia bảng thành 2 cột, ghi kết quả trình bày của các nhóm về các nhu cầu của trẻ vào cột thứ nhất của bảng (Cột thứ hai sẽ dùng để ghi các thảo luận ở hoạt động 3- Đáp ứng những nhu cầu của trẻ).

Nhu cầu của trẻ

Người chăm sóc trẻ có thể làm để đáp ứng nhu cầu của trẻ

Ăn uống đầy đủ

Chơi đùa vui vẻ

Tư vấn viên chốt lại vấn đề: Dinh dưỡng (ăn uống), gắn bó (ôm ấp, vuốt ve, vỗ về), giao tiếp (trò chuyện, ngọt ngào, yêu thương), vui chơi, nhận thức, tiếp xúc, tìm hiểu với thế giới xung quanh, an toàn là những nhu cầu cơ bản cần thiết để đảm bảo cần thiết để đảm bảo cho bé sống, phát triển khỏe mạnh, vui vẻ, tự tin, thông minh và sáng tạo.

* Hoạt động 2: Thảo luận về cách đáp ứng những nhu cầu của trẻ em.

- Tư vấn viên treo 2 bức tranh đã chuẩn bị (1 trẻ khỏe mạnh, mập mạp, tươi cười; 1 trẻ ốm yếu, gầy còm, buồn bã). Dành khoảng 5 phút cho mọi người quan sát, sau đó nêu câu hỏi cho 3 nhóm thảo luận:

Câu hỏi 2: Anh/ chị thích con/ cháu của mình giống như em bé ở bức tranh nào?Vì sao?

Trả lời:

- Thích con/ cháu mình giống em bé khỏe mạnh, mập mạp, dễ thương, tươi vui, sau này lớn lên em sẽ có thể lực tốt, giao tiếp tốt, tự tin, tự lực, thông minh, học giỏi.

- Không thích con/ cháu mình giống em bé ốm yếu, buồn bã, có vẻ bị suy dinh dưỡng, rất vất vả khi nuôi em bé như thế này.

Câu hỏi 3: Vì sao em bé ở bức tranh đó lại tươi vui thế, còn em bé ở bức tranh kia lại buồn thế?

Trả lời:

- Em bé vui vì được ba mẹ nuôi dưỡng tốt, ăn uống đủ chất, được ba mẹ và những người thân yêu thương.

- Em bé buồn vì mệt mỏi, gầy gò, yếu đuối do không được ba mẹ nuôi dưỡng chu đáo.

Câu hỏi 4: Theo anh/chị, con/ cháu của chúng ta cần được chăm sóc bắt đầu từ khi nào? Chúng ta làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của trẻ?

Trả lời:

- Em bé cần được chăm sóc ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

- Em bé trong bụng mẹ được chăm sóc thông qua người me mang thai bằng cách tạo điều kiện cho người mẹ được ăn uống đầy đủ, được nghỉ ngơi, không lao động quá sức, thoải mái về tinh thần; gia đình hòa thuận…

- Em bé sau khi sinh cần được bú mẹ trong 4 - 6 tháng đầu, khi bé lớn hơn thì được ăn uống đủ cả về số lượng, chất lượng, sạch sẽ: ăn đủ bữa; thức ăn có thịt, hoặc cá, tôm, cua…; đậu phộng, mè, đậu nành; có rau xanh, hoa quả tươi…; Các bé được người chăm sóc trò chuyện âu yếm, yêu thương, ôm ấp, vỗ về, chơi với bé, cho bé chơi với bạn. Không nên hù dọa, rầy la bé, đảm bảo an toàn cho bé…

- Tư vấn viên đề nghị đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Tư vấn viên ghi kết quả thảo luận câu hỏi 2 (về cách đáp ứng nhu cầu của trẻ) vào cột thứ hai của bảng (ứng với từng nhu cẩu của trẻ đã được thảo luận và ghi lại ở hoạt động 1).

  • Tư vấn viên chốt lại vấn đề:
  • Chúng ta ai cũng mong rằng con /cháu mình lớn lên thành người khỏe mạnh \, vui vẻ, tự tin, thông minh và học tập tốt. Muốn vậy chúng ta cần phải dành cho bé sự nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất. Đặc biệt ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ, bé được chăm sóc thông qua người mẹ mang thai bằng cách tạo điều kiện để người mẹ được ăn uống ,được nghỉ ngơi đầy đủ, được mọi người trong gia đình quan tâm, được sống trong bầu không khí hòa thuận, vui tươi và hạnh phúc.

Câu hỏi 5: Trong nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, nếu ta không đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng của bé: Không cho bé ăn uống đầy đủ chất và số lượng hoặc không đáp ứng nhu cầu gắn bó, giao tiếp(trò chuyện, yêu thương, ngọt ngào)thì điều gì sẽ sảy ra ?

Trả lời:

Nếu nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ không được đáp ứng thì trẻ sẽ ốm yếu, suy dinh dưỡng…, làm cho trẻ mệt mỏi , không năng động , hoạt bát tìm tòi khám phá môi trường xung quanh, ảnh hưởng sự phát triển về trí tuệ của trể, thiếu sự sáng tạo,tự tin, mạnh dạn.

Nếu người lớn không yêu thương, không gắn bó với bé ,hay rầy la bé thì bé sẽ cảm thấy cô đơn như bị bỏ rơi,thiếu an toàn,ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tình cảm, ngôn ngữ,sự hiểu biết của bé;bé sẽ trở nên rụt rè, thiếu tự tin, hoặc trở nên hung dữ,bạo lực.

Tư vấn viên mời hai người trình bày ý kiến của mình, sau đó chốt lại:

Các nhu cầu của trẻ có mối liên quan mật thiết với nhau không thể tách rời.Nếu chỉ đáp ứng một nhu cầu hay chỉ bỏ sót một nhu cầu của trẻ thì trẻ sẽ không phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

Câu hỏi:

1. Mục đích của buổi tư vấn là gì?

2. Bạn cần chuẩn bị cho buổi tư vấn này như thế nào?

3. Nội dung muốn chuyển tải đén cha mẹ trong buổi tư vấn hôm nay là gì?

4. Phương pháp đã dùng trong buổi tư vấn nay là gì?

5. Hình thức tư vấn đã được sử dụng là gì?

NỘI DUNG VII: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TÀI LIỆU,SẢN PHẨM TƯ VẤN VỂ CHĂM SÓC , GIÁO DỤC TRẺ EM MẦM NON (TIẾT2)

Câu hỏi 1: Theo bạn khi xây dựng tài liệu để tư vấn chăm sóc ,giáo dục trẻ mầm non bạn cần cản cứ vào điều gì?Tại sao?Bạn hãy lấy ví dụ thực tế minh họa?

Trả lời:

Cơ sở xây dựng để tư vấn cho các bậc cha mẹ có con lứa tuổi mầm non:

- Trình độ học vấn, nhận thức của cha mẹ còn thấp, có người còn mù chữ.

- Hiểu biết về nội dung chăm sóc giáo dục trẻ hạn chế.

- Kiến thức về giáo dục ít hơn về chăm sóc.

- Không đồng đều giữa các vùng.

- Hành vi về chăm sóc giáo dục còn nhiều lệch lạc:

+Hầu như trong chăm sóc, giáo dục con, cha mẹ thường dùng phương pháp đánh con.

+Vệ sinh môi trường,cá nhân kém.

+ Phòng bệnh cho trẻ kém.

+ Một số vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh, các bà mẹ thường sinh tại nhà,đẻ nhiều.

- Thói quen tiếp cận thông tin chủ yếu thông qua truyền miệng.

- Các yếu tố khách quan khác:

- Điều kiện kinh tế khó khăn.

- Phong tục lạc hậu.

- Các dịch vụ chăm sóc giáo dục thiếu.

Câu hỏi:

Bạn hãy chọn ra 4 tài liệu mà bạn đã tư vấn cho các bậc cha mẹ và bạn thử kiếm lại xem tài liệu đó có đáp ứng được các tiêu chí sau hay không?. Tiêu chí nào thường bị bỏ qua hoặc không dấp ứng?.

Trả lời:

- Một số tiêu chí của các tài liệu dùng để tư vấn:

- Miêu tả một cách sinh động sự kì diệu, ngọt ngào và tinh nghịch cuả trẻ thơ. Không phụ thuộc vào trình độ học vấn

- Đơn giản, dễ hiểu, không nghi thức, rõ ràng thực tế. Cố gắng người mù chữ hoặc biết chữ đều có thể hiểu được.

- Xây dựng được lòng tự tin ,tự trọng của mỗi trẻ hoặc của cha mẹ trẻ.

- Có tính hòa nhập đối với tất cả trẻ em và người lớn. Không định kiến giới, khả năng, dân tộc,lứa tuổi, màu da, hình thức bên ngoài, hoàn cảnh gia đình. Hãy cổ động cho tính đa dạng.

- Phản ánh sự chăm sóc, giáo dục trẻ và quan tâm đến tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ.

- Chỉ làm mẫu những hành động lời nói tích cực. Đề cập đến “các thực hành tích cực”- những thành viên trong cộng đồng có vai trò tích cực trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Sử dụng kinh nghiệm ngôi thứ nhất “tôi”, “chúng ta”- liên hệ kinh nghiệm của bản thân.

- Nội dung tài liệu truyền thông cần thể hiện:

+ Cái gì/ vấn đề gì?

+ Tại sao cần?

+ Thực hiện như thế nào/ cách thực hiện?

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 9.425
0 Bình luận
Sắp xếp theo