Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 19

Hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 19 theo quy định Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT về chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch có chủ đề tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em lứa tuổi mầm non.

STTNội dung
Bài thu hoạch BDTX module GVMN 19 số 1Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Bài thu hoạch BDTX module GVMN 19 số 2Giáo dục kĩ năng sống: ý nghĩa, hoạt động, ví dụ thực tế
Bài thu hoạch BDTX module GVMN 19 số 3Cơ sở lý luận và tổ chức hoạt động của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em
Kế hoạch module GVMN 19Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống nhằm mục đích cho trẻ được dạy cách giao tiếp, ứng xử lịch sự, văn minh

1. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 19 số 1

Kỹ năng sống như­­ những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy, cần dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi hay ngay từ khi còn thơ bé nhằm giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra.

Trẻ có thể hoà nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đó học hỏi và làm giàu có thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng của bản thân.

Nếu thiếu các kĩ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc trang bị những phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non phù hợp sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng.

Để thiết lập kĩ năng về bất cứ một hành động nào, con người đều cần luyện tập theo một quy trình và trẻ em cũng vậy. Ba bước cơ bản nhất về quy trình tạo lập một kỹ năng cho trẻ như sau:

  • Tạo cho trẻ kiến thức về hành động: trẻ cần biết được mục đích, đối tượng, cách thức, điều kiện hành động
  • Hướng dẫn trẻ (gợi ý, làm mẫu) từ những người có kiến thức và kĩ năng cao hơn, bên cạnh đó thúc đẩy trẻ phải tích cực tham gia học hỏi, quan sát, làm thử…
  • Tạo điều kiện để trẻ vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và những kỹ năng, kỹ xảo đã có vào thực hành luyện tập để hình thành kỹ năng và sử dụng kỹ năng một cách linh hoạt trong những điều kiện khác nhau.

Các phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Như vậy, để hành động trở thành kỹ năng cần trải qua một quá trình. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải gắn với các việc làm, tình huống cụ thể: trẻ được quan sát người khác làm, trẻ được tự thực hiện để trải nghiệm.

Sự trải nghiệm nhiều lần sẽ giúp trẻ nhận thấy ý nghĩa thiết thực của việc làm, từ đó trẻ sẽ chủ động vận dụng các kĩ năng cần thiết vào từng tình huống cụ thể trong cuộc sống. Hàng ngày, chúng ta có thể thông qua nhiều hình thức, các phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non khác nhau:

  • Thông qua hoạt động vui chơi: vui chơi là hoạt động tạo cho trẻ nhiều hứng thú và cũng cho trẻ cơ hội được vận dụng nhiều kiến thức kĩ năng khác nhau vào giải quyết nhiệm vụ chơi. Trẻ được thử nghiệm nhiều vai trò khác nhau qua các vai chơi, được phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, học hỏi và hợp tác với các bạn cùng chơi… ví dụ trong trò chơi gia đình trẻ phải điều hoà các mối quan hệ với 2 vai trò khác nhau: mối quan hệ với bạn cùng chơi (quan hệ thật) và quan hệ với các nhân vật trong trò chơi (quan hệ giả). Để trò chơi phát triển mỗi đứa trẻ đều phải cùng cố gắng hoàn thành tốt vai trò của mình đồng thời phải biết chia sẻ, hợp tác với các bạn khác.
  • Thông qua sinh hoạt hàng ngày: sinh hoạt hàng ngày của trẻ đa phần là những hoạt động lặp đi lặp lại vì vậy trẻ được rèn luyện nhiều và thực hiện các công việc đó một cách dễ dàng vì đã thành nếp sinh hoạt. Ngoài ra, trong sinh hoạt trẻ cũng gặp phải những vấn đề mới nảy sinh – đó chính là cơ hội quý để hình thành những kĩ năng sống mới.
  • Thông qua xem phim, nghe kể truyện: nội dung các bộ phim, câu chuyện phù hợp sẽ là gợi ý cho trẻ về cách cư xử đúng, cách giải quyết vấn đề hiệu quả.
  • Thông qua hoạt động sáng tạo: Với trò chơi đóng vai, trẻ “nhập vai” và giải quyết tình huống giả định, giúp trẻ tập các kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, thú vị. Ví dụ: đi siêu thị mà bị lạc thì trẻ làm gì?, làm hỏng đồ chơi của bạn trẻ sẽ làm thế nào?…

Như vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Mỗi trẻ có những yếu tố cá nhân khác nhau và sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội cũng như hoàn cảnh sống, môi trường trải nghiệm khác nhau nên nhà giáo dục cần có những hình thức, biện pháp linh hoạt, hợp lý và tận dụng các điều kiện để tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tự trải nghiệm.

Với kĩ năng sống phong phú trẻ sẽ biết cách khai thác kiến thức từ cuộc sống xung quanh, tạo lập các mối quan hệ với tự nhiên và con người để sống an toàn, hòa bình và phát triển.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 19
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 19

2. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 19 số 2

1. Ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng sống

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ đang được ngành giáo dục triển khai và thực hiện khá tốt trong trường mầm non.

Tùy theo lứa tuổi, các cháu sẽ được bắt đầu làm quen với các kỹ năng như giao tiếp, thích nghi, khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tạo niềm vui, tự bảo vệ mình, kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ năng tự quyết một số tình huống phù hợp với lứa tuổi.

Những bài học với những yêu cầu khác nhau sẽ được các cô giáo thực hiện ở từng lứa tuổi để các cháu có thể tiếp thu và thực hiện. Ví dụ ở lứa tuổi từ 3-4 tuổi, trẻ mẫu giáo sẽ được học các kỹ năng chào hỏi, lễ phép với người lớn, biết cám ơn và xin lỗi. Một số kỹ năng tự phục vụ như tự xúc ăn, tự uống nước, tự mặc áo quần và một số kỹ năng vệ sinh cá nhân đơn giản như rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Kỹ năng khám phá thế giới như nhận biết và cách gọi tên đồ dùng cá nhân, đồ dùng trong gia đình, cách nhận biết sự việc, các mối quan hệ gần gũi với trẻ trong cuộc sống.

Lớn lên thêm một chút, các cháu được học về kỹ năng bảo vệ mình như tránh xa các nơi nguy hiểm, bảo vệ môi trường, vệ sinh răng miệng, cơ thể, kỹ năng tự phục vụ mình như tự mặc quần áo, xếp áo quần và để đúng nơi qui định… Các kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết các tình huống đơn giản trong cuộc sống. Lý thuyết luôn đi đôi với thực hành thông qua nhiều hoạt động hỗ trợ được tổ chức theo một thời khóa biểu nhất định hàng tuần trong chương trình giáo dục, khiến cho trẻ cảm thấy hứng thú với bài học theo phương pháp học mà chơi, chơi mà học.

Những bài học từ trường mẫu giáo đã giúp trẻ phát triển đúng tâm sinh lý lứa tuổi, có sức khỏe tốt, tự tin, mạnh dạn để học tập và sống tích cực, phát huy tốt những khả năng và sở trường của mình.

Câu chuyện giữa chúng tôi và một số cháu 5 tuổi tại trường Mầm non Ánh Dương xung quanh những điều rất đơn giản về gia đình, trường học, về những thông tin và sở thích cá nhân của các cháu đã chứng tỏ điều cô giáo nói là sự thật. Nhiều cháu tỏ ra khá mạnh dạn giao tiếp với người lạ, hiểu và trả lời câu hỏi rất nhanh, đúng nội dung.

Kỹ năng sống là một yếu tố quan trọng điều khiển ý thức và hành vi của con người. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ mang lại cho các cháu rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa xã hội, giúp các cháu sớm có một cơ thể cường tráng, lành mạnh về trí tuệ cũng như thể lực, sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như cho cộng đồng.

Giáo dục 3 năm đầu đời có ý nghĩa cho cả cuộc đời. Giáo dục mầm non là những viên gạch đầu tiên có ý nghĩa hết sức quan trọng cho những năm tiếp theo và cả cuộc đời của bé.

2. Dạy kĩ năng sống gì cho trẻ?

Trong thực tế, ngay từ khi chào đời, trẻ đã học cách thích ứng với môi trường ở từng giai đoạn. Những kinh nghiệm và kích thích khác nhau tạo ra lộ trình mới trong não bộ – trí nhớ.

Từ khi trẻ có thể bước đi, nói chuyện và bắt đầu tương tác với môi trường của chúng, bạn có thể thiết lập để dạy cho trẻ những kĩ năng sau đây:

  • Vệ sinh
  • Công việc nhà
  • Tiền
  • Dịch vụ cộng đồng
  • Cam kết
  • Điều độ
  • Hậu quả của hành động
  • Suy nghĩ cho bản thân

Hãy phân chia thành những nhóm tuổi khác nhau để bạn có thể có được một ý tưởng vè những gì và khi nào là thích hợp cho con của bạn.

  • Trẻ trước tuổi đến lớp

Là những trẻ nằm trong độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi. Chúng có thể đi, nói chuyện và hiểu.

Bé này ở trong độ tuổi từ 2-4. Dưới đây là ví dụ về các kỹ năng để dạy trẻ trong độ tuổi này.

Vệ sinh: Bắt đầu dạy trẻ ngồi bô. Trong việc này, các bé gái thường dễ dạy bảo hơn bé trai. nhưng đừng từ bỏ. Thưởng cho trẻ ngay khi chúng làm được việc đó và tiếp tục tác động tới những gì chúng thiếu. Ngoài ra, dạy trẻ đánh răng và rủa tay của mình khi thích hợp.

Công việc nhà: Nếu trẻ có thể chơi với đồ chơi sau đó chúng có khả năng cất trở lại nơi thích hợp. Điều này không phải là giới hạn những đồ chơi. Chúng có thể đặt quần áo bẩn trong các giỏ đựng đồ khi chúng thay quần áo.

Điều độ: Thiết lập lịch trình cho việc xem truyền hình, chơi, ngủ trưa và vui chơi hàng ngày. Ngay cả nếu chúng muốn tiếp tục thêm một điều gì đó, hướng chúng sang việc làm khác để chúng biết phân chia thời gian của chúng trong suốt cả ngày. Điều này rất quan trọng khi trẻ đến tuổi đi học.

  • Trẻ mẫu giáo

Con của bạn đã sẵn sàng tới trường học. Chúng sẽ bắt đầu sử dụng các kĩ năng mà bạn đã dạy cho chúng cũng như học hỏi những cái mới từ các bạn cùng lớp và giáo viên. Với những tác động mới, sẽ là cơ hội tốt để trẻ củng cố những gì chúng đã được học ở nhà.

Vệ sinh: Trẻ em chơi với nhau và có thể dễ dàng truyền vi trùng. Xin hãy dạy trẻ rửa tay sạch sau khi hắt hơi, bằng cách sử dụng vòi rửa tại phòng tắm hoặc phòng chơi. Trẻ em cũng sẽ có nhận thức đầy đủ về các bộ phận trên cơ thể của chúng để học cách tự mặc đồ vào buổi sáng.

Công việc nhà: Khi trẻ đến trường, chúng cần phải chuẩn bị sẵn sàng những thứ cần thiết mỗi ngày. Một lần nữa dạy chúng đặt đồ vật ở nơi thích hợp: đồ chơi, món tráng miệng, quần áo và các vật dụng tương tự. Sử dụng biểu đồ thi đua với các ngôi sao để đánh dấu khi chúng đã hoàn thành một cái gì đó. Biến nó trở nên thật vui vẻ để khiến trẻ quan tâm tới việc giúp đỡ dọn dẹp nhà cửa.

Hậu quả: Trẻ ở độ tuổi này chỉ quan tâm đến mình. Khi bạn dạy chúng kĩ năng như chia sẻ hoặc dọn dẹp, hãy đưa ra những hình phạt nếu chúng không thực hiện công việc của mình. Trẻ có thể bị phạt vì nghịch ngợm khuya và buộc đi ngủ sớm. Kỷ luật dẫn đến một sự hiểu biết đúng và sai. Nếu chúng hành động không thích hợp, ngay lập tức chỉ ra vấn đề để chúng biết được hành vi dẫn đến việc bị kỷ luật.

3. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 19 số 3

1. Cơ sở lý luận của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em

Kỹ năng sống là tập hợp những hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức cuộc sống, hiểu các khác thì là khả năng tâm lý xã hội.

Giáo dục kỹ năng sống rất quan trọng và cần thiết đối với trẻ em bởi khi được rèn luyện từ nhỏ thì trẻ sẽ học hỏi và ghi nhớ sâu hơn, có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống xung quanh và phát triển bản thân tốt hơn.

Kỹ năng sống rất quan trọng trong cuộc sống bởi xã hội ngày càng hiện đại có những thay đổi về kinh tế, xã hội, văn hóa và cả lối sống, một mặt sự phát triển của xã hội hiện đại đã làm cho chất lượng cuộc sống tốt hơn nhưng đã nảy sinh những vấn đề mới mà trước đây con người chưa từng gặp, chưa trải nghiệm, chưa biết cách xử lý nên nếu có kỹ năng sống thì mỗi người sẽ có hướng giải quyết đúng đắn cho bản thân mình.

Trong giáo dục mầm non thì nhiệm vụ quan trọng nhất là giáo dục cho trẻ toàn diện về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ để hình thành nên nhân cách con người và chuẩn bị những tiền đề cần thiết để trẻ bước vào tiểu học tốt hơn. Cùng với đó việc giáo dục các kỹ năng sống có tác dụng nâng cao nhận thức, trang bị thái độ sống và hành vi tích cực, lành mạnh, nên việc giáo dục kỹ năng sống là một hình thức can thiệp sớm và có tích cực trong việc ngăn ngừa những hành vi lệch lạc của trẻ.

Ở độ tuổi khởi đầu này cần có việc giáo dục kỹ năng sống đúng đắn để trẻ hình thành nhân cách để phát triển toàn diện và bền vững hơn. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ đầu là chìa khóa thành công cho trẻ trong tương lai.

2. Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em

Để tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non thì cần đảm bảo những điều như sau:

- Giáo viên cần tự học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Việc tự tìm hiểu và học hỏi của giáo viên sẽ giúp cho việc giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ được thực tế hơn.

Tôi tự đặt câu hỏi cho mình về việc dạy kỹ năng sống là gì? Dạy như thế nào để hiệu quả? Đặc biệt quan tâm đến các kỹ năng như:

  • Kỹ năng sống tự tin;
  • Kỹ năng vệ sinh cá nhân;
  • Kỹ năng lao động tự phục vụ;
  • Kỹ năng giao tiếp;
  • Kỹ năng hợp tác;

- Thứ hai là xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ. Môi trường xung quanh sẽ là điều kiện để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tốt nhất. Ví dụ như việc trang trí các góc mở chi trẻ được trải nghiệm và tham gia hoạt động; góc mừng sinh nhật bé; tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ vào cuối chủ đề của lớp; sưu tầm những dụng cụ học tập để trẻ cùng khám phá, trải nghiệm,…

- Thứ ba là lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày cụ thể như:

  • Thông qua giờ đón và trả trẻ: Thời gian này dạy những kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giáo dục lễ giáo như cất giầy dép, ba lô, chào cô, chào bố mẹ.
  • Thông qua hoạt động học: Giáo dục bằng những câu chuyện mang tính giáo dục kỹ năng sống như Bông hoa cúc trắng, ba chú lớn con, tích chu,…
  • Thông qua hoạt động ngoài trời và tham gia dã ngoại: như thăm quan Lăng Bác Hồ, cung cấp cho trẻ biết những công ơn to lớn của Bác Hồ, giáo dục trẻ các biết ơn các anh hùng liệt sĩ, yêu thiên nhiên, không vứt rác,…
  • Thông qua hoạt động ăn chủ yếu: kỹ năng tự phục cụ như sắp bàn ăn, sắp ghế, lau bàn, tự thay quần áo, biết rửa tay sạch sẽ,…
  • Thông qua hoạt động vui chơi: như trò chơi bác sĩ, chăm sóc người ốm; trò chơi xây dựng lắp ráp giúp trẻ học được khả năng phối hợp, sáng tạo các công trình;…
  • Thông qua hoạt động chiều: lúc này phát triển nhiều kỹ năng như hoạt động vệ sinh, đi vệ sinh sạch sẽ.
  • Kỹ năng lao động chăm sóc vật nuôi, cây trồng: hoạt động này giúp trẻ hiểu được công sức chăm sóc môi trường xanh sạch đẹp và bảo vệ vật nuôi.

4. Kế hoạch Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống nhằm mục đích cho trẻ được dạy cách giao tiếp, ứng xử lịch sự, văn minh.

UBND HUYỆN ...........
TRƯỜNG MN ..................

Số: 98 KH/MNXD

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.................., ngày ... tháng ... năm 20...

KẾ HOẠCH
Thực hiện Chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống" cho trẻ
Năm học 2023 - 2024

Căn cứ vào KH số .../KH-MNXD ngày ... tháng ... năm 20... về kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường năm học 2023 -2024.

Căn cứ vào tình hình thực tế của trẻ năm học 2023 - 2024, Trường MN .................. xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Giáo dục kĩ năng sống” cho trẻ như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi.

- Được sự quan tâm chỉ giúp đỡ của Phòng Giáo dục trong công tác bồi dưỡng tập huấn chuyên môn về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non. Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên về thời gian, định hướng xây dựng kế hoạch chỉ đạo cũng như trang bị đầy đủ các tài liệu học tập bồi dưỡng cho giáo viên. Bên cạnh đó các nhóm lớp được nhà trường tạo diều kiện trang bị tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ.

- Việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn trong trường được thực hiện thường xuyên, có nề nếp, sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ theo định kì.

- Đa số giáo viên đã nắm được việc xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non để tổ chức tốt các hoạt động, có trách nhiệm cao, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng và tinh thần phấn đấu vươn lên. Đặc biệt rất tích cực tiếp thu kế hoạch, chương trình bồi dưỡng của nhà trường.

Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, tâm huyết với nghề và luôn đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Phụ huynh học sinh quan tâm và phối hợp tốt với nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất.

2. Khó khăn:

- Học sinh đa số được phụ huynh nuông chiều quá mức nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ.

- Một số phụ huynh chỉ quan tâm đến việc học văn hoá của con mà không quan tâm đến việc dạy các kỹ năng sống cho trẻ nên một số trẻ rất ương bướng và khó bảo.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Mục đích:

- Nhằm giúp giáo viên nắm biết cách tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.

- Giúp cho giáo viên có thêm kỹ năng trong việc tổ chức các hoạt động dạy trẻ kỹ năng sống linh hoạt, sáng tạo nhằm hình thành các nền nếp, thói quen cho trẻ. Có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc làm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động.

- Giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm xử lý một số tình huống sư phạm trong quá trình giáo dục trẻ, cách giao tiếp, trao đổi, tuyên truyền với phụ huynh để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

- Giúp trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân, các nền nếp thói quen trong sinh hoạt. Có kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên.
Hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua chính việc hình thành ý thức cho trẻ trong việc thực hiện các hành động trong giao tiếp cũng như trong việc bảo vệ chính bản thân trẻ.

2. Yêu cầu:

- Giáo viên biết phối hợp, tổ chức tốt các hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.

- Giáo viên biết chuẩn bị những dụng cụ, đồ dùng vệ sinh có sẵn trong lớp, chuẩn bị một số bài thơ, câu chuyện, tranh ảnh… để dạy trẻ thói quen nề nếp trong vệ sinh cá nhân, trẻ lớn hơn từng bước giáo dục tính tự lập, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tăng cường khâu vệ sinh cá nhân trẻ.

- Trẻ biết tôn trọng và thực các nền nếp theo quy định:

+ Kỹ năng tự phục vụ: vệ sinh cá nhân, gấp, sắp xếp đồ dùng cá nhân.

+ Vệ sinh môi trường (đồ dùng, đồ chơi ) trong và ngoài lớp.)

+ Trách nhiệm trực nhật: sắp xếp đồ dùng học tập, ăn, ngủ, chơi.

+ Tổ chức các hoạt động trong nhóm nhỏ (biết phân công, phối hợp, chia sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ nhau).

III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Tập trung chỉ đạo việc tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng giáo dục kỹ năng sống tại 100% nhóm lớp trong tổ, đánh giá về chất lượng giáo dục, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ giáo dục. Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên theo kế hoạch năm học. Tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi những kinh nghiệm về phương pháp tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ, trao đổi một số kinh nghiệm làm đồ dùng phục vụ hoạt động. Kinh nghiệm xử lý một số tình huống sư phạm trong quá trình giáo dục trẻ, cách giao tiếp, trao đổi thông tin với phụ huynh.

2. Chọn mỗi khối chọn 1 lớp làm điểm về triển khai thực hiện chuyên đề dạy kỹ năng sống: Môi trường hoạt động, cơ sở vật chất trang thiết , đồ dùng, nội dung phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động. Các lớp tích cực tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động giao lưu, chơi các trò chơi....

3. Xây dựng các nội dung tuyên truyền, làm tốt công tác tham mưu, phối hợp tốt với các bậc cha mẹ, các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc huy động các nguồn lực để hỗ trợ đầu tư mua sắm trang thiết bị, cải tạo môi trường và tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

4. Tổ chức bồi dưỡng về nội dung, phương pháp tổ chức dạy kỹ năng sống cho giáo viên trong nhà trường; Tổ chức dự giờ, tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống trong toàn trường. Tham mưu với PGD tổ chức bồi dưỡng chuyên đề GD kỹ năng sống cho CBGVNV.

2. Giáo viên các lớp xây dựng kế hoạch tổ chức GD kỹ năng sống theo nội dung phù hợp.

ThángND khối 3 tuổiND khối 4 tuổiND khối 5 tuổi
9/2023

+ Kỹ năng Rửa mặt

+ Kỹ năng lau miệng

+ Cách xúc miệng bằng nước muối

+ Cách đi- tháo dép có quai

+ Cách cởi - cài khuy áo

+Ai tự tin nhất

Bé rèn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng

Bé rèn kĩ năng bỏ rác đúng và đúng nơi quy định

Bé học kĩ năng chuẩn bị bàn ăn

- Kỹ năng chào hỏi

- Kỹ năng rửa tay bằng xà phòng

- Cách giao tiếp kết bạn

- Kỹ năng nghe và trả lời

10/2023

+ Ai đáng yêu hơn

+ Nhận diện cảm xúc

+ Lấy nước và uống nước

+ Cách bê ghế

+ Xếp hàng

+Bạn là ai?

+ Bé thích điều gì?

Bé rèn kỹ năng giới thiệu và làm quen

Bé học là người con hiếu thảo

Bé nhận biết hành vi phù hợp với giới và giới tính

Bé học là người con lịch sự

- Kỹ năng nói lời yêu thương

- Kỹ năng nghe điện thoại

- Kỹ năng chải, buộc tóc

- Cách ứng xử khi bị trêu trọc

11/2023

- Bỏ rác vào đâu?

-Bé nhận biết kỹ năng thể hiện tình cảm bằng cách ôm

+ Kỹ năng biết sắp xếp đồ dùng cá nhân

+ Kỹ năng lau khô tay

- Bạn vui hay buồn

Bé tập rèn kỹ năng nhận và đưa đồ bằng hai tay

Bé rèn kỹ năng cầm bút

Bé rèn kỹ năng cài khuy áo đúng cách

Bé học cách mời lịch sự

Bé rèn kỹ năng gọi người lớn khi cần giúp đỡ

Bé rèn kỹ năng mời cơm trong khi ăn

- Nhận thức hành vi đẹp

- Bé là người con lịch sự

- Kỹ năng thoát hiểm khi có hoả hoạn

- Kỹ năng nói với người lớn khi bị chảy máu

12/2023

+ Cách đi- tháo tất

+ Cởi và cất giầy dép

+ Kỹ năng đội mũ bảo hiểm

+ Kỹ năng thắt nơ

- Bé học cách ứng xử với đồ vật xung quanh

- Bé học cách động viên bản thân.

Bé học cách chào hỏi trong giao tiếp

Bé rèn kỹ năng quàng khăn

Bé rèn kỹ năng xin phép

Bé rèn kỹ năng cài khuy áo đúng cách

- Kỹ năng từ chối

- Kỹ năng bảo vệ vùng riêng tư

- Kỹ năng giải quyết bất đồng

- Bé nhận thức việc mặc áo ẩm vào mùa đông

01/2024

+ Cách rửa tay bằng dung dich khô

+ Hướng dẫn cách đeo khẩu trang

+ Cách cài khuy áo bằng khuy to- nhỏ

- Bé tập rèn KN mượn đồ chơi của bạn

- Bé tập rèn KN lịch sự khi nhà có khách

Bé đóng vai xử lý vấn đề

Bé rèn kỹ năng lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô

Bé rèn kỹ năng đeo găng tay

Bé rèn kỹ năng cắm hoa

Bé luyện tập kỹ năng trồng cây

- Kỹ năng sử dụng điện an toàn

- Kỹ năng buộc dây giầy nhanh

- Kỹ năng nhận biết thuốc uống

- Bé rèn nhận thức về lời hứa và sự trung thực

02/2024

+ Cách kéo khóa áo

+ Cách gấp, xếp quần áo

+ Cách mặc áo thun chui đầu

- Bé làm gì khi gặp người lạ

- Bé học cách động viên người khác

Bé học cách thuyết phục người khác

Bé rèn kĩ năng cảm thông và chia sẻ cùng mọi người

Bé rèn kỹ năng nhận biết không nhận quà, đồ ăn của người lạ

Bé rèn kỹ năng nhặt rau muống, rau ngót

- Kỹ năng hợp tác nhóm

- Kỹ năng giải quyết vấn đề

- Kỹ năng xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm

- Bé nhận thức và hành động để là người tự tin

3/2024

+ Cách chuyển nước bằng mút

+ Cách lau chùi nước bằng khăn

+ Cách rót khô bằng bình sứ có vòi

+ Bé học cách làm việc nhóm

Bé học cách lắng nghe các bạn

Bé học cách đưa ra ý kiến

Bé tập cách đi đứng tự nhiên và lịch sự

Bé rèn kỹ năng xử lý khi bị lạc

- Kỹ năng giao tiếp với người lạ

- Kỹ năng cài khoá, đóng cúc đúng cách

- Bé học cách tranh luận

4/2024

+ Cách rót ướt bằng bình có vòi

+ Cách gắp bông bằng gắp loại to

+ Cách luồn dây qua lỗ có khuyết tròn

+ KN Bé xếp ba lô cho một chuyến đi chơi

- Bé học cách ứng xử với người khác

Bé rèn kỹ năng sử dụng điện

Bé học kĩ năng vắt quần áo

Bé rèn kĩ năng cảm thông và chia sẻ cùng mọi người

Bé học cách hợp tác nhóm qua trò chơi

- Học cách baỏ về nguồn nước

- Cách ứng xử với hành vi xấu

- Kỹ năng khi ở nhà một mình

5/2024

+Tập quét rác trên khay,

+ Cách đan nong mốt

+ Kỹ năng cầm dao, kéo.

+ Bé học cách lắng nghe

+ Bé biết lắng nghe khi nói chuyện

Bé biết tổ chức một hoạt động nhóm

Bé nhận thức và thực hành hành vi đẹp trong lớp

Bé học cách thuyết phục người khác

- Kỹ năng thuyết trình

- Bé học kĩ năng giải quyết bất đồng

- Kỹ năng xử lý khi bị bắt cóc

- Bé giới thiệu 5- 10 câu về 1 chủ đề bất kì

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề "Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ" năm học 2023 - 2024. Yêu cầu CBGV trong nhà trường nghiêm túc triển khai thực hiện./.

Nơi nhận:

- BGH nhà trường;

- Tổ chuyên môn;

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG



........................

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
15 35.607
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo