Thầy/cô liệt kê các thiết bị công nghệ đã sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn Toán

Thầy/cô liệt kê các thiết bị công nghệ đã sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn Toán? Đây là câu hỏi giáo viên phải hoàn thành khi học tập và tập huấn Mô đun 9: “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học/THCS/THPT”. Dưới đây là các thiết bị công nghệ mà Hoatieu.vn sưu tầm được và chia sẻ miễn phí tới các thầy cô, mời các bạn tham khảo.

1. Thầy/cô liệt kê các thiết bị công nghệ đã sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn Toán

Trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn Toán, có rất nhiều thiết bị công nghệ có thể được sử dụng để giúp hoạt động dạy học trở nên trực quan và sinh động hơn.

Ví dụ các thiết bị công nghệ đã sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn Toán: Máy vi tính, Máy chiếu, Thiết bị âm thanh đa năng di động, Máy tính bảng, Bảng tương tác, Máy tính cầm tay, Thiết bị lưu trữ dữ liệu, Thiết bị kết nối mạng, Phần mềm giáo dục...

Cụ thể:

  • Máy tính và laptop: Được sử dụng để soạn giáo án, trình chiếu slide, phần mềm giả lập, và truy cập vào các tài nguyên học tập trực tuyến.
  • Máy chiếu và màn chiếu: Dùng để trình chiếu các hình ảnh, biểu đồ và các tài liệu từ máy tính hoặc bảng điều khiển.
  • Thiết bị lưu trữ dữ liệu như USB, ổ cứng di động... dùng để sao lưu và chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập.
  • Thiết bị kết nối mạng như Modem, Router, Switch... để đảm bảo kết nối mạng internet ổn định cho việc truy cập vào tài nguyên học tập online và tải về các tài liệu.
  • Phần mềm giáo dục như Geogebra, Wolfram Alpha, Matlab... được sử dụng để thực hiện tính toán phức tạp và mô phỏng.
Thầy/cô liệt kê các thiết bị công nghệ đã sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn Toán
Thầy/cô liệt kê các thiết bị công nghệ đã sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn Toán

2. Thầy/cô liệt kê các thiết bị, công nghệ đã sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn tự nhiên và xã hội

Các thiết bị công nghệ đã sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn giáo dục môn tự nhiên và xã hội: máy vi tính cá nhân (PC và Laptop), máy chiếu đa năng (Projector), thiết bị âm thanh đa năng di động, một số thiết bị công nghệ nâng cao: Máy tính bảng, Bảng tương tác....

3. Thầy/cô liệt kê các thiết bị, công nghệ đã sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn công nghệ

Các thiết bị công nghệ đã sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn Công nghệ: máy chiếu, màn chiếu; tivi; máy vi tính (để bàn hoặc xách tay); thiết bị âm thanh; thiết bị di động: điện thoại di động và máy tính bảng...

4. Vai trò của thiết bị công nghệ trong dạy học

Vai trò của thiết bị công nghệ trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục là rất đa dạng và có những ảnh hưởng tích cực như sau:

  1. Tác động đến các thành tố của quá trình dạy học, giáo dục: Thiết bị công nghệ tác động đến nội dung dạy học, phương pháp và kỹ thuật dạy học, phương tiện dạy học và học liệu, cũng như quá trình kiểm tra và đánh giá. Chúng giúp tạo điều kiện và kích thích giáo viên tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục đa dạng và hiệu quả.
  2. Tạo động lực và kích thích ý tưởng dạy học mới: Thiết bị công nghệ và học liệu số khuyến khích giáo viên khai thác ý tưởng dạy học mới và thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với yêu cầu của công nghệ thông tin, học liệu số và các thiết bị công nghệ khác. Thiết bị công nghệ hỗ trợ giáo viên triển khai các ý tưởng sư phạm và tổ chức dạy học đa dạng, bao gồm cả hình thức dạy học trực tuyến và bán trực tuyến.
  3. Hỗ trợ và cải tiến phương pháp dạy học truyền thống: Thiết bị công nghệ và học liệu số không chỉ hỗ trợ mà còn cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống. Chúng có thể thay thế phương pháp truyền thống khi cần thiết và phù hợp, đặc biệt trong các bối cảnh khó khăn như dịch bệnh hoặc tác động khó kiểm soát khác. Điều này giúp giáo viên tổ chức dạy học, giáo dục một cách chủ động.
  4. Đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động giáo dục: Sự phát triển của công nghệ thông tin và Internet đã tạo ra một nguồn kiến thức phong phú và đa dạng cho cả người học và người dạy. Điều này giúp người học tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn và cải thiện chất lượng dạy và học.
  5. Thúc đẩy giáo dục mở: Công nghệ thông tin và phần mềm hỗ trợ thúc đẩy mô hình giáo dục mở, cho phép người học tự chủ và linh hoạt trong việc tiếp thu kiến thức. Nhờ vào công nghệ thông tin, người học có thể truy cập các nguồn tài liệu, khóa học trực tuyến và tham gia vào các diễn đàn học tập để tương tác với giáo viên và các bạn học từ khắp nơi trên thế giới.
  6. Đa dạng và cập nhật kiến thức: Trước đây, người học chỉ có thể tiếp thu kiến thức thông qua giáo viên và sách vở. Nhưng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nguồn kiến thức đa dạng từ Internet đã giúp người học trở nên tự chủ hơn trong việc tìm hiểu và cập nhật kiến thức. Điều này đóng góp lớn cho quá trình đổi mới giáo dục.
  7. Tạo không gian và thời gian học linh hoạt: Công nghệ thông tin cho phép người học tự học mọi lúc, mọi nơi và tham gia vào các hoạt động học tập không cần phụ thuộc vào một vị trí cụ thể. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, học viên có thể tham gia vào các khóa học trực tuyến, thảo luận và trao đổi thông tin dù ở bất kỳ đâu. Điều này tạo ra không gian và thời gian học linh hoạt, giúp người học tự chủ trong quá trình học tập.
  8. Góp phần phát triển hứng thú học tập và kỹ năng của người học.

.......

5. Thầy cô hãy chia sẻ định hướng sử dụng và đề xuất ý tưởng ứng dụng các phần mềm trong hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục môn Toán

HOẠT ĐỘNG 8: KHAI THÁC

Thầy cô hãy chia sẻ định hướng sử dụng và đề xuất ý tưởng ứng dụng các phần mềm trong hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục môn Toán.

TRẢ LỜI:

1. Microsoft PowerPoint

a. Định hướng sử dụng

Đáp án module 9

Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học

Gợi ý 1: Thiết kế một bài trình chiếu đa phương tiện phục vụ dạy học trên lớp

Ý tưởng: Giáo viên cần thiết kế một bài trình chiếu đa phương tiện để sử dụng dạy học một chủ đề học tập trên lớp.

Thực hiện:

- Giáo viên: Sử dụng Powerpoint để thiết kế một bài trình chiếu (khai thác và sử dụng nguồn học liệu số, các tài nguyên) trước tại nhà đảm bảo việc tổ chức các hoạt động học tập sao cho đạt được mục tiêu dạy học trên lớp, tổ chức các hoạt động học tập kết hợp với bài trình chiếu để hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức.

- Học sinh: Chuẩn bị bài học mới theo các yêu cầu của giáo viên, tham gia các hoạt động học tập và tập trung theo dõi bài trình chiếu của giáo viên.

Gợi ý 2: Thiết kế một trò chơi để tạo hoạt động học tập (khởi động đầu giờ, chuyển tiếp nội dung, củng cố bài học,…)

Ý tưởng: Giáo viên thiết kế bài trình chiếu dưới dạng một trò chơi để khởi động vào bài học. Một số trò chơi trắc nghiệm đơn giản có tên gọi như: vòng quay may mắn, đuổi hình bắt chữ, ai nhanh hơn, trúc xanh, chiếc nón kì diệu,… được tạo sẵn bằng phần mềm PowerPoint để tái sử dụng cho các chủ đề học tập/bài dạy khác nhau.

Thực hiện:

- Giáo viên: Chuẩn bị nguồn học liệu và đa phương tiện một cách chính xác, hiệu quả để thiết kế bài trình chiếu dưới dạng trò chơi (nội dung và hình thức trò chơi phù hợp với đối tượng học, hướng đến mục tiêu dạy học) và tổ chức hoạt động học tập trên lớp học (chia nhóm, hướng dẫn luật chơi, tổ chức trò chơi).

- Học sinh: Tham gia trò chơi theo cá nhân/nhóm và lấy điểm thưởng (nếu có) theo hướng dẫn của giáo viên.

2. Video Editor

a. Định hướng sử dụng

Thầy/cô liệt kê các thiết bị công nghệ đã sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn Toán

Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học

Gợi ý: Biên tập và xuất bản một video phục vụ dạy học trên lớp

Ý tưởng: Giáo viên cần biên tập một video hỗ trợ dạy học.

Thực hiện:

- Giáo viên: sưu tầm 1 đoạn video clip về nội dung thích hợp; sử dụng công cụ Video Editor để cắt những nội dung không cần thiết và biên dịch phụ đề từ tiếng Anh sang tiếng Việt, sau đó xuất bản thành video hoàn chỉnh; phát video cho học sinh xem khi dạy học trên lớp (có thể đăng tải và chia sẻ video trên các mạng xã hội chia sẻ video để học sinh xem thêm);

- Học sinh: Xem video và thực hiện nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của giáo viên.

3. Google Forms

a. Định hướng sử dụng

b. Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học

Ý tưởng: Giáo viên thiết kế làm bài tập trắc nghiệm online để củng cố kiến thức, kĩ năng cho học sinh sau nội dung bài học.

Thực hiện:

- Giáo viên: Sử dụng ứng dụng Google Forms để xây dựng bài tập trắc nghiệm online: Chọn các mẫu thiết kế có sẵn từ Google Forms; Chuẩn bị tư liệu, hình ảnh liên quan đến nội dung câu hỏi; Chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

- Học sinh: Chuẩn bị điện thoại thông minh, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. Thời gian hoàn thành tối đa 4 phút.

4. Google Classroom

Định hướng sử dụng

b. Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học

Gợi ý 1: Tổ chức lớp học trực tuyến ở dạng từ xa hoàn toàn (fully e-Learning)

Ý tưởng: Giáo viên cần tạo và quản lí một lớp học ảo - virtual classroom để tiến hành dạy học trực tuyến hoàn toàn qua mạng Internet cho học sinh khi triển khai hoạt động vận dụng trong bài học.

Thực hiện:

- Giáo viên: Sử dụng Google Classroom để tạo lớp học trực tuyến, xây dựng và tổ chức sẵn hoạt động học tập Vận dụng, thêm/bớt học sinh vào lớp học, tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến, trao đổi, thảo luận, giám sát, phản hồi và chấm điểm cho học sinh.

- Học sinh: Tham gia vào lớp học trực tuyến, thực hiện nhiệm vụ học tập; nộp sản phẩm; thực hiện trao đổi và thảo luận với giáo viên và học sinh trong lớp.

Gợi ý 2: Xây dựng môi trường chia sẻ nguồn học liệu số (learning resources/open educational resources)

Ý tưởng: Giáo viên cần tạo một môi trường chia sẻ trực tuyến nguồn học liệu số về bài Sông và hồ cho học sinh làm việc ở nhà trước khi lên lớp học truyền thống.

Thực hiện:

- Giáo viên: Sử dụng Google Classroom để tạo một môi trường chia sẻ nguồn học liệu số và tổ chức một cách khoa học các nguồn tài nguyên, sau đó tiến hành chia sẻ cho những người khác.

- Người được chia sẻ tài nguyên: Tham gia theo đường liên kết chia sẻ của giáo viên để có thể tìm kiếm, khai thác và sử dụng nguồn học liệu chia sẻ; đồng thời cũng có thể đăng bình luận hoặc viết nhận xét cá nhân đối với tài nguyên chia sẻ.

5. Microsoft Teams

Định hướng sử dụng

b. Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học, giáo dục

Microsoft Teams có thể ứng dụng vào trong dạy học và giáo dục như tình huống ở gợi ý 1, 2, 3, và 4, phần này sẽ không trình bày lại. Phần tiếp theo sẽ trình bày gợi ý minh hoạ ở các tình huống khác và được đánh số tiếp nối.

Gợi ý: Tổ chức buổi học trực tuyến để dạy học đồng bộ theo thời gian thực

Ý tưởng: Giáo viên cần tổ chức học trực tuyến (hội thoại trực tuyến - video conference) để dạy học đồng bộ theo thời gian thực.

- Một số hoạt động trong học trực tuyến có thể tổ chức tương tự như lớp học trực tiếp nếu khai thác hiệu quả các tính năng theo kịch bản sư phạm hay kế hoạch dạy học cụ thể.

- Có thể sử dụng khi tổ chức các hoạt động hay chuỗi hoạt động để tính điểm và đánh giá kết quả học tập (quá trình) tương đương với hoạt động trên lớp học truyền thống.

Thực hiện:

˗ Giáo viên: Sử dụng Microsoft Teams để tạo buổi học trực tuyến, thực hiện chia sẻ địa chỉ học (link) hay mã truy cập (Team code) cho học sinh tham gia.

˗ HS tham gia và thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
39 89.266
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm