Một số kinh nghiệm dạy học online dành cho giáo viên

Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay, dạy học online là giải pháp hữu ích dành cho các giáo viên và học sinh. Kinh nghiệm dạy học trực tuyến là điều mà bất kỳ giảng vào, giáo viên nào cũng cần tích lũy. Sau đây là Một số kinh nghiệm dạy học online dành cho giáo viên chúng tôi sưu tầm được, mời các bạn tham khảo?

1. Khó khăn và giải pháp khi dạy học online

Dạy học online rất phát triển ở trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là ở những vùng khó khăn, điều kiện sinh hoạt, học tập của học sinh không được đảm bảo. Bên cạnh đó, giáo viên giảng dạy quen với hình thức dạy truyền thống thường ngại tiếp cận với hình thức dạy học mới.

Nếu muốn phát triển mô hình học online, chúng ta cần thay đổi tư duy và hành động. Cần phải xây dựng cơ chế để kiểm tra, đánh giá năng lực của thầy cô giáo tham gia giảng dạy cũng như kết quả học tập của học sinh. Thường xuyên điểm danh, cập nhật tình hình học tập, giảng dạy của học sinh và giáo viên.

Một số kinh nghiệm dạy học online dành cho giáo viên

2. Cách dạy học online qua phần mềm Zoom.

Sau đây là ví dụ cách dạy học online qua phần mềm Zoom.

Chuẩn bị

  • Dạy lý thuyết: Nhà trường và giáo viên thống nhất lịch học cụ thể. Gửi thông tin vào nhóm chat online của lớp, yêu cầu học sinh phải chuẩn bị bài và câu hỏi để tham gia thảo luận.
  • Dạy thực hành/bài tập: Giáo viên chuẩn bị trước tài liệu bao gồm bản PDF, bản word hoặc ảnh tài liệu vào trong nhóm chat online. Học sinh tự làm bài tập để xem bài nào làm được, bài nào không làm được, mức độ hiểu bài ra sao và gửi câu hỏi khi tham gia học online.

Để học online cần có sự thống nhất của nhà trường về lịch học cho các khối, lớp.

Cách dạy học online qua phần mềm Zoom.

Quá trình dạy

  • Giáo viên truy cập vào mục Start a meeting. Sau đó copy ID và Password ở trong phần invite rồi gửi vào trong nhóm chat để các em học sinh join vào lớp.
  • Sử dụng chức năng All mute để hạn chế tạp âm và tiếng ồn do học sinh nói chuyện.
  • Khi giáo viên muốn gọi em học sinh nào đó thì dùng chức năng unmute cho học sinh đó, hoặc em học sinh đó tự bật lên để trả lời.
  • Nếu học sinh muốn phát biểu thì sử dụng phím Raise your hand (bàn tay vẫy).
  • Khi bắt đầu vào buổi dạy, giáo viên sử dụng chức năng Share screen, học sinh sẽ nhìn thấy màn hình thay cho bảng.
  • Kinh nghiệm dạy học của nhiều thầy cô theo hình thức online đó là nên kết hợp đánh máy trong suốt quá trình giảng dạy. Như vậy, đến cuối buổi học sẽ có bản lưu cho học sinh ghi chép vào trong vở. Và nếu dạy theo hình thức Powerpoint vừa có thể chạy trình chiếu vừa có được sự tương tác tích cực với học sinh.
  • Ngoài ra khi kết thúc buổi học, giáo viên nên tập hợp đề và lời giải gửi vào trong nhóm chat để học sinh xem lại. Yêu cầu học sinh chụp lại vở ghi chép để kiểm tra.

Kinh nghiệm dạy học online đó là giáo viên nên đánh máy trong buổi học, để cuối buổi có tài liệu cho học sinh chép vào vở.

Củng cố bài học trên lớp và bài tập về nhà

  • Với ứng dụng game dạy học Kahoot, thầy cô có thể kết hợp thêm phần củng cố và làm bài tập ở nhà. Giáo viên sẽ gửi thông tin ID, Password vào trong nhóm chat. Học sinh làm bài tập rồi gửi kết quả vào trong nhóm chat. Giáo viên sử dụng chức năng Report sẽ nắm được tình hình của mỗi học sinh.
  • Nếu để học sinh tự xếp thứ hạng sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh. Và các em học sinh có thể làm bài tập nhiều lần để có được thứ hạng tốt nhất trước khi gửi kết quả vào nhóm chat. Hiệu quả củng cố bài học cũng vì thế mà cao hơn nhờ có sự cạnh tranh về mặt thứ hạng.

3. Một số kinh nghiệm dạy học tích cực khác

Để giúp việc dạy học được hiệu quả, quý thầy cô có thể tham khảo thêm một số kinh nghiệm dạy học tích cực sau:

  • Không có phương pháp giảng dạy tối ưu và duy nhất.
  • Mở rộng định nghĩa của bản thân về giảng dạy.
  • Giảng dạy không đồng nghĩa với việc là bạn biết hết về tất cả mọi thứ.
  • Công việc chính của giảng dạy chính là hướng dẫn về nhận thức và học tập.
  • Cần phải nắm rõ về quá trình học tập.
  • Nếu muốn hướng dẫn một ai đó học tập, trước hết cần phải xây dựng lòng tin.
  • Cần tạo ra một môi trường an toàn để đối diện với thất bại và vượt qua các thử thách.
  • Lắng nghe chính là nền tảng quan trọng nhất cho mọi kỹ năng.
  • Hãy đảm bảo rằng trong chính vai trò của mình là bạn đang hỗ trợ cho những người học chứ không phải là đang giảng dạy cho họ.

Vai trò của người giảng dạy chính là hỗ trợ cho người học

  • Hãy học cách lắng nghe sâu hơn để thấu hiểu mong ước, khao khát của các em học sinh.
  • Hãy chắc là bạn tìm thấy được niềm yêu thích trong công việc giảng dạy.
  • Để có thể làm chủ trong quá trình giảng dạy, bạn cần phải thực hành cũng như suy ngẫm thật nhiều.
  • Cần phải để cho người học tự mình làm hết mọi việc.
  • Thường xuyên có những cuộc trao đổi chuyên môn về những vấn đề mà người học quan tâm.
  • Tổ chức hoạt động chia sẻ về người học.
  • Đừng bao giờ khiến bản thân mình trở nên quá mức bận rộn.
  • Rèn luyện tính kiên nhẫn.
  • Tò mò và không ngừng khao khát, khám phá những điều mới.
  • Cần phải xây dựng lòng bao dung.
  • Phải có sự kết hợp giữa đánh giá của giáo viên và việc tự đánh giá của học sinh.
  • Rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh.
  • Thực hiện việc dạy và học thông qua các hoạt động được tổ chức và chỉ đạo trực tiếp bởi giáo viên.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.602
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm