Kế hoạch đánh giá mô đun 3 THCS

Tải về

Kế hoạch đánh giá mô đun 3 THCS là mẫu dành cho giáo viên tham gia tập huấn module 3. Mẫu gồm các bước xác định mục tiêu đánh giá, bảng Kế hoạch kiểm tra, đánh giá...... Mời các bạn tham khảo.

Kế hoạch đánh giá mô đun 3 mới nhất

Chủ đề: SIÊNG NĂNG KIÊN TRÌ

Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá

Yêu cầu cần đạt

- Nêu được khái niệm của siêng năng, kiên trì, biểu hiện của siêng năng kiên trì.

- Nhận biết được của ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

- Siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hàng ngày.

- Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.

Phẩm chất chăm chỉ

Thành tố

Chỉ báo

Ham học

- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tôt trong học tập.

- Thích đọc sách báo, tìm hiểu tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết.

- Có ý thức vận dụng kiến thức kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hàng ngày.

Năng lực chung: Tự chủ và tự học

Thành tố

Chỉ báo

Tự học, tự hoàn thiện

- Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

- Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập, lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp, lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng bảng đồ khái niệm, bảng, các từ khóa, ghi chú các bài giảng của giáo viên theo các ý chính.

- Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ người khác khi gặp khó khăn trong học tập.

- Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân hướng tới các giá trị xã hội.

Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi

Thành tố

Chỉ báo

- Nhận thức chuẩn mực hành vi

- Nhận biết được biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

- Hiểu vì sao mọi người cần phải siêng năng, kiên trì.

- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác

- Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác.

- Đồng tình ủng hộ với thái độ, hành vi biểu hiện siêng năng, kiên trì. Phê phán thói lười nhác, ỷ lại vào người khác, làm gánh nặng cho người khác.

- Điều chỉnh hành vi

- Thường xuyên có lời nói, việc làm thể hiện siêng năng, kiên trì.

- Nhắc nhở, khích lệ, động viên bạn bè luôn siêng nắng, kiên trì trong học tập và trong lao động.

Bước 2: Bảng mô tả mức độ biểu hiện của từng yêu cầu cần đạt

Yêu cầu cần đạt

Mức độ biểu hiện

1. Nêu được biểu hiện của siêng năng, kiên trì

- M1. Nêu được khái niệm, kể được một vài biểu hiện của siêng năng, kiên trì nhưng chưa lấy được ví dụ minh họa

- M2. Nêu được khái niệm, kể được đầy đủ biểu hiện của siêng năng, kiên trì nhưng chưa lấy được ví dụ minh họa

- M3. Nêu được được khái niệm, kể được đầy đủ biểu hiện của siêng năng, kiên trì và lấy được ví dụ minh họa

2. Hiểu vì sao cần phải siêng năng, kiên trì

- M1. Nêu được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì

- M2. Nêu được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì và lấy ví dụ

- M3. Phân tích được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì và lấy ví dụ

3. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động

- M1. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân trong học tập, lao động.

- M2. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân người thân bạn bè trong học tập, lao động.

- M3. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân, người thân, bạn bè và những người xung quanh trong học tập, lao động.

4. Thường xuyên có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì

- M1. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong trong lao động

- M2. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong trong lao động, học tập

- M3. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, và cuộc sống hàng ngày (lao động giúp đỡ gia đình cải tạo cảnh quan nhà trường và giúp đỡ cộng động)

5. Khích lệ, động viên bạn bè siêng năng, kiên trì phê phán thói lười biếng ỷ lại người khác

- M1. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập, phê phán thói lười học

- M2. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập và lao động giúp đỡ gia đình phê phán thói lười học lười lao động–

- M3. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập và cuộc sống hàng ngày (lao động giúp đỡ gia đình, lao động giúp đỡ cộng đồng) phê phán thói lười học lười lao động cuộc sống hàng ngày (giúp gia đình, lao động giúp đỡ cộng đồng).

B3: Lập bảng Kế hoạch kiểm tra, đánh giá

Hoạt động học

Yêu cầu cân đạt

Mức độ biểu hiện

(Chủ đề: Siêng năng, kiên trì)

Phương pháp dạy học

Kiểm tra đánh giá

Phương pháp

Công cụ

Khởi động (xem tình huống sắm vai và trả lời câu hỏi)

Quan sát tình huống sắm vai, trả lời câu hỏi

- M1. Nhớ được nội dung, trả lời được câu hỏi

- M2. Hiểu được nội dung, trả lời được câu hỏi

- M3. Hiểu được nội dung, trả lời được câu hỏi mở rộng

Nêu vấn đề

Sắm vai

Quan sát

Câu hỏi

Khám phá

1. Nêu được khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì

- M1. Nêu được khái niệm, kể được một vài biểu hiện của siêng năng, kiên trì nhưng chưa lấy được ví dụ minh họa

- M2. Nêu được khái niệm, kể được đầy đủ biểu hiện của siêng năng, kiên trì nhưng chưa lấy được ví dụ minh họa

- M3. Nêu được được khái niệm, kể được đầy đủ biểu hiện của siêng năng, kiên trì và lấy được ví dụ minh họa

Nêu vấn đề

Đàm thoại

Hỏi - đáp

Quan sát

Đánh giá qua sản phẩm học tập

Câu hỏi

Hồ sơ học tập

Phiếu đánh giá theo tiêu chí

2.Trình bày được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì;

- M1. Nêu được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì

- M2. Nêu được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì và lấy ví dụ

- M3. Phân tích được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì và lấy ví dụ

Trò chơi

Thảo luận nhóm (Kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật phòng tranh)

Hỏi – đáp

Quan sát

Đánh giá qua sản phẩm học tập

Câu hỏi

Bảng kiểm đánh giá

Học sinh xem video quà tặng cuộc sống

3.Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động

- M1. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân trong học tập, lao động.

- M2. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.

- M3. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân, người thân, bạn bè và những người xung quanh trong học tập, lao động.

Nêu vấn đề

Hỏi – đáp

Quan sát

Phiếu đánh giá cá nhân

Phiếu ĐG theo Rubric

Luyện tập

Thường xuyên có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì

- M1. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập

- M2. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động giúp đỡ gia đình

- M3. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, cuộc sống hàng ngày (lao động giúp đỡ gia đình, cải tạo cảnh quan nhà trường và cộng động)

Nêu vấn đề

Thảo luận

(Nhóm đôi)

Hỏi – đáp

Quan sát

Phiếu đánh giá cá nhân

Phiếu ĐG theo Rubric

Thực hành

Khích lệ, động viên bạn bè siêng năng, kiên trì phê phán thói lười biếng ỷ lại người khác

- M1. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập, phê phán thói lười học

- M2. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập và lao động giúp đỡ gia đình phê phán thói lười học lười lao động.

- M3. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập và cuộc sống hàng ngày (lao động giúp đỡ gia đình, lao động giúp cộng đồng phê phán thói lười học lười lao động giúp gia đình, lao động giúp đỡ cộng đồng

Nêu vấn đề

Hỏi đáp

Kiểm tra viết

Ghi chép sự kiện thường nhật

- Phiếu đánh giá Rubric

- Hồ sơ học tập

Vận dụng: Thực hiện được việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì

- M1. Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập

- M2. Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động giúp đỡ gia đình

- M3. Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, cuộc sống hàng ngày (lao động giúp đỡ gia đình cải tạo cảnh quan nhà trường và giúp đỡ cộng động)

Dự án

Quan sát

Bảng kiểm đánh giá sản phẩm

Phiếu đánh giá sự hợp tác của học sinh trong hoạt động nhóm

Nhóm: ……………….. Lớp…………………

Các tiêu chí

Các mức độ

4

3

2

1

1. Nhận nhiệm vụ

Xung phong nhận nhiệm vụ

Vui vẻ nhận nhiệm vụ

Miễn cưỡng, không thoải mái khi nhận nhiệm vụ

Từ chối nhận nhiệm vụ

2. Tham gia thảo luận nhóm

Tích cực đóng góp ý kiến

Biết tham gia đóng góp ý kiến

Còn ít tham gia đóng góp ý kiến.

Không tham gia đóng góp ý kiến

3. Thực hiện nhiệm vụ và giúp đỡ, hỗ trợ các thành viên khác

- Cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, chủ động hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm.

- Cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, nhưng chưa chủ động hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm.

- Ít cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, ít hỗ trợ các thành viên khác.

- Không cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, khộng hỗ trợ các thành viên khác.

4. Tôn trọng quyết định chung

Tôn trọng quyết định chung của cả nhóm

Đôi khi không tôn trọng quyết định chung của cả nhóm

Nhiều lúc không tôn trọng quyết định chung của cả nhóm

Không tôn trọng quyết định chung của cả nhóm

5. Kết quả thảo luận

Có sản phẩm tốt, vượt mức thời gian

Có sản phẩm tốt, đảm bảo thời gian

Có sản phẩm tương đối tốt, không đảm bảo thời gian

Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.

6. Trách nhiệm với kết quả thảo luận chung

Chịu trách nhiệm về sản phẩm chung

Chịu trách nhiệm về sản phẩm chung

Chưa sẵn sàng chịu trách nhiệm về sản phẩm chung

Không chịu trách nhiệm về sản phẩm chung.

Công cụ Bảng kiểm đánh giá việc thực hiên nhiệm vụ của học sinh

Bảng kiểm đánh giá học sinh tham gia nhiệm vụ học tập

Họ tên học sinh được ĐG:...................................Lớp:.......................

Biểu hiện

Không

1. Tự giác, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ

2. Hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian

3. Nội dung trình bày đủ ý, thể hiện được việc làm cụ thể thể hiện siêng năng kiên trì, tính khả thi cao

4. Hình thức trình bày rõ ràng, khoa học, đẹp

5. Chưa chủ động, tập trung khi thực hiện nhiệm vụ

6. Chưa hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu

Phiếu đánh giá nhiệm vụ

Họ và tên người tự đánh giá:................

Phiếu tự đánh giá nhiệm vụ

TT

Nội dung/ Tiêu chí đánh giá

Hoàn thành tốt (3)

Hoàn thành

(2)

Chưa hoàn thành(1)

1

Trả lời câu hỏi tìm hiểu truyện

2

Liệt kê những chi tiết trong truyện thể hiện tính siêng năng, kiên trì

3

Chỉ ra dấu hiệu đặc trưng của siêng năng, kiên trì

4

Phân biệt được những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.

Kết quả đạt được

Phiếu bài tập (3 phút)

Họ và tên……………………………..Lớp……………….

Hãy viết suy nghĩ của em về câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim”

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Bảng kiểm đánh giá kĩ năng lắng nghe, phản hồi.

Tiêu chí

Đạt

Không đạt

1. Lắng nghe tích cực

1.1. Chăm chú nghe

1.2. Nhớ các ý chính

1.3. Không ngắt lời người nói

1.4. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực

1.5. Đặt câu hỏi gợi mở

2. Phản hồi tích cực

2.1. Đưa ra ý kiến của mình một cách xây dựng (không phê phán, đưa ra phương án để mở rộng suy nghĩ , gợi ý phương pháp thay thế)

2.2. Có thể hỏi về vấn đề được nghe

2.3. Có thể cung cấp thêm thông tin

2.4. Không nhắc lại ý bạn đã nói

2.5. Có thể tiếp nối, phát triển vấn đề một cách hợp lí.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 24.075
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm