Hỏi đáp về sách Giáo dục công dân lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Cùng tìm hiểu về sách qua bài Hỏi đáp về sách Giáo dục công dân lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống sau đây nhé.
Tìm hiểu sách Giáo dục công dân lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
- Câu hỏi 1. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 được biên soạn dựa trên cơ sở nào?
- Câu hỏi 2. Quan điểm biên soạn sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 là gì?
- Câu hỏi 3. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 được biên soạn theo cách tiếp cận nào?
- Câu hỏi 4. Mục tiêu của sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 là gì?
- Câu hỏi 5. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 gồm những mạch nội dung nào?
- Câu hỏi 6. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 có cấu trúc như thế nào?
- Câu hỏi 7. Mỗi bài học trong sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 được cấu trúc như thế nào?
- Câu hỏi 8. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 có hình thức trình bày như thế nào?
- Câu hỏi 9. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 có vai trò gì?
- Câu hỏi 10. Giáo viên cần lưu ý điều gì để khai thác có hiệu quả sách giáo khoa Giáo dục công dân 6?
Câu hỏi 1. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 được biên soạn dựa trên cơ sở nào?
Trả lời:
Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 được biên soạn dựa trên cơ sở sau:
- Các tiêu chuẩn SGK mới theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 22/12/2017.
- Mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình Giáo dục công dân.
- Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về viết sách giáo khoa;
- Đặc điểm HS lớp 6;
- Đặc trưng môn Giáo dục công dân theo hướng tiếp cận năng lực.
Câu hỏi 2. Quan điểm biên soạn sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 là gì?
Trả lời:
Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 được biên soạn dựa trên quan điểm sau:
- Gắn với thực tiễn cuộc sống của HS lớp 6 trong gia đình, nhà trường và xã hội.
- Đảm bảo tính hệ thống theo ma trận các chủ đề/ bài học thống nhất trong toàn cấp học.
- Chú trọng tích hợp nội môn giữa giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục kinh tế và giáo dục pháp luật; tích hợp liên môn giữa Giáo dục công dân với Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,…
- Chú trọng yêu cầu dạy học phân hoá theo năng lực HS; đảm bảo tính đa dạng vùng miền và sự cân bằng về giới.
- Đảm bảo tính mở, tạo điều kiện cho sự linh hoạt, sáng tạo của GV và HS.
Câu hỏi 3. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 được biên soạn theo cách tiếp cận nào?
Trả lời:
Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 được biên soạn theo hướng tiếp cận năng lực. Qua đó, góp phần hình thành ở HS phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, điều chỉnh hành vi và phát triển bản thân.
Câu hỏi 4. Mục tiêu của sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 là gì?
Trả lời:
Mục tiêu của sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 là:
- Giúp HS có những chuẩn mực đạo đức cơ bản: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ; Yêu thương con người; Siêng năng, kiên trì; Tôn trọng sự thật; Tự lập trong cuộc sống;
- Có kĩ năng tự nhận thức bản thân và biết ứng phó với những tình huống nguy hiểm;
- Biết tiết kiệm, không lãng phí;
- Có hiểu biết bước đầu về công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Bước đầu thực hiện được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Câu hỏi 5. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 gồm những mạch nội dung nào?
Trả lời:
Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 gồm 10 chủ đề, được cụ thể hoá thành 12 bài học tương ứng với 31 tiết học, trong đó 35% nội dung giáo dục đạo đức; 20% nội dung giáo dục kĩ năng sống; 25% nội dung giáo dục pháp luật; 10% nội dung giáo dục kinh tế; 10% còn lại dành cho ôn tập, kiểm tra, đánh giá.
Câu hỏi 6. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 có cấu trúc như thế nào?
Trả lời:
Cấu trúc sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 gồm:
- Hướng dẫn sử dụng sách: Giải thích các dấu hiệu chỉ dẫn trong sách.
- Lời nói đầu: Giới thiệu ngắn gọn về nội dung của sách và các hoạt động trong từng chủ đề/ bài học.
- Mục lục: Trình tự sắp xếp các chủ đề/ bài học và số trang bắt đầu của chủ đề/ bài học trong sách giáo khoa.
- Bài học: Giới thiệu từng chủ đề/ bài học trong một chỉnh thể các hoạt động nhằm đạt tới mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực HS theo yêu cầu của chương trình.
- Một số thuật ngữ dùng trong sách: Giải thích ý nghĩa một số thuật ngữ liên quan tới nội dung các chủ đề/ bài học.
Câu hỏi 7. Mỗi bài học trong sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 được cấu trúc như thế nào?
Trả lời:
Mỗi bài học trong sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 được thiết kế thống nhất theo chuỗi hoạt động:
- Khởi động: Nhằm tạo tâm thế, hứng thú để HS chuẩn bị bước vào bài học mới; tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của HS có liên quan đến nội dung bài học; làm bộc lộ mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái chưa biết; từ đó xuất hiện nhu cầu muốn biết, giúp HS tự đặt ra được vấn đề mới trong học tập; kích thích hứng thú tìm tòi, khám phá, giải quyết vấn đề.
- Khám phá: Tổ chức các hoạt động để HS tự giác, tích cực phát hiện và chiếm lĩnh tri thức.
Sau hoạt động Khám phá có mục chốt nội dung kiến thức nhằm tóm tắt những tri thức cơ bản mà HS đã khám phá, làm điểm tựa để HS luyện tập, vận dụng.
- Luyện tập: Nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng vừa khám phá, rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống, liên hệ thực tiễn nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của HS.
- Vận dụng: Giúp HS áp dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Câu hỏi 8. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 có hình thức trình bày như thế nào?
Trả lời:
Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 gồm 64 trang, có kích thức 19 x 26.5cm, in bốn màu; kênh hình và kênh chữ kết hợp hày hoà. Sau khi hoàn thiện bản in giấy, sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 được số hoá thành phiên bản sách điện tử riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ số vào giáo dục.
Câu hỏi 9. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 có vai trò gì?
Trả lời:
Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 có vai trò sau:
- Là phương tiện giúp GV tổ chức quá trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực HS.
- Là phương tiện giúp HS tự học, tự chủ, sáng tạo để phát huy năng lực của bản thân một cách hiệu quả thông qua các nhiệm vụ học tập phong phú, đa dạng.
Câu hỏi 10. Giáo viên cần lưu ý điều gì để khai thác có hiệu quả sách giáo khoa Giáo dục công dân 6?
Trả lời:
Giáo viên cần lưu ý những điểm sau để khai thác có hiệu quả sách giáo khoa Giáo dục công dân 6:
- Vận dụng phối hợp các phương pháp: Phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại; phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục.
- Chú trọng tổ chức hoạt động để HS phân tích, khai thác thông tin, khám phá tri thức, lựa chọn hành vi, chia sẻ ý kiến, xử lí tình huống.
- Chú ý rèn kĩ năng, phát triển năng lực cho HS.
- Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học.
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Hỏi đáp về sách Ngữ Văn lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Hỏi đáp về sách Khoa học tự nhiên lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Hỏi đáp về sách Toán lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Hỏi đáp về sách Lịch sử - Địa lý lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Hỏi đáp về sách Giáo dục thể chất lớp 2 bộ Chân trời sáng tạo
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Bài tuyên truyền về công tác bồi dưỡng giáo viên 2024
Thầy cô hãy chia sẻ một số học liệu số thầy cô đã sử dụng?
Ngân hàng câu hỏi ôn tập Mô đun 3
Nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 lớp 2
Phiếu khảo sát sửa đổi Nghị định 84 về Luật giáo dục
Đáp án tập huấn Tiếng Việt lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống