Gợi ý đáp án Mô đun 2 môn Toán THPT

Gợi ý đáp án Mô đun 2 môn Toán THPT gợi ý trả lời các câu hỏi tự luận môn Toán cấp Trung học phổ thông là tài liệu hữu ích để các thây cô hoàn thiện bài kiểm tra cuối khóa tập huấn của mình.

Đáp án mô đun 2 môn Toán THPT

Câu 1: Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực quý Thầy/Cô còn biết các phương pháp dạy học nào khác để phát triển phẩm chất và năng lực trong môn Toán?

Trả lời:

Giới thiệu một phương pháp dạy học khác để phát triển phẩm chất và năng lực môn Toán:

Dạy học đảo ngược: GV làm trước clip sinh động về vấn đề sắp triển khai dạy học trên lớp. Sau đó giao cho các nhóm về nghiên cứu clip và trả lời các câu hỏi đã chuẩn bị trước liên quan đến nội dung clip. Đến tiết học GV cho các nhóm trả lời các câu hỏi đã được giao, yêu cầu các nhóm khác phản biệt và chốt lại nội dung cần đạt của tiết học. Phương pháp này giúp HS tăng cường khả năng tự học trong thời kỳ 4.0 và khả năng làm việc theo nhóm.

Câu 2: Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng của các PP, KTDH vừa tìm hiểu ở trên trong thực tiễn nhà trường của thầy/cô?

Trả lời:

Ở trường tôi, các giáo viên đã sử dụng khá nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực từ khi có công văn 5555 của Bộ GD. Các phương pháp đã được các thầy cô sử dụng là: dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề, kỹ thuật nhóm mảnh ghép, phòng tranh…

Câu 3: Đề xuất những cải tiến để áp dụng các PP, KTDH này nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

Trả lời:

Mỗi GV sẽ có một số PP, KTDH quen thuộc hoặc “sở trường”, việc lựa chọn PP, KTDH còn phụ thuộc vào quan điểm dạy học, phong cách giảng dạy và kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy của GV.

Việc lựa chọn PP, KTDH cũng cần phải căn cứ trên điều kiện cơ sở vật chất, các ràng buộc về thời gian dạy học, phân bổ KHDH của nhà trường. GV cần sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán; có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và các đối tượng học sinh; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả. Điều này có liên quan đến việc hình thành và phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Câu 4: Hãy cho ví dụ minh hoạ về mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, PP và KTDH của một chủ đề trong môn Toán ở THPT

Có thể trình bày thông tin dưới dạng bảng gợi ý sau:

Lớp:................. Chủ đề:....................

Yêu cầu cần đạt

Năng lực Toán học

Nội dung

PP và KTDH

Trả lời:

LỚP 11 CHỦ ĐỀ: CẤP SỐ CỘNG

1. Yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được khái niệm cấp số cộng, số hạng đầu, công bội của cấp số cộng.

- Xác định được một dãy số là cấp số cộng

- Xác định được số hạng đầu, công sai, số hạng tổng quát , tổng của n số hạng đầu tiên của các cấp số cộng đơn giản.

2. Năng lực toán học

- Năng lực giao tiếp Toán học: Trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận về định nghĩa, tính chất, số hạng tổng quát, tổng n số hạng đầu tiên của cấp số cộng.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống của bài toán để sử dụng công thức phù hợp và giải quyết bài toán.

- Năng lực mô hình hoá toán học: Mô hình được bài toán thực tế thành các bài toán về cấp số cộng bằng cách sử dụng các đối tượng toán học đã biết.

3. Nội dung

- Tìm được số hạng đầu, công sai, tổng của n số đầu tiên của cấp số cộng.

- Mô tả được định nghĩa của cấp số cộng, công sai của cấp số cộng.

- Nhận biết được một dãy số là cấp số cộng.

4. PP, KTDH

- Sử dụng kĩ thuật tia chớp cho phần hình thành khái niệm: GV nghiên cứu từ trước ngày sinh của 5 HS đặc biệt sắp thành một dãy. Gọi các HS đó nói về ngày sinh của mình và cho lớp tìm quy luật của chúng.

- Kết hợp kĩ thuật nhóm mảnh ghép, khăn trải bàn cho nội dung tìm số hạng tổng quát, tính chất các số hạng.

- Sử dụng kĩ thuật nhóm để nghiên cứu nội dung tổng n số hạng đầu tiên của cấp số cộng. Sắp xếp cây thành hình dáng cây thông theo quy luật của cấp số cộng. GV yêu cầu tìm số hàng có thể sắp xếp với số cây cho trước.

- Tạo trò chơi trắc nghiệm có thưởng để luyện tập củng cố.

Câu 5: Quy trình lựa chọn và sử dụng PP, KTDH cho một chủ đề (bài học) được giới thiệu trong Nội dung 3 không khác nhiều so với quy trình đang thực hiện tại trường phổ thông?

- Lựa chọn các PP phải có sự đáp ứng tốt đối với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học chủ đề/bài học.

- Thông qua các KTDH GV áp dụng, HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động để hoàn thành sản phẩm học tập, là minh chứng về kết quả của năng lực và phẩm chất HS.

- Sản phẩm học tập được lựa chọn trên cơ sở đáp ứng đúng mục tiêu dạy học kết hợp chặt chẽ với nội dung, PP, KTDH.

- Cần áp dụng các KTDH tích cực để HS sử dụng phương tiện, học liệu một cách hiệu quả để hoàn thành sản phẩm học tập.

Câu 6: Thầy/cô dựa vào những tiêu chí đánh giá nào để lựa chọn, sử dụng PP, KTDH của một chủ đề trong môn Toán?

Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.

Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.

Câu 7: GV sử dụng PP, KTDH trong video minh hoạ có phù hợp không? Vì sao?

Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học hoàn toàn phù hợp vì học sinh được trải nghiệm, được thảo luận, làm việc nhóm để từ đó đó tự mình hình thành khái niệm một cách tự nhiên từ thực tế.

Giáo viên đã giao nhiệm vụ học sinh tích cực tiếp nhận nhiệm vụ vụ xử lý nhiệm vụ được giao để hình thành kiến thức bài mới.

Câu 8: Phân tích ưu điểm và hạn chế của việc lựa chọn và sử dụng PP, KTDH trong hoạt động dạy học GV thực hiện trong video minh họa.

Ưu điểm: Việc sử dụng các phương pháp kĩ thuật dạy học trong video minh họa trên có khá nhiều ưu điểm như: học sinh chủ động tích cực, được trải nghiệm trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, học sinh được khám phá để tìm tòi ra kiến thức mới một cách tự nhiên. Học sinh làm việc nhóm nên hỗ trợ nhau tìm ra được nhiều vấn đề mà thầy giáo yêu cầu và sáng tạo ra nhiều kết quả mới.

Hạn chế: Học sinh cần có tính tự giác nghiêm túc học tập. Nếu có một số học sinh chây lười không hợp tác thì sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ được giao. Số lượng học sinh không được quá đông vì nếu quá đông thì sẽ rất khó chia nhóm. Cơ sở vật chất phải đảm bảo dụng cụ để trải nghiệm cần phải được trang bị đầy đủ. GV phải dành nhiều thời gian để tìm tòi, sáng tạo ra các hoạt động trải nghiệm phù hợp với bài dạy.

Câu 9: Lựa chọn, sử dụng PP và KTDH của một chủ đề trong môn Khoa học tự nhiên ở THPT

Hướng dẫn làm bài tập:

  • Lựa chọn 1 chủ đề/bài học trong Chương trình GDPT 2018 - môn Toán
  • Lựa chọn, sử dụng PP, KTDH theo quy trình đã tìm hiểu
  • Thể hiện việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thông qua chuỗi hoạt động học
  • Trình bày bằng dạng văn bản
  • Nộp tập tin Kế hoạch bài dạy.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
10 32.379
0 Bình luận
Sắp xếp theo