Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Chân trời sáng tạo học kỳ 2

Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Chân trời sáng tạo học kỳ 2 theo chương trình GDPT mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Giáo án môn Đạo đức lớp 1 theo chương trình mới

BÀI 8: TRẢ LẠI CỦA RƠI (2 TIẾT)

I. Mục tiêu

Bài học góp phần hình thành và phát triển cho HS phẩm chất trung thực; nhân ái và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

- Nêu được hành động nhặt được của rơi, biết cách trả lại cho người đánh mất là biểu hiện của tính thật thà.

- Hiểu được vì sao khi nhặt được của rơi phải trả lại cho người đánh mất.

- Đồng tình với hành động trả lại của rơi cho người đánh mất;không đồng tình với thái độ, hành vi nhặt được của rơi nhưng không trả lại cho người đánh mất hoặc thờ ờ cho đó không phải là đồ của mình.

- Thực hiện được hành động trả lại cho người đánh mất khi nhặt được của rơi.

II. Chuẩn bị

- Sách giáo khoa

- Video về tấm gương nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.

- Thẻ 1 mặt bạn nam 1 mặt bạn nữ.

III. Phương pháp tổ chức dạy học

  • Phương pháp:đàm thoại, tổ chức hoạt động nhóm, thực hành
  • Hình thức dạy học: Dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân.

1. Tổ chức hoạt động dạy học

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

Mục đích: Tạo tâm thế tích cực cho HS và dẫn dắt HS vào bài mới.

Nội dung: HS diễn hoạt cảnh Bà Còng đi chợ

Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi về việc nhặt được của rơi trả lại người bị mất.

Cách thức thực hiện:

Ԃ Cho HS diễn hoạt cảnh Bà Còng đi chợ kết hợp nhạc bài hát cùng tên

Trả lời câu hỏi:

+ Bà Còng đánh rơi cái gì?

+ Tôm, Tép đã làm gì khi nhặt được của rơi?

+ Em thấy Tôm , Tép là người như thế nào?

- Tổng kết ý kiến trả lời của HS và chuyển dẫn: Tôm, Tép biết trả lại của rơi, hai bạn ấy là những người thật thà và thật là đáng yêu. Chúng ta có muốn như hai bạn ấy không? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài: Trả lại của rơi.

HS xem diễn hoạt cảnh Bà Còng đi chợ kết hợp nhạc bài hát cùng tên.

Trả lời các câu hỏi.

+ Bà Còng đánh rơi tiền.

+ Tôm, Tép đã trả lại tiền cho bà Còng mua rau.

+ Tôm, Tép là những người thật thà, đáng yêu.

- Lắng nghe.

Hoạt động 2: Khám phá 25’

- Mục đích: Hs sinh nêu được hành động được của rơi trả lại người bị mất, cách trả lại của rơi; hs đánh giá hành vi của người nhặt được (thấy) của rơi.

- Nội dung:

+ Hành động được của rơi

+ Cách trả lại của rơi

+ đánh giá hành vi của người nhặt được (thấy) của rơi.

- Sản phẩm: Hs tích cực tham gia các hoạt động học tập; trả lời được các câu hỏi nhận biết hành động trả lại của rơi, cách trả lại của rơi, nhận xét hành vi của người nhặt (thấy) của rơi.

- Cách tiến hành:

1. Xem tranh trả lời câu hỏi (nhận ra được hành động nhặt được của rơi)

- Yêu cầu HS quan sát hình trong sách trả lời câu hỏi:

+ Nêu nội dung của từng tranh.

+ Thái độ của bạn nữ khi nhận lại đồ đánh rơi như thế nào?

+ Em có thể đặt tên cho câu chuyện là gì?

- - Bạn Thành nhặt được của rơi và đã biết trả lại cho người đánh mất. Bạn ấy thật đáng khen. Hành động trả lại của rơi cho người bị mất là hành động đúng đắn, đáng yêu của người thật thà.

- 2. Thảo luận (Nội dung 2: cách trả lại của rơi)

a) Các bạn đã làm như thế nào để trả lại của rơi

- Chia lớp 2 nhóm: Tổ 1, 2 Thảo luận hình 1,2; Tổ 3,4 thảo luận hình 3,4. Mỗi nhóm thảo luận cặp đôi:

+ Bạn trong tranh đã nhặt được gì?

+Bạn đã làm gì với vật nhặt đươc?

- Các nhóm trình bày câu thảo luận.

- Hình 1,2:

+ Tại sao bạn lại gửi chiếc điện thoại cho bác bảo vệ?

- Hình 3,4

+ Tại sao bạn ấy lại gửi chiếc ví cho chú công an mà không gửi cho ai khác?

- Tổng hợp các ý kiến.

+ Khi nhặt được của rơi chúng ta nên làm gì?

+ Nếu không biết người đánh rơi thì chúng ta làm thế nào để trả lại của rơi?

- GV: Khi nhặt được của rơi, ta nên trả lại cho người đánh mất. Nếu không biết người đánh mất thì ta nên tìm đến người lớn đáng tin cậy như bác bảo vệ, thầy cô giáo, chú công an, cha mẹ,… nhờ để có thể trả lại cho người đánh mất.

b) - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao tìm được của rơi phải tìm cách trả lại cho người đánh mất.

3. Chia sẻ: (đánh giá hành vi nhìn (nhặt) được của rơi)

Chuyển tiếp:

- Cho HS nêu nội dung tranh

- Yêu cầu HS giơ thẻ đồng tình với việc làm của bạn nào?

+ Lời nói của Dũng cho thấy bạn ấy là người như thế nào?

+ Tại sao Dũng lại nói như vậy?

+ Vì sao em đồng tình với ý kiến của Hoa?

+ Em nghĩ Hoa sẽ nói gì để Dũng đồng tính với mình?

- GV chốt: Người bị mất đồ sẽ rất buồn, khi tìm được đồ bị mất họ sẽ rất vui. Vì vậy khi nhặt được của rơi tìm cách trả lại cho người bị mất thể hiện sự quan tâm đến người khác, biết chia sẻ lo lắng, khó khăn của người mất đồ.

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Khi nhặt được của rơi, làm thế nào để tra lại người đánh mất?

+ Em sẽ làm gì khi có người nhận đồ vật mình nhặt được là của họ bị đánh mất?

GV chốt: Trả lại của rơi là việc làm thể hiện sự quan tâm đến người xung quanh. Việc trả lại của rơi chỉ thật sự có ý nghĩa khi trao đúng người đánh mất.

- Quan sát tranh rồi nêu câu trả lời:

+ Tranh 1: Tan trường, trên đường về, bạn Thành thấy 1 bạn nữ đi trước mình đánh rơi 1 cây bút.

Tranh 2: Thành cúi xuống nhặt bút.

Tranh 3: Thành chạy theo và gọi bạn ấy lại.

Tranh 4: Thành trả lại bút cho bạn nữ.

+ Bạn nữ vui mừng nhận lại vật đánh rơi.

+ Bạn Thành thật thà; Bạn Thành đáng yêu;…

- HS lắng nghe.

- Hs thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu của giáo viên.

- Hình 1,2: Bạn nam thấy 1 chiếc điện thoại của ai bị bỏ quên. Bạn ấy đã gửi bác bảo vệ.

+ Vì bạn không biết ai là người đánh rơi…..

- Một bạn nữ thấy 1 chiếc vi ai đó đánh rơi. Bạn đã tìm chú công an để nhờ chú trao lại chiếc vi cho người đánh mất.

+ Vì bạn ấy không biết ai đánh rơi chiếc ví. Chú công an là người đáng tin cậy.

+ Em nên trả lại cho người đánh mất.

+ Em nên tìm đến người lớn đáng tin cậy trao vật đánh rơi để họ trả lại người mất.

- Vì đó là tài sản của họ, họ phải làm việc vất vả mới có được.

- Hai bạn trên đường đi học về nhìn thấy 1 chiếc đồng hồ. 1 bạn nói không phải của mình đừng nhặt, bạn kia nói nhặt lên mang về cho cô giáo.

- HS lựa chọn mặt của thẻ (1 mặt bạn trai, một mặt thẻ là bạn gái)

+ Dũng không tham của rơi; ….

+ Vì Dũng nghĩ không phải đồ của mình thì không nhặt.

+ Vì nhặt của rơi tìm cách trả lại là thật thà. Người bị mất tìm được đồng hồ sẽ rất vui.

+ Hoa sẽ nói: Nếu mình không nhặt gửi cô giáo để cô trả lại cho người mất thì người khác họ nhặt không trả lại cho người mất thì sao? Lúc đó người mất sẽ rất buồn vì không tìm được đồng hồ.

- Lắng nghe.

+ Gọi người đánh rơi quay lại lấy; trao vật bị rơi cho bác bảo vệ chú công an, cô giáo, cha mẹ ,… nhờ trả lại.

+ Để họ nói tả đặc điểm của đồ vật bị mất,mất ở đâu,..

Hoạt động 3: Luyện tập (20’)

- Mục đích: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để có lời khuyên đúng trong tình huống cụ thể; HS vui với thành quả của mình hoặc bạn trong 1 lần trả lại của rơi.

- Nội dung:

+ Đưa ra lời khuyên cho tình huống cụ thể.

+ Kể 1 lần mình hoặc bạn trả lại của rơi.

Sản phẩm: HS đưa ra lời khuyên đúng cho tình huống; Hs kể 1 lần mình hoặc bạn trả lại của rơi.

- Cách tiến hành:

a) Xử lí tình huống

GV cho HS xem tranh rồi nói nội dung tranh

Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.

+Em khuyên bạn nên làm gì khi bạn mình nhặt được chiếc vòng và tỏ ra rất thích chiếc vòng.

Sau khi học sinh trả lời xong gv nêu câu hỏi tiếp:

+ Làm thế nào để trả lại vật bị đánh rơi?

b) Liên hệ bản thân

Em hãy kể lại 1 lần em hoặc bạn em nhặt được của rơi và trả lại người đánh mất.

Nêu cảm xúc của em khi trả lại đồ vật đó.

GV tổng kết và nhận xét sự tham gia của Hs trong hoạt động này.

- 1 bạn nữ nhặt được 1 chiếc vòng, bạn ấy tỏ ra thích chiếc vòng.

+ Nên trả lại chiếc vòng cho người bị mất.

+ Gặp thầy cô, bác bảo vệ nếu ở trường; gặp cha mẹ nếu ở nhà nhờ trả lại vật bị đánh rơi cho người mất.

- HS tham gia kể.

Hoạt động 4: Thực hành (20’)

- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để thực hiện hành vi trả lại của rơi;

- Nội dung: Thực hành sắm vai vận dụng kiến thức đã học; Nêu các tâm gương nhặt của rơi trả lại người đánh mất.

- Sản phẩm: Hs sắm vai theo tình huống; tham gia tích cực hoạt động học.

Cách tiến hành:

a) Sắm vai thể hiện tình huống

Gv cho HS xem tranh và nêu nội dung từng tranh

GV chi nhóm 4 yêu cầu sắm vai thể hiện tình huống

- GV nhận xét sắm vai của các nhóm.

b) Làm theo tấm gương nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.

GV cho HS xem video những tấm gương nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.

GV: Nhặt được của rơi chỉ thực sự có ý nghĩa khi trả lại đúng người đánh mất. Hành động trả lại của rơi thể hiện sự quan tâm đến người khác. Đó là hành động đẹp thể hiện người trung thực thật thà. Chúng ta nên noi gương những người nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất.

Tranh 1: hai bạn Hs đi học về thì thấy 1 chiếc điện thoại của ai đánh rơi.

Tranh 2: 1 thanh niên đi tới nhận đó là chiếc điện thoại của mình.

Tranh 3: Hai bạn hỏi số đt của người thanh niên.

Tranh 4: Hai bạn đưa chiếc điện thoại cho thầy hiệu trưởng.

- HS sắm vai thể hiện tình huống.

- Vài nhóm lên diễn

- HS nhận xét

- HS theo dõi

- Lắng nghe.

Hoạt động 5: Tổng kết (5’)

Mục đích: Giáo viên, Hs nhận biết được mức độ HS đáp ứng được phẩm chất và năng lực sau bài học.

- Nội dung: Nhận xét giờ học

- Sản phẩm:

- Cách tiến hành:

GV cho Hs nêu lại tên bài học

GV cho HS đọc ghi nhớ bài.

Gv cho Hs hát bài Bà Còng đi chợ

- Trả lại của rơi.

- Khi nhặt được của rơi phải tìm cách trả lại người đánh mất.

- HS hát

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 1.242
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi