Câu 2: Dạy học môn Toán lớp 1 cần chú ý tạo cơ hội cho HS hình thành những năng lực nào?
A. Năng lực tư duy và lập luận toán học; Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
B. Năng lực mô hình hóa toán học; Năng lực giao tiếp toán học.
C. Năng lực sử dụng phương tiện và công cụ học toán.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 3: Đặc điểm cơ bản nhất của SGK Toán 1 Cánh Diều là gì?
A. Thiết kế theo định hướng tiếp cận nội dung.
B. Thiết kế theo định hướng phát triển năng lực.
C. Hình thức đẹp.
D. Có tính phân hoá cao.
Câu 4: Mỗi bài học trong SGK Toán 1 Cánh Diều có các hoạt động cơ bản nào?
A. Luyện tập, Thực hành, Vận dụng, Khám phá.
B. Khởi động, Luyện tập, Vận dụng, Mở rộng.
C. Khởi động trải nghiệm; Phân tích, khám phá rút ra bài học; Thực hành, luyện tập; Vận dụng giải quyết vấn đề.
D. Khởi động trải nghiệm; Phân tích, khám phá rút ra bài học; Thực hành, luyện tập; Mở rộng.
Câu 5: Mỗi bài học trong Sách giáo khoa Toán 1 bộ sách Cánh Diều thường bắt đầu từ hoạt động nào sau đây?
A. Trải nghiệm, khởi động.
B. Phân tích, khám phá, rút ra bài học.
C. Thực hành, luyện tập.
D. Củng cố, vận dụng.
Câu 6: Phần lớn các bài học trong sách giáo khoa Toán 1 bộ sách Cánh Diều được mở đầu bằng
A. Một bài toán.
B. Một câu chuyện.
C. Một tình huống thực tế.
D. Một đoạn văn.
Câu 7: Hoạt động Khởi động trong SGK Toán 1 nhằm mục đích gì?
A. Tạo tâm thế tích cực, khơi gợi suy nghĩ, hứng thú của HS để vào bài mới.
B. Giúp HS khám phá tri thức mới.
C. Giúp HS nhớ lại tri thức cũ.
D. Giúp HS rèn kĩ năng.
Câu 8: Tiếp cận xác định Khung nội dung dạy học môn Toán lớp 1 trong Sách giáo khoa Toán Cánh Diều theo trình tự nào?
A. Thứ nhất. Tiếp cận yêu cầu cần đạt.
Thứ hai. Tiếp cận mục tiêu giáo dục.
Thứ ba. Tiếp cận nội dung dạy học.
B. Thứ nhất. Tiếp cận mục tiêu giáo dục.
Thứ hai. Tiếp cận yêu cầu cần đạt.
Thứ ba. Tiếp cận nội dung dạy học.
C. Thứ nhất. Tiếp cận yêu cầu cần đạt.
Thứ hai. Tiếp cận nội dung dạy học.
Thứ ba. Tiếp cận mục tiêu giáo dục.
D. Thứ nhất. Tiếp cận mục tiêu giáo dục.
Thứ hai. Tiếp cận nội dung dạy học.
Thứ ba. Tiếp cận yêu cầu cần đạt.
Câu 9: Thời lượng thực hiện chương trình môn Toán lớp 1 trong Chương trình phổ thông 2018 là bao nhiêu tiết trong một năm học?
A. 105 tiết
B. 135 tiết
C. 140 tiết
D. 175 tiết
Câu 10: Nội dung nào sau đây đã giảm tải trong chương trình môn Toán 2018 Lớp 1?
A. Tia số.
B. Số liền trước.
C. Số liền sau.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 11: Nội dung nào sau đây đã giảm tải trong chương trình môn Toán 2018 Lớp 1?
A. Điểm, đoạn thẳng, đường thẳng.
B. Hình chữ nhật.
C. Đo độ dài.
D. Xem đồng hồ.
Câu 12: Nội dung nào sau đây đã giảm tải trong chương trình môn Toán 2018 Lớp 1?
A. Bài toán có lời văn.
B. Trình bày bài giải của bài toán có lời văn.
C. Câu lời giải của bài toán có lời văn.
D. Tóm tắt bài toán có lời văn.
Câu 13: Nội dung nào sau đây đã được bổ sung trong chương trình môn Toán 2018 Lớp 1?
A. Hình chữ nhật.
B. Hình vuông.
C. Hình tròn.
D. Hình tam giác.
Câu 14: Nội dung nào sau đây đã được bổ sung trong chương trình môn Toán 2018 Lớp 1?
A. Khối trụ, khối cầu.
B. Khối vuông, khối chữ nhật.
C. Khối tam giác.
D. Khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
Câu 15: Thời gian dành cho mạch nội dung "Hoạt động thực hành và trải nghiệm" trong Chương trình môn Toán Lớp 1 chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm?
A. 25%
B. 15%
C. 10%
D. 5%
Câu 16: Sách giáo khoa Toán 1 Cánh Diều gồm bao nhiêu chủ đề?
A. 4
B. 6
C. 8
D. 10
Câu 17: Tập 1 Sách giáo khoa Toán 1 Cánh Diều gồm những chủ đề nào?
A. Các số đến 10
Các số đến 100
Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10
Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.
B. Các số đến 10
Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
Các số trong phạm vi 100
Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.
C. Các số trong phạm vi 100
Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.
D. Các số đến 10
Các số trong phạm vi 100
Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.
Câu 18: Sách giáo khoa Toán 1 Cánh Diều dạy phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 theo cách tiếp cận nào?
A. Thành lập từng bảng cộng, từng bảng trừ và học thuộc lòng các bảng.
B. Sử dụng đồ dùng học tập như que tính, ngón tay,… để tìm kết quả.
C. Thành lập bảng cộng (trừ) trong phạm vi 6, phạm vi 10 rồi học thuộc lòng các bảng.
D. Trang bị cho HS cách tính.
Câu 19: Sách giáo khoa Toán 1 Cánh Diều dạy phép cộng dạng 14 + 3 theo cách tiếp cận nào?
A. Tính nhẩm bằng cách đếm tiếp.
B. Tính nhẩm bằng cách tách thành chục và đơn vị.
C. Học thuộc từng phép tính.
D. Tính viết theo cột dọc.
Câu 20: Sách giáo khoa Toán 1 Cánh Diều dạy phép trừ dạng 17 - 2 theo cách tiếp cận nào?
A. Tính nhẩm bằng cách đếm lùi.
B. Tính nhẩm bằng cách tách thành chục và đơn vị.
C. Học thuộc từng phép tính.
D. Tính viết theo cột dọc.
Câu 21: Sách giáo khoa Toán 1 Cánh Diều dạy so sánh các số trong phạm vi 100 theo cách tiếp cận nào?
A. So sánh số chục với số chục, số đơn vị với số đơn vị.
B. So sánh dựa vào việc đếm, sử dụng công cụ bảng một trăm.
Câu 22: Sách giáo khoa Toán 1 Cánh Diều dạy nội dung “Chục và đơn vị” ở thời điểm nào?
A. Trước khi HS học các số trong phạm vi 20.
B. Sau khi HS học các số trong phạm vi 20.
C. Trước khi HS học các số trong phạm vi 100.
D. Sau khi HS học các số trong phạm vi 100.
Câu 23: Mỗi bài trong sách Toán 1 được biên soạn để dạy trong mấy tiết?
A. 1 tiết.
B. 2 tiết.
C. 3 tiết.
D. Có thể 1 hoặc nhiều tiết.
Câu 24: Quan điểm của sách Toán 1 Cánh diều về việc học sinh học thuộc các bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 như thế nào?
A. Phải học thuộc lòng các bảng cộng, bảng trừ.
B. Cuối học kì 1 phải thuộc các bảng cộng, bảng trừ.
C. Cuối học năm HS phải đạt được yêu cầu thuộc các bảng cộng, bảng trừ.
D. HS được vận dụng bảng để thực hiện phép cộng, phép trừ có nhớ mà không nhất thiết phải học thuộc bảng.
E. Cả A & B đều đúng.
F. Cả C & D đều đúng.
Câu 25: Học sinh cần đạt được yêu cầu gì khi học hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật?
A. Quan sát, nhận dạng và nói đúng tên hình.
B. Quan sát, nhận dạng và nhận biết đặc điểm của hình.
C. Quan sát, nhận dạng và nhận biết các cạnh của hình.
D. Quan sát, nhận dạng và vẽ hình.
Câu 26: Chương trình môn Toán cấp Tiểu học không ghi mạch kiến thức Giải bài toán có lời văn, vậy nội dung Giải bài toán có lời văn có cần thiết phải dạy ở lớp 1 không?
A. Không cần thiết phải dạy giải toán.
B. Dạy cũng được, không dạy cũng được.
C. Có dạy, tuy nhiên không cần quan tâm.
D. Tuy chương trình không tách riêng mạch kiến thức Giải bài toán có lời văn nhưng Bài toán có lời văn thì vẫn có ở các mạch kiến thức với yêu cầu: Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến giải các bài toán.
Câu 27: Nên sử dụng thiết bị, học liệu trong quá trình tổ chức dạy học Toán 1 như thế nào?
A. Sử dụng càng nhiều càng tốt.
B. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
C. Không nên sử dụng vì phức tạp, mất thời gian.
D. Hạn chế sử dụng.
Câu 28: Khi dạy về số và phép tính, học sinh sẽ sử dụng đồ dùng học tập nào?
A. Các khối lập phương như SGK.
B. Dùng que tính.
C. Dùng các vật thay thế: nắp chai, hòn sỏi,...
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 29: Nên sử dụng SGV Toán 1 như thế nào?
A. Xây dựng kế hoạch bài học một cách linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở những gợi ý của sách.
B. Sách mang tính pháp lệnh, chỉ cần dạy học theo sách.
C. Không cần thiết phải sử dụng sách vì sẽ triệt tiêu sự sáng tạo của GV.
D. Có thể sử dụng sách nhưng không được thay đổi vị trí các chủ đề/bài học.
Câu 30: Trong quá trình dạy học Toán 1, nếu xuất hiện các khó khăn thì GV phải giải quyết như thế nào?
A. Trao đổi ý kiến trong nhóm chuyên môn.
B. Tham khảo ý kiến của các giáo viên nhiều kinh nghiệm.
C. Tham khảo ý kiến của các tác giả viết SGK.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Trên đây là Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán lớp 1 sách Cánh Diều nhằm phục vụ thầy cô trong quá trình tập huấn sách giáo khoa lớp 1 mới năm học 2021-2022.
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.