Đáp án trắc nghiệm tập huấn lớp 6 sách Cánh Diều - Tất cả các môn
Đáp án trắc nghiệm tập huấn lớp 6 sách Cánh Diều - Tất cả các môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sửm Địa lý, Khoa học tự nhiên, GDCD, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Tiếng anh..... là đáp án để các thầy cô tham khảo nhằm hoàn thành bài tập trong tập huấn sử dụng SGK mới của Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
Các môn còn lại Hoatieu.vn sẽ cập nhập liên tục để gửi tới các thầy cô trong thời gian sớm nhất. Các thầy cô chú ý theo dõi trang ạ.
Đáp án trắc nghiệm chương trình tập huấn SGK 6 Cánh Diều
- 1. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều
- 2. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tin học lớp 6 sách Cánh Diều
- 3. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán lớp 6 sách Cánh Diều
- 4. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều
- 5. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục thể chất lớp 6 sách Cánh Diều
- 6. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh Diều
- 7. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Lịch sử lớp 6 sách Cánh Diều
- 8. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Địa lý lớp 6 sách Cánh Diều
- 9. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ lớp 6 sách Cánh Diều
- 10. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách Cánh Diều
- 11. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Âm nhạc 6 sách Cánh Diều
- 12. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mỹ thuật 6 sách Cánh Diều
- 13. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tiếng anh 6 sách Cánh Diều
1. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều
Câu 1: Trong số các phương án sau, phương án nào không thuộc thành phần của “Năng lực khoa học tự nhiên”?
A. Nhận thức khoa học tự nhiên.
B. Tìm hiểu tự nhiên.
C. Rèn luyện kĩ năng thực hành khoa học tự nhiên.
D. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Câu 2: Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 nhằm phát triển những phẩm chất chủ yếu ở học sinh đã được ghi trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là:
A. yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
B. yêu nước, chăm học, trung thực, trách nhiệm, khách quan.
C. yêu nước, nhân ái, đoàn kết, trung thực, trách nhiệm.
D. yêu nước, yêu lao động, đoàn kết, trung thực, trách nhiệm.
Câu 3: Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 nhằm phát triển những năng lực chung ở học sinh đã được ghi trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là:
A. năng lực tự chủ và tự học; năng lực hợp tác và làm việc nhóm; năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn.
B. năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
C. năng lực tự học; năng lực giao tiếp; năng lực sáng tạo.
D. năng lực tự chủ; năng lực hợp tác; năng lực phản biện.
Câu 4: Cấu trúc sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 bộ sách Cánh Diều gồm có:
(1) 35 bài học
(2) 15 chủ đề
(3) 2 bài thực hành
(4) 5 phần
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. 1 – 2 – 3
B. 2 – 3 – 4
C. 1 – 2 – 4
D. 1 – 3 – 4
Câu 5: Cấu trúc các phần trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 bộ sách Cánh Diều gồm có:
A. Giới thiệu về khoa học tự nhiên và các phép đo; Chất và sự biến đổi của chất; Sinh vật; Năng lượng và sự biến đổi; Trái Đất và bầu trời.
B. Giới thiệu về khoa học tự nhiên và các phép đo; Chất và sự biến đổi của chất; Vật sống; Năng lượng và sự biến đổi; Trái Đất và bầu trời.
C. Giới thiệu về khoa học tự nhiên; Chất và sự biến đổi của chất; Sinh vật; Năng lượng và sự biến đổi; Khoa học về Trái Đất và vũ trụ.
D. Giới thiệu về khoa học tự nhiên và các phép đo; Chất và sự biến đổi của chất; Sinh vật; Năng lượng điện và lực; Trái Đất và bầu trời.
Câu 6: Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 bộ sách Cánh Diều có những điểm mới nào sau đây?
(1) Sách được biên soạn trên quan điểm: tinh giản, khoa học, hiện đại, thiết thực và khơi nguồn sáng tạo.
(2) Sách được biên soạn riêng từng nội dung Vật lí, Hoá học, Sinh học.
(3) Sách biên soạn theo hướng tích hợp, phù hợp với khả năng dạy học của giáo viên.
(4) Sách được biên soạn theo hướng “mở”.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. 1 – 2 – 3
B. 2 – 3 – 4
C. 1 – 3 – 4
D. 1 – 2 – 4
Câu 7: Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 bộ sách Cánh Diều được biên soạn theo hướng “mở”, cụ thể là:
(1) không quy định thời lượng cụ thể cho mỗi chủ đề / bài học.
(2) giáo viên có thể tuỳ chọn nội dung dạy học.
(3) tùy theo chủ đề có thể có bài thực hành bố trí riêng hoặc thí nghiệm được trình bày trong mỗi chủ đề/ bài học.
(4) trong mỗi bài học, các bước luyện tập và vận dụng được bố trí một cách linh hoạt.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. 1 – 2 – 3
B. 1 – 3 – 4
C. 2 – 3 – 4
D. 1 – 2 – 4
Câu 8: Dạy học tích hợp trong môn Khoa học tự nhiên 6 thông qua những hình thức nào sau đây?
(1) Tích hợp thông qua thể hiện các “nguyên lí và quy luật chung của tự nhiên”.
(2) Tích hợp thông qua dạy học theo chủ đề và giáo dục STEM.
(3) Tích hợp trong bước vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài học.
(4) Tích hợp trong dạy học thực hành, thí nghiệm.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. 1 – 2 – 3
B. 1 – 3 – 4
C. 2 – 3 – 4
D. 1 – 2 – 4
Câu 9: Những nguyên lí chung nhất của thế giới tự nhiên là:
A. sự đa dạng, tính cấu trúc, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi, sự tương tác.
B. trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, cảm ứng và vận động, sinh trưởng, phát triển.
C. chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời.
D. các sự vật, hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng tới cuộc sống của con người.
Câu 10: Bài học trong sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên 6 bộ sách Cánh Diều được thiết kế theo các bước:
A. Khởi động; Học kiến thức mới; Luyện tập; Vận dụng.
B. Mở đầu; Hình thành kiến thức, kĩ năng; Luyện tập; Vận dụng.
C. Khởi động; Hình thành kiến thức; Vận dụng; Luyện tập.
D. Mở đầu; Học kiến thức mới; Làm bài tập; Vận dụng.
Câu 11: Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 nhấn mạnh một trong những định hướng dạy học góp phần phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cho học sinh là:
A. phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
B. yêu cầu học sinh tự học là chính.
C. tập trung đánh giá khả năng thực hành, giải quyết vấn đề của học sinh.
D. tăng cường dạy học theo nhóm.
Câu 12: Môn Khoa học tự nhiên cùng với những môn học nào sau đây để góp phần phát triển giáo dục STEM?
A. Công nghệ, Toán, Ngữ văn
B. Toán, Công nghệ, Tin học
C. Vật lí, Toán, Ngoại ngữ
D. Toán, Tin học, Lịch sử và Địa lí.
Câu 13: Mục tiêu của đánh giá kết quả giáo dục là
(1) cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đạt chuẩn (yêu cầu cần đạt) về phẩm chất và năng lực của học sinh.
(2) đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
(3) để hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh và điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí,…
(4) phân loại học sinh.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. 1 – 2 – 3
B. 1 – 3 – 4
C. 2 – 3 – 4
D. 1 – 2 – 4
Câu 14: Theo quan điểm đánh giá năng lực, đánh giá kết quả học tập cần tập trung vào hoạt động đánh giá nào sau đây?
A. Ghi nhớ được kiến thức.
B. Tái hiện chính xác kiến thức.
C. Hiểu đúng kiến thức.
D. Vận dụng sáng tạo kiến thức.
Câu 15: Nhận định nào dưới đây không đúng về hình thức đánh giá thường xuyên?
A. Diễn ra trong quá trình dạy học.
B. Để so sánh các học sinh với nhau.
C. Nhằm điều chỉnh, cải thiện hoạt động dạy học.
D. Động viên, khuyến khích hoạt động học tập của học sinh.
Câu 16: Công cụ nào sau đây phù hợp để đánh giá kết quả học tập theo hình thức kiểm tra viết trong môn Khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở?
A. Thang đo, bảng kiểm.
B. Sổ ghi chép sự kiện, hồ sơ học tập.
C. Phiếu đánh giá theo tiêu chí, hồ sơ học tập.
D. Câu hỏi, bài tập.
Câu 17: Cách đánh giá nào sau đây phù hợp với quan điểm đánh giá là học tập?
A. Học sinh tự đánh giá.
B. Giáo viên đánh giá.
C. Tổ chức giáo dục đánh giá.
D. Cộng đồng xã hội đánh giá.
Câu 18: Trong các phương án dưới đây, phương án nào là định hướng lựa chọn phương pháp dạy học nhằm góp phần phát năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh?
A. Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề do giáo viên đề ra.
B. Tổ chức cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kết luận và đánh giá vấn đề,…
C. Tổ chức cho học sinh lập kế hoạch giải quyết vấn đề do giáo viên đề ra.
D. Tổ chức cho học sinh thực hiện kế hoạch do giáo viên đề ra.
Câu 19: Phương pháp dạy học nào dưới đây phù hợp để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh?
A. Phương pháp dạy học theo dự án (Base project).
B. Phương pháp sử dụng bài tập (Using exercise).
C. Phương pháp đàm thoại (Discussion method).
D. Phương pháp thuyết trình (Lecture method).
Câu 20: Cách viết nào dưới đây là đúng khi viết mục tiêu của bài học?
A. Mục tiêu cần thể hiện được yêu cầu về kiến thức của học sinh.
B. Mục tiêu cần thể hiện được yêu cầu về kĩ năng của học sinh.
C. Mục tiêu cần thể hiện yêu cầu cần đạt nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
D. Mục tiêu cần thể hiện được yêu cầu về thái độ của học sinh.
Câu 21: Dựa vào căn cứ nào dưới đây để xác định mục tiêu bài học?
A. Yêu cầu cần đạt và bảng “Các biểu hiện cụ thể của năng lực khoa học tự nhiên”.
B. Nội dung của bài học trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6.
C. Yêu cầu kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục của học sinh.
D. Nội dung được trình bày trong sách hướng dẫn giáo viên.
Câu 22: Để phát triển thành phần năng lực nhận thức khoa học tự nhiên, giáo viên cần
A. vận dụng một số phương pháp có ưu thế phát triển thành phần năng lực này.
B. tạo cho học sinh cơ hội tự học, tự trải nghiệm, diễn đạt hiểu biết bằng cách riêng.
C. tạo điều kiện để học sinh đưa ra câu hỏi, vấn đề cần tìm hiểu.
D. tạo cơ hội cho học sinh đề xuất hoặc tiếp cận với các tình huống thực tiễn.
Câu 23: Để phát triển thành phần năng lực tìm hiểu tự nhiên, giáo viên cần
A. tạo cho học sinh cơ hội tự học, tự trải nghiệm, diễn đạt hiểu biết bằng cách riêng.
B. tạo cơ hội cho học sinh đề xuất hoặc tiếp cận với các tình huống thực tiễn.
C. tạo điều kiện để học sinh đưa ra câu hỏi, vấn đề cần tìm hiểu.
D. vận dụng một số phương pháp có ưu thế phát triển thành phần năng lực này.
Câu 24: Để phát triển thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, giáo viên cần
A. tạo cho học sinh cơ hội tự học, tự trải nghiệm, diễn đạt hiểu biết bằng cách riêng.
B. vận dụng một số phương pháp có ưu thế phát triển thành phần năng lực này.
C. tạo điều kiện để học sinh đưa ra câu hỏi, vấn đề cần tìm hiểu.
D. tạo cơ hội cho học sinh đề xuất hoặc tiếp cận với các tình huống thực tiễn.
Câu 25: Nguyên tắc thiết kế nội dung cho các chủ đề, bài học môn Khoa học tự nhiên 6 là
(1) đề cao tính thực tiễn.
(2) tăng cường kĩ năng tính toán.
(3) phát triển tư duy khoa học.
(4) khơi gợi sự yêu thích khoa học ở học sinh.
Tổ hợp câu trả lời đúng là
A. 1 – 2 – 3
B. 1 – 3 – 4
C. 2 – 3 – 4
D. 1 – 2 – 4
Câu 26: Nội dung các chủ đề, bài học môn Khoa học tự nhiên 6 là
A. cung cấp nhiều kiến thức khoa học.
B. thiết kế theo từng tiết một.
C. thiết kế tích hợp các kiến thức.
D. tăng cường bài tập, bài thực hành.
Câu 27: Bài tập thực nghiệm được sử dụng phù hợp nhất để đánh giá những năng lực nào sau đây?
Nhận thức khoa học tự nhiên.
Tìm hiểu tự nhiên.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Giao tiếp.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. 1 - 4
B. 1 - 3
C. 1 - 2 - 3
D. 1- 2 - 4
Câu 28: Công cụ nào sau đây phù hợp nhất cho việc sử dụng để đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên?
A. Bảng hỏi ngắn
B. Bảng kiểm
C. Hồ sơ học tập
D. Thẻ kiểm tra
Câu 29: Giáo viên muốn đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của học sinh, nên sử dụng những công cụ đánh giá nào sau đây?
A. Bảng hỏi ngắn và bảng kiểm.
B. Bài tập thực tiễn và bảng kiểm
C. Câu hỏi và hồ sơ học tập
D. Thẻ kiểm tra và bài tập thực nghiệm.
Câu 30: Trong dạy học môn Khoa học tự nhiên, để đánh giá phẩm chất chăm chỉ, giáo viên nên sử dụng các cặp công cụ nào sau đây?
A. Bài tập thực nghiệm và checklist.
B. Bài tập thực tiễn và rubrics.
C. Bảng hỏi ngắn và thang đo.
D. Hồ sơ học tập và câu hỏi.
2. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tin học lớp 6 sách Cánh Diều
Câu 1: Khi nói về mục tiêu của SGK Tin học 6 Cánh Diều, câu nào sau đây là sai?
A. Đáp ứng yêu cầu của Chương trình (CT) môn Tin học 6 năm 2018.
B. Là tài liệu chính giúp học sinh (HS) chiếm lĩnh tri thức, tìm tòi và vận dụng tri thức theo yêu cầu cần đạt (YCCĐ) trong Chương trình môn Tin học lớp 6.
C. Là tài liệu chính giúp giáo viên (GV) định hướng, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học và công cụ đánh giá kết quả học tập của HS.
D. Là tài liệu chính có tính pháp lí để thực hiện CT môn Tin học lớp 6.
Câu 2: Khi nói về các cách tiếp cận của SGK Tin học 6 Cánh Diều, câu nào sau đây là sai?
A. Tiếp cận Năng lực.
B. Tiếp cận Nội dung.
C. Tiếp cận Hoạt động.
D. Tiếp cận Đối tượng.
E. Tiếp cận Hệ thống.
Câu 3: Khi nói về tính mở trong SGK Tin học 6 Cánh Diều, câu nào sau đây là đúng nhất?
A. GV có thể linh hoạt thay thế hoạt động trong SGK để phù hợp đối tượng HS.
B. GV có thể linh hoạt thay thế ví dụ trong SGK để phù hợp đối tượng HS.
C. GV có thể linh hoạt thay thế bài tập trong SGK để phù hợp đối tượng HS.
D. GV có thể linh hoạt thay đổi ví dụ, hoạt động, bài tập trong SGK để phù hợp đối tượng HS.
Câu 4: Khi trình bày về các khái niệm thông tin, vật mang tin, xử lí thông tin, câu nào sau đây là đúng nhất?
A. Cung cấp các định nghĩa chặt chẽ, chính xác.
B. Yêu cầu HS tra cứu từ điển, tài liệu khác để tìm hiểu các khái niệm.
C. Nêu các ví dụ trong đời sống, phù hợp với trải nghiệm của HS để hình thành khái niệm.
D. Nêu định nghĩa và yêu cầu HS cho các ví dụ minh hoạ.
Câu 5: Câu trả lời nào sau đây là đúng cho câu hỏi: Số hoá là gì?
A. Số hoá văn bản là trang in gồm toàn các số.
B. Số hoá dữ liệu ảnh cho kết quả là bức ảnh đẹp hơn, rõ nét hơn.
C. Số hoá dữ liệu là chuyển dữ liệu thành văn bản.
D. Số hoá dữ liệu là chuyển dữ liệu thành dãy bit.
Câu 6: Trong SGK Tin học 6 Cánh Diều đã chọn phương án nào sau đây là đúng để viết về mạng máy tính và các thành phần của mạng máy tính?
A. Mạng máy tính là một nhóm các máy tính và thiết bị được kết nối để truyền dữ liệu cho nhau.
B “Phần mềm mạng” là thành phần duy nhất của mạng máy tính.
C. Mạng máy tính chỉ có hai thành phần là “Môi trường truyền dẫn” và “Thiết bị kết nối mạng”.
D. Internet là tài sản của một công ty tin học lớn nhất thế giới.
Câu 7: Câu nào sau đây là đúng cần lưu ý GV khi dạy về mạng có dây và mạng không dây?
A. Nên giải thích những trường hợp cụ thể mà trong đó mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây.
B. Cần nhấn mạnh mạng không dây luôn ưu việt hơn mạng có dây, vì thế đang dần thay thế mạng có dây.
C. Cần giải thích kĩ bản chất của sóng điện từ.
D. Nội dung này không thích hợp với phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
Câu 8: Câu nào sau đây là đúng khi giới thiệu cho học sinh về siêu liên kết và siêu văn bản?
A. Sử dụng siêu liên kết chỉ xem được một đoạn văn bản trong cùng một trang web.
B. Siêu liên kết chỉ xuất hiện ở một hình ảnh trong trang web.
C. Với một siêu văn bản, người đọc có thể không đọc tuần tự, có thể từ tài liệu này di chuyển đến các tài liệu khác nhờ các siêu liên kết.
D. Trên một siêu văn bản chỉ có siêu kiên kết.
Câu 9: Yêu cầu nào sau đây với học sinh là đúng mực khi dạy về trang web, website, địa chỉ website, siêu văn bản, siêu liên kết, trình duyệt, máy tìm kiếm, thư điện tử?
A. Xem và nêu được các dạng thông tin trên một trang web.
B. Hiểu được ý nghĩa, công dụng của website, trình duyệt, máy tìm kiếm, thư điện tử và thực hiện được một số thao tác cơ bản.
C. Trình bày được đầy đủ, chính xác các khái niệm trang web, website, địa chỉ website, siêu văn bản, siêu liên kết, trình duyệt, máy tìm kiếm, thư điện tử.
D. Trình bày được chi tiết các bước sử dụng website, trình duyệt, máy tìm kiếm, thư điện tử.
Câu 10: Câu nào sau đây là sai khi dạy chủ đề D (Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số)?
A. GV liên hệ với cuộc sống hằng ngày thông qua những ví dụ cụ thể.
B. Yêu cầu HS đọc SGK, GV phân tích và HS ghi chép.
C. Tổ chức cho HS tự tìm hiểu, thảo luận theo hình thức làm việc nhóm rồi báo cáo kết quả.
D. Đánh giá HS thông qua ý kiến phát biểu, trả lời vấn đáp và thảo luận trên lớp của HS.
Câu 11: Điều nào sau đây là đúng khi thực hiện giảng dạy chủ đề D (Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số)?
A. Tổ chức cho HS thực hành một số nội dung của chủ đề.
B. Yêu cầu HS cài đặt được phần mềm diệt virus.
C. Yêu cầu HS sưu tầm các email có nội dung lừa đảo hoặc quảng cáo.
D. Đánh giá HS qua làm sản phẩm.
Câu 12: Điều nào sau đây là sai khi dạy nội dung phần mềm soạn thảo văn bản (STVB)?
A. Yêu cầu HS sử dụng được công cụ tìm kiếm và thay thế ở tính năng nâng cao của công cụ này.
B. Nhấn mạnh cho HS: các phần mềm STVB có các chức năng cơ bản như nhau.
C. Dạy học định hướng sản phẩm, tạo điều kiện cho HS thực hành, tự học, tự khám phá.
D. Trong mỗi bài học đều tận dụng cơ hội để HS quan sát GV làm mẫu và HS thực hành.
Câu 13: Câu nào sau đây là sai khi áp dụng trong đánh giá HS ở nội dung STVB?
A. Khai thác hoạt động trong các bài học để thiết kế công cụ đánh giá và tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ học tập, từ đó đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
B. Khai thác một số hoạt động trong các bài học để thực hiện đánh giá như một hoạt động học.
C. Nội dung STVB thuộc định hướng ứng dụng nên không thể có câu hỏi tự luận trong kiểm tra, đánh giá.
D. Tận dụng các bài tập thực hành để quan sát quá trình tạo sản phẩm và kết quả tạo sản phẩm, từ đó đánh giá phẩm chất và năng lực: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề.
Câu 14: Câu nào sau đây là sai khi dạy nội dung sơ đồ tư duy và phần mềm sơ đồ tư duy cho HS?
A. Khuyến khích HS dùng sơ đồ tư duy trình bày các ý tưởng về một chủ đề nào đó (có thể trong các môn học khác hoặc các hoạt động khác).
B. Hướng dẫn HS chi tiết từng bước trong sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy.
C. GV yêu cầu HS bám sát hướng dẫn của SGK để thực hiện dự án nhỏ ở nội dung sơ đồ tư duy.
D. Đánh giá dự án gồm đánh giá sản phẩm, tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm và khả năng tự tìm hiểu phần mềm của HS.
Câu 15: Câu nào sau đây là sai khi dạy về thuật toán?
A. Bắt đầu từ những ví dụ quen thuộc để hình thành khái niệm thuật toán.
B. Bắt đầu từ những ví dụ quen thuộc để giúp HS nhận biết khi nào cần rẽ nhánh, khi nào cần vòng lặp trong mô tả thuật toán.
C. Đối sánh các mẫu mô tả cấu trúc rẽ nhánh và lặp cùng với các ví dụ tương ứng.
D. Yêu cầu HS mô tả mỗi thuật toán bằng cả hai cách: liệt kê từng bước và sơ đồ khối.
Trên đây là Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tin học lớp 6 sách Cánh Diều nhằm phục vụ thầy cô trong quá trình tập huấn sách giáo khoa lớp 6 mới năm học 2021-2022.
3. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán lớp 6 sách Cánh Diều
Câu 1: Bốn nguyên tắc vàng được thể hiện trong Sách giáo khoa Toán 6 Cánh Diều là gì?
A (1) Dạy học phân hóa
(2) Thiết thực - Dạy học gắn với các tình huống thực tế có bối cảnh thực.
(3) Tiến trình dạy học phải bắt đầu từ HS, hiểu HS, tổ chức dạy học theo đúng tiến trình nhận thức của HS.
(4) Tiến trình dạy học được tổ chức thành chuỗi các hoạt động học tập.
B (1) Tinh giản - Giảm tải.
(2) Dạy học phân hóa
(3) Tiến trình dạy học phải bắt đầu từ HS, hiểu HS, tổ chức dạy học theo đúng tiến trình nhận thức của HS.
(4) Tiến trình dạy học được tổ chức thành chuỗi các hoạt động học tập.
C (1) Tinh giản - Giảm tải.
(2) Thiết thực - Dạy học gắn với các tình huống thực tế có bối cảnh thực.
(3) Dạy học phân hóa
(4) Tiến trình dạy học được tổ chức thành chuỗi các hoạt động học tập.
D (1) Tinh giản - Giảm tải.
(2) Thiết thực - Dạy học gắn với các tình huống thực tế có bối cảnh thực.
(3) Tiến trình dạy học phải bắt đầu từ HS, hiểu HS, tổ chức dạy học theo đúng tiến trình nhận thức của HS.
(4) Tiến trình dạy học được tổ chức thành chuỗi các hoạt động học tập.
Câu 2: Mỗi bài học trong Sách giáo khoa Toán 6 bộ sách Cánh Diều thường bắt đầu từ hoạt động nào sau đây?
A. Trải nghiệm, Khởi động
B. Phân tích, khám phá, rút ra bài học
C. Thực hành, luyện tập
D. Củng cố, vận dụng
Câu 3: Phần lớn các bài học trong sách giáo khoa Toán 6 bộ sách Cánh Diều được mở đầu bằng
A. Một bài toán.
B. Một câu chuyện.
C. Một tình huống thực tế có bối cảnh thực.
D. Một đoạn văn.
Câu 4: Tiếp cận xác định Khung nội dung dạy học môn Toán lớp 6 trong Sách giáo khoa Toán Cánh Diều theo trình tự nào?
A. Thứ nhất. Tiếp cận yêu cầu cần đạt.
Thứ hai. Tiếp cận mục tiêu giáo dục.
Thứ ba. Tiếp cận nội dung dạy học.
B. Thứ nhất. Tiếp cận mục tiêu giáo dục.
Thứ hai. Tiếp cận yêu cầu cần đạt.
Thứ ba. Tiếp cận nội dung dạy học.
C. Thứ nhất. Tiếp cận yêu cầu cần đạt.
Thứ hai. Tiếp cận nội dung dạy học.
Thứ ba. Tiếp cận mục tiêu giáo dục.
D. Thứ nhất. Tiếp cận mục tiêu giáo dục.
Thứ hai. Tiếp cận nội dung dạy học.
Thứ ba. Tiếp cận yêu cầu cần đạt.
Câu 5: Thời lượng thực hiện chương trình môn Toán lớp 6 trong Chương trình phổ thông 2018 là bao nhiêu tiết trong một năm học?
A. 105 tiết
B. 140 tiết
C. 175 tiết
D. 210 tiết
Câu 6: Khái niệm nào sau đây đã giảm tải trong chương trình môn Toán 2018 lớp 6?
A. Khái niệm góc
B. Khái niệm tia
C. Khái niệm đoạn thẳng
D. Khái niệm nửa mặt phẳng
Câu 7: Khái niệm nào sau đây đã giảm tải trong chương trình môn Toán 2018 lớp 6?
A. Khái niệm giá trị tuyệt đối
B. Khái niệm phân số
C. Khái niệm tỉ số của hai số nguyên
D. Khái niệm
Câu 8: Thời gian dành cho mạch nội dung 'Hình học và Đo lường’ trong Chương trình môn Toán lớp 6 chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm?
A. 49%
B. 30%
C. 14%
D .7%
Câu 9: Thời gian dành cho mạch nội dung ‘Hoạt động thực hành và trải nghiệm’ trong Chương trình môn Toán lớp 6 chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm?
A. 49%
B. 30%
C. 14%
D. 7%
Câu 10: Thời gian dành cho mạch nội dung ‘Thống kê và xác suất’ trong Chương trình môn Toán lớp 6 chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm?
A. 49%
B. 30%
C. 14%
D. 7%
Câu 11: Thời gian dành cho mạch nội dung ‘Số và Đại số’ trong Chương trình môn Toán lớp 6 chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm?
A. 49%
B. 30%
C. 14%
D. 7%
Câu 12: Sách giáo khoa Toán 6 Cánh Diều gồm bao nhiêu chương?
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Câu 13: Tập 1 Sách giáo khoa Toán 6 Cánh Diều gồm những chương nào?
A. Một số yếu tố thống kê và xác suất.
Phân số và số thập phân
Hình học phẳng
B. Số tự nhiên.
Số nguyên.
Hình học trực quan.
C. Số tự nhiên.
Phân số và số thập phân
Hình học phẳng
D. Số nguyên.
Hình học trực quan.
Một số yếu tố thống kê và xác suất.
Câu 14: Tập 2 Sách giáo khoa Toán 6 Cánh Diều gồm những chương nào?
A. Số tự nhiên.
Số nguyên.
Hình học trực quan.
B. Số tự nhiên.
Phân số và số thập phân
Hình học phẳng
C. Hình học trực quan.
Một số yếu tố thống kê và xác suất.
Phân số và số thập phân
D. Một số yếu tố thống kê và xác suất.
Phân số và số thập phân
Hình học phẳng.
Câu 15: Chương trình Toán 6 năm 2018 có thêm những nội dung nào?
A. Hình học trực quan.
Hình học phẳng.
B. Hình học phẳng.
Một số yếu tố thống kê và xác suất.
C. Phân số và số thập phân
Một số yếu tố thống kê và xác suất.
D. Hình học trực quan.
Một số yếu tố thống kê và xác suất.
Phân số và số thập phân
Hình học phẳng.
Câu 16: Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong Sách giáo khoa Toán 6 Cánh Diều gồm những chủ đề nào?
A. Đầu tư kinh doanh.
Sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng.
Sắp xếp thành các hình đối xứng
B. Đầu tư kinh doanh.
Chỉ số khối cơ thể.
Sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng.
C. Đầu tư kinh doanh.
Chỉ số khối cơ thể.
Sắp xếp thành các hình đối xứng
D. Chỉ số khối cơ thể.
Sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng.
Sắp xếp thành các hình đối xứng
Câu 17: Sách giáo khoa Toán 6 bộ sách Cánh Diều đã giới thiệu phần mềm toán học nào trong những phần mềm sau đây?
A. Phần mềm MathType
B. Phần mềm Latex
C. Phần mềm Geometer's Sketchpad
D. Phần mềm Geogebra
Câu 18: Bài học ‘Điểm – Đường thẳng’ trong sách Toán 6 bộ sách Cánh Diều được bắt đầu từ hoạt động nào?
A. Quan sát một phần sơ đồ cố đô Hoa Lư.
B. Quan sát một phần bản đồ giao thông ở Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Quan sát những tia nắng mùa xuân trong rừng.
D. Quan sát kim giờ và kim phút của các đồng hồ.
Câu 19: Bài học ‘Biểu đồ cột kép’ trong sách Toán 6 bộ sách Cánh Diều được bắt đầu từ hoạt động nào?
A. Quan sát biểu đồ dân số năm 2018 của các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên.
B. Quan sát biểu đồ dân số của một số quốc gia năm 2019.
C. Quan sát biểu đồ cho biết lượng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu ở Việt Nam năm 2018.
D. Quan sát các biểu đồ cột đơn biểu diễn số huy chương của từng đoàn thể thao Việt Nam, Thái Lan trong SEA Games 30.
Câu 20: Sách Toán 6 bộ sách Cánh Diều có bao nhiêu chủ đề trong các chủ đề sau đây: Số tự nhiên, Số nguyên, Phân số, Số thập phân, Hình học trực quan, Hình học phẳng, Một số yếu tố thống kê, Một số yếu tố xác suất?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 21: ‘Tiến trình thống kê’ trong sách Toán 6 bộ sách Cánh Diều có những bước nào?
A. Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu
B. Tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu
C. Thu thập, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu
D. Phân tích và xử lí dữ liệu
Câu 22: Bài học ‘Số nguyên âm’ trong sách Toán 6 bộ sách Cánh Diều được bắt đầu từ hoạt động nào?
A. Quan sát hình ảnh các đại dương.
B. Quan sát hình ảnh tuyết rơi.
C. Quan sát tài khoản của một người còn nợ ngân hàng.
D. Quan sát bản tin dự báo thời tiết.
Câu 23: Chủ đề ‘Hai tia trùng nhau’ trong sách Toán 6 bộ sách Cánh Diều được bắt đầu từ hoạt động nào?
A. Quan sát hình vẽ hai tia trùng nhau.
B. Quan sát hình ảnh chim ruồi ong.
C. Quan sát hai kim của đồng hồ lúc 12 giờ.
D. Quan sát hình ảnh ba điểm thẳng hàng.
Câu 24: Bài học ‘Phép cộng, phép trừ số thập phân’ trong sách Toán 6 bộ sách Cánh Diều được bắt đầu từ hoạt động nào?
A. Quan sát bản tin SEA Gamess 30 ngày 08/12/2019.
B. Quan sát hình ảnh gấu nước.
C. Quan sát hình ảnh gấu Bắc Cực.
D. Quan sát hình ảnh Thái Bình Dương.
Câu 25: Chủ đề nào trong sách giáo khoa Toán 6 bộ sách Cánh Diều có phần lớn nội dung về Giáo dục tài chính?
A. Chủ đề Số nguyên
B. Chủ đề Phân số
C. Chủ đề Số hữu tỉ
D. Chủ đề Đầu tư kinh doanh
Câu 26: Bài học ‘Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản’ trong sách Toán 6 bộ sách Cánh Diều đã sử dụng tình huống nào để hình thành kiến thức cho học sinh?
A. Gieo một xúc xắc.
B. Rút một quân bài.
C. Tung một đồng xu.
D. Tung hai đồng xu.
Câu 27: Bài học ‘Tập hợp’ trong sách Toán 6 bộ sách Cánh Diều được bắt đầu từ hoạt động nào?
A. Quan sát các chữ cái.
B. Quan sát tia số.
C. Quan sát các hình tứ giác đặc biệt.
D. Quan sát một bộ tem sưu tập.
Câu 28: Chọn cụm từ phù hợp thay thế cho chỗ trống ’……..’ để có khẳng định phù hợp với yêu cầu cần đạt trong chương trình môn Toán 2018 lớp 6: ‘……………………….khái niệm hai đường thẳng song song’'
A. Nhận biết được.
B. Hiểu được.
C. Vận dụng được.
D. Giải quyết được.
Câu 29: Chọn cụm từ phù hợp thay thế cho chỗ trống ’……..’ để có khẳng định phù hợp với yêu cầu cần đạt trong chương trình môn Toán 2018 lớp 6:
‘……………………….hình phẳng trong thế giới tự nhiên có tâm đối xứng (khi quan sát trên hình ảnh 2 chiều)’
A. Vận dụng được.
B. Giải quyết được.
C. Nhận biết được.
D. Hiểu được.
Câu 30: Chọn cụm từ phù hợp thay thế cho chỗ trống ’……..’ để có khẳng định phù hợp với yêu cầu cần đạt trong chương trình môn Toán 2018 lớp 6:
‘……………………….tam giác đều, hình vuông, lục giác đều’
A. Nhận dạng được.
B. Hiểu được.
C. Vận dụng được.
D. Giải quyết được.
4. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều
Câu 1: Ý nào không phải là nguyên tắc biên soạn SGK Ngữ văn 6 CD?
A. Bám sát chương trình môn Ngữ văn mới (2018)
B. Bám sát bài học trong sách giáo khoa hiện hành
C. Bám sát đối tượng học sinh ở trung học sơ sở
D. Tạo điều kiện để đổi mới cách dạy và cách học
Câu 2: Cấu trúc của SGK Ngữ văn 6 CD là:
A. Bài mở đầu – Phần phụ lục – 10 bài học chính – Bài ôn tập
B. Bài mở đầu – 10 bài học chính – Phần phụ lục – Bài ôn tập
C. Bài mở đầu – 10 bài học chính – Bài ôn tập – Phần phụ lục
D. Bài mở đầu – Bài ôn tập – 10 bài học chính – Phần phụ lục
Câu 3: Phần phụ lục sách Ngữ văn 6 CD không gồm những nội dung gì?
A. Sổ tay hướng dẫn đọc, viết, nói- nghe
B. Bảng tra cứu từ Hán – Việt thông dụng
C. Bảng tra cứu từ ngữ và tên người nước ngoài
D. Ôn tập và kiểm tra đánh giá cuối kì 1 và 2
Câu 4: Các bài học trong SGK 6 CD (tập 1) lần lượt là:
A. Truyện – Thơ – Kí – Văn bản nghị luận – Văn bản thông tin
B. Truyện – Kí – Thơ – Văn bản nghị luận – Văn bản thông tin
C. Thơ – Kí – Truyện – Văn bản thông tin – Văn bản nghị luận
D. Thơ – Truyện – Kí – Văn bản nghị luận – Văn bản thông tin
Câu 5: Các tiểu loại của từng bài học trong SGK Ngữ văn 6 CD (tập 2) lần lượt là:
A. Truyện cổ tích, truyện ngắn, nghị luận xã hội, thơ có yếu tố tự sự, thuyết minh
B. Truyện truyền thuyết, truyện ngắn, nghị luận văn học, thơ lục bát, thuyết minh
C. Truyện đồng thoại, thơ có yếu tố tự sự, thuyết minh, truyện ngắn, nghị luận văn học.
D. Truyện đồng thoại, thơ có yếu tố tự sự, nghị luận xã hội, truyện ngắn, thuyết minh
Câu 6: Cấu trúc của mỗi bài học trong SGK Ngữ văn 6 CD là gì?
A. Yêu cầu cần đạt – Kiến thức ngữ văn – Đọc hiểu – Thực hành đọc hiểu – Viết – Nói và nghe – Thực hành Tiếng Việt – Tự đánh giá – Hướng dẫn tự học
B. Yêu cầu cần đạt – Kiến thức ngữ văn – Đọc hiểu – Thực hành Tiếng Việt – Thực hành đọc hiểu – Viết – Nói và nghe – Tự đánh giá – Hướng dẫn tự học
C. Yêu cầu cần đạt – Kiến thức ngữ văn – Đọc hiểu – Thực hành đọc hiểu – Thực hành Tiếng Việt – Viết – Nói và nghe – Hướng dẫn tự học – Tự đánh giá
D. Yêu cầu cần đạt – Đọc hiểu – Thực hành đọc hiểu – Thực hành Tiếng Việt – Viết – Nói và nghe – Hướng dẫn tự học – Kiến thức ngữ văn – Tự đánh giá
Câu 7: Điểm nào không phải là nguyên tắc thiết kế cấu trúc bài học Ngữ văn 6 CD:
A. Tích hợp các kĩ năng Đọc – Viết – Nói – Nghe
B. Tăng cường các yếu tố thực hành và vận dụng
C. Tổ chức các hoạt động học và tự học cho học sinh
D. Bám sát các phần trong sách giáo khoa hiện hành
Câu 8: Ý nào không phải là ưu điểm của của hệ thống bài học trong Ngữ văn 6 CD?
A. Bám sát và thể hiện một cách khoa học, sinh động các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018
B. Bảo đảm tỷ lệ hài hòa giữa các loại văn bản: văn bản văn học (3 bài), văn bản nghị luận (3 bài) và văn bản thông tin (3 bài)
C. Xác định được cấu trúc hợp lí: lấy thể loại và kiểu văn bản làm trục chính kết hợp với đề tài, chủ đề để dạy học và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
D. Thiết kế theo đúng yêu cầu hình thành và phát triển năng lực; không sa vào việc nhồi nhét, trang bị lí thuyết hàn lâm mà chủ yếu yêu cầu vận dụng, thực hành
Câu 9: SGK Ngữ văn 6 CD kế thừa những điểm nổi bật nào ở SGK Ngữ văn 6 hiện hành?
A. Hệ thống ngữ liệu và các chiến thuật, kĩ thuật trong khi đọc
B. Hệ thống ngữ liệu và phân bổ thời lượng cho từng bài học
C. Hệ thống ngữ liệu và sổ tay hướng dẫn học sinh đọc, viết, nói, nghe
D. Hệ thống ngữ liệu và dạy đọc hiểu văn học theo đặc trưng thể loại
Câu 10: So với SGK Ngữ văn hiện hành, SGK Ngữ văn 6 CD:
A. Có số lượng bài học và số trang của cuốn sách nhiều hơn
B. Có số lượng tiết học và các trang được in màu ít hơn
C. Có số trang ít hơn và nhiều hình ảnh, bảng biểu được in màu đẹp hơn
D. Có ít bài đọc hiểu hơn và nhiều ảnh, bảng biểu được in đen trắng hơn
Câu 11: Sách Ngữ văn 6 CD đã triển khai các bài học theo 3 loại văn bản lớn nào?
A. Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin.
B. Văn bản văn học, văn bản thuyết minh, văn bản nhật dụng
C. Văn bản nghị luận, văn bản thông tin, văn bản nhật dụng
D. Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản nhật dụng
Câu 12: Bài học về văn bản văn học trong sách Ngữ văn 6 CD chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 20%
B. 30%
C. 40%
D. 60%
Câu 13: Mỗi bài học chính trong sách Ngữ văn 6 CD được dạy trong bao nhiêu tiết?
A. 8 tiết
B. 10 tiết
C. 12 tiết
D. 14 tiết
Câu 14: Các hoạt động ở mỗi bài học chính trong sách Ngữ văn 6 CD được tiến hành theo trình tự nào?
A. Đọc hiểu văn bản – Thực hành đọc hiểu – Thực hành tiếng Việt – Viết – Nói và nghe – Tự đánh giá – Hướng dẫn tự học
B. Đọc hiểu văn bản – Thực hành đọc hiểu - Viết – Nói và nghe – Thực hành tiếng Việt – Tự đánh giá – Hướng dẫn tự học
C. Đọc hiểu văn bản – Thực hành tiếng Việt – Thực hành đọc hiểu – Viết – Nói và nghe – Tự đánh giá – Hướng dẫn tự học
D. Đọc hiểu văn bản – Thực hành tiếng Việt – Viết – Nói và nghe – Tự đánh giá – Thực hành đọc hiểu – Hướng dẫn tự học
Câu 15: Dạy đọc hiểu văn bản theo sách Ngữ văn 6 CD cần đáp ứng yêu cầu gì?
A. Bám sát chủ đề và đề tài của mỗi văn bản
B. Bám sát đặc trưng thể loại hoặc kiểu văn bản
C. Bám sát phương thức biểu đạt của văn bản
D. Bám sát phong cách nghệ thuật của tác giả
Câu 16: Trong khi đọc văn bản, HS cần lưu ý điểm gì?
A. Tìm hiểu thông tin về tác giả
B. Đọc các câu hỏi cuối văn bản
C. Thực hiện theo các chỉ dẫn đọc
D. Xem lại các yêu cầu cần đạt
Câu 17: Dạy Viết, Nói và nghe theo sách Ngữ văn 6 CD cần theo quy trình nào?
A. Chuẩn bị - Tìm ý và lập dàn ý – Viết/Nói và nghe – Kiểm tra và chỉnh sửa
B. Chuẩn bị - Tìm ý và lập dàn ý – Kiểm tra và chỉnh sửa – Viết/Nói và nghe
C. Tìm ý và lập dàn ý – Chuẩn bị – Viết/Nói và nghe – Kiểm tra và chỉnh sửa
D. Chuẩn bị – Kiểm tra và chỉnh sửa – Tìm ý và lập dàn ý – Viết/Nói và nghe
Câu 18: Nhận định nào không đúng về dạy thực hành tiếng Việt theo sách Ngữ văn 6 CD?
A. Không đi sâu vào lí thuyết, tập trung hướng dẫn HS thực hành theo các bài tập
B. Dạy lí thuyết tiếng Việt ở phần Kiến thức ngữ văn và yêu cầu học sinh học thuộc
C. Tích hợp việc dạy thực hành tiếng Việt với dạy học đọc hiểu, viết, nói và nghe
D. Linh hoạt trong việc hướng dẫn HS tìm hiểu lí thuyết ở phần Kiến thức ngữ văn
Câu 19: Dạy học và đánh giá phẩm chất của học sinh theo sách Ngữ văn 6 CD như thế nào?
A. Có nội dung dạy học riêng để hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh; đánh giá phẩm chất của học sinh bằng những hình thức, công cụ riêng
B. Không có nội dung dạy học riêng để hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh; đánh giá phẩm chất của học sinh bằng những công cụ riêng
C. Có nội dung dạy học riêng để hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh; đánh giá phẩm chất của học sinh qua hoạt động đọc, viết, tự đánh giá và hướng dẫn tự học
D. Không có nội dung dạy học riêng để hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh; dạy học và đánh giá phẩm chất của học sinh qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe
Câu 20: Đánh giá học sinh theo sách Ngữ văn 6 CD được tiến hành như thế nào?
A. Chỉ cần dựa trên phần tự đánh giá trong mỗi bài học là đủ
B. Cần yêu cầu học sinh thực hiện ở trên lớp tất cả các bài viết
C. Linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đánh giá học sinh theo yêu cầu của các cơ quan chỉ đạo dạy học (Bộ hoặc Sở GD&ĐT)
D. Linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đánh giá học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục môn Ngữ văn hiện hành (2006)
Câu 21: Phương án nào không phải là định hướng chung trong dạy học sách Ngữ văn 6 CD?
A. Hạn chế giáo viên thuyết giảng theo cách hiểu của mình.
B. Tổ chức để HS tự khám phá, tìm ra kết quả thông qua các hoạt động học tập.
C. HS không chỉ hiểu nội dung mà còn nắm được cách thức, phương pháp.
D. GV cần dạy phần Kiến thức ngữ văn như một đơn vị kiến thức độc lập của bài học.
Câu 22: Việc tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản trong giờ học được thực hiện dựa trên điều kiện cơ bản nào?
A. HS đã đọc yêu cầu cần đạt của bài học, kiến thức ngữ văn liên quan đến đọc hiểu văn bản, đọc văn bản.
B. HS đã đọc yêu cầu cần đạt của bài học, đọc toàn bộ phần kiến thức ngữ văn.
C. HS đã đọc yêu cầu cần đạt của bài học, trả lời toàn bộ các câu hỏi đọc hiểu trong SGK.
D. HS đã đọc văn bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi đọc hiểu trong SGK.
Câu 23: Các câu hỏi cốt lõi nhằm giúp HS khám phá văn bản trong SGK được sắp xếp theo thứ tự nào?
A. Câu hỏi Phân tích, nhận xét; Câu hỏi Hiểu; Câu hỏi Mở rộng, nâng cao.
B. Câu hỏi Hiểu; Câu hỏi Phân tích, nhận xét; Câu hỏi Mở rộng, nâng cao;
C. Câu hỏi Mở rộng, nâng cao; Câu hỏi Hiểu; Câu hỏi Phân tích, nhận xét.
D. Câu hỏi Phân tích, nhận xét; Câu hỏi Mở rộng, nâng cao; Câu hỏi Hiểu.
Câu 24: Ý nào không phải là đặc điểm của phần Thực hành tiếng Việt?
A. Trình bày nội dung lí thuyết tiếng Việt rồi tổ chức học sinh làm bài tập.
B. Trình bày hệ thống bài tập để tổ chức học sinh thực hành theo yêu cầu.
C. Sử dụng ngữ liệu trong các bài đọc hiểu trước và sau đó, cùng trong một bài học hoặc ở bài học khác
D. Các bài tập được tổ chức theo các nhóm vấn đề: nhận diện kiến thức tiếng Việt, phân loại, tác dụng
Câu 25: Mục đích và yêu cầu bắt buộc của hoạt động Thực hành đọc là gì?
A. Mở rộng phạm vi đọc hiểu; HS phải được hướng dẫn đầy đủ các bước như trong phần đọc hai văn bản chính trước đó.
B. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu; HS phải được hướng dẫn đầy đủ các bước như trong phần đọc hai văn bản chính trước đó.
C. Mở rộng phạm vi đọc hiểu; HS phải đọc văn bản.
D. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu; HS phải đọc văn bản.
Câu 26: Trật tự các bước của quy trình viết mà giáo viên cần hướng dẫn HS trong hoạt động thực hành viết là gì?
A. Chuẩn bị - Lập dàn ý và tìm ý – Viết – Kiểm tra, chỉnh sửa.
B. Tìm ý và lập dàn ý – Chuẩn bị viết – Viết – Kiểm tra, chỉnh sửa
C. Chuẩn bị - Tìm ý và lập dàn ý – Viết – Kiểm tra, chỉnh sửa
D. Chuẩn bị - Viết - Kiểm tra, chỉnh sửa – Rút lại ý và dàn ý của bài viết
Câu 27: Định hướng chung của hoạt động dạy học phần Nói và nghe là gì?
A. Tập trung hướng dẫn HS làm rõ phần định hướng nói và nghe.
B. Yêu cầu HS nói và nghe dựa vào nội dung văn bản đọc hiểu chính.
C. Tập trung để học sinh thực hành rèn luyện kĩ năng nói và nghe theo định hướng.
D. Yêu cầu HS nói và nghe chỉ dựa vào nội dung văn bản trong phần thực hành đọc.
Câu 28: Hoạt động Khởi động của bài dạy minh họa "Về thăm mẹ" (Đinh Nam Khương) không nhằm mục đích nào?
A. Tạo tâm thế học tập tích cực cho HS.
B. Huy động tri thức, trải nghiệm của HS.
C. Kiểm tra bài cũ của HS để cho điểm.
D. Giới thiệu cho HS về bài học mới.
Câu 29: Để hướng dẫn HS tìm hiểu 3 khổ thơ đầu của bài "Về thăm mẹ" (Đinh Nam Khương), trong bài dạy minh họa giáo viên đã sử dụng hình thức hoạt động và phương tiện dạy học nào là chủ yếu?
A. Hoạt động nhóm (cặp đôi), phiếu học tập tự thiết kế.
B. Hoạt động nhóm (4 HS), tranh ảnh tự sưu tầm.
C. Hoạt động toàn lớp, câu hỏi vấn đáp gợi tìm.
D. Hoạt động cá nhân, câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
Câu 30: Trong hoạt động trải nghiệm sau khi đọc hiểu bài thơ "Về thăm mẹ" giáo viên đã thực hiện tích hợp như thế nào?
A. Tích hợp viết- đọc- sáng tạo- nói và nghe.
B. Tích hợp đọc- viết – sáng tạo – nói và nghe.
C. Tích hợp nói và nghe – viết – đọc – sáng tạo.
D. Tích hợp viết- nói và nghe – sáng tạo – đọc.
5. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục thể chất lớp 6 sách Cánh Diều
Câu 1: Hãy cho biết, theo quy định của Chương trình GDTC ban hành năm 2018, thời lượng dành cho giảng dạy phần Kiến thức chung chiếm tỷ lệ như thế nào trong tổng thời lượng giảng dạy môn GDTC 6?
A. Không có phân phối thời gian
B. Chiếm 10%
C. Chiếm 15%
D. Chiến 35 %
Câu 2: Theo quy định, có 39 tiết học dành cho giảng dạy nội dung phần cơ bản, anh (chị) hãy cho biết cách phân phối nào sau đây đúng quy định và phù hợp nhất?
A. Chia đều 39 tiết cho cả 4 nội dung: Thể dục, Chạy ngắn, Chạy cự li trung bình và Ném bóng.
B. 07 tiết cho Bài tập Thể dục; 32 tiết còn lại, căn cứ tình hình thực tiễn có thể linh hoạt phân phối thời lượng cho từng nội dung: Chạy ngắn, Chạy cự li trung bình và Ném bóng.
C. 07 tiết cho Bài tập Thể dục; Chia đều 32 tiết còn lại cho 3 nội dung: Chạy ngắn, Chạy cự li trung bình và Ném bóng.
D. Không có quy định cụ thể số tiết cho từng nội dung ở phần cơ bản.
Câu 3: Anh (chị) hãy cho biết, trong mỗi giáo án giảng dạy của từng tiết học, giáo viên được phép ghép các nội dung nào với nhau?
A. Không có quy định bắt buộc về việc ghép các nội dung trong từng giáo án giảng dạy.
B. Chỉ được ghép các nội dung của phần Vận động cơ bản với nhau.
C. Ghép 01 nội dung ở phần Vận động cơ bản với môn thể thao tự chọn.
D. Mỗi giáo án chỉ được đưa vào 1 nội dung ở phần Vận động cơ bản hoặc 1 môn thể thao tự chọn.
Câu 4: Trong cấu trúc bài học của sách giáo khoa GDTC 6 không có nội dung dành riêng cho phần đánh giá học sinh, vậy anh (chị) hãy cho biết, giáo viên và học sinh dựa vào đâu để xác định các nội dung đánh giá kết quả học tập?
A. Dựa vào nội dung ở phần Mục tiêu, yêu cầu cần đạt
B. Dựa vào nội dung gợi ý ở phần vận dụng
C. Dựa vào nội dung ở phần Mục tiêu, yêu cầu cần đạt và gợi ý ở phần vận dụng
D. Dựa theo quy định chung và thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Câu 5: Anh (chị) hãy cho biết, khi tổ chức giảng dạy nội dung thể thao tự chọn trong môn GDTC 6, mỗi trường được lựa chọn giảng dạy bao nhiêu môn thể thao tự chọn?
A. Chỉ 01 môn
B. Không giới hạn số môn
C. 02 môn
D. 03 môn
Câu 6: Anh (chị) hãy cho biết, khi sắp xếp kế hoạch dạy học các nội dung ở phần Vận động cơ bản và phần thể thao tự chọn, giáo viên có thể sắp xếp theo các phương án nào sau đây?
A. Tổ chức dạy học từng nội dung theo hình thức “cuốn chiếu”.
B. Tổ chức dạy học phần Vận động cơ bản trước, sau đó tới phần Thể thao Tự chọn.
C. Tổ chức dạy học đan xen giữa phần Vận động cơ bản với phần thể thao Tự chọn.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 7: Chương trình môn Giáo dục thể chất 2018 quy định dành 10% (tương ứng với 7 tiết học) để tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh. Anh (chị) hãy cho biết đâu là cách thức sử dụng thời gian đánh giá đúng quy định nhất.
A. Sử dụng để tổ chức đánh giá giữa kì, cuối mỗi học kì và cả năm học.
B. Linh hoạt sử dụng để đánh giá trong toàn bộ quá trình dạy học.
C. Sử dụng để đánh giá sau mỗi bài học trong sách giáo khoa.
D. Chỉ sử dụng trong đánh giá cuối mỗi học kì và cả năm học.
Câu 8: Theo những quy định hiện hành về đánh giá kết quả học tập môn GDTC, anh (chị) hãy cho biết, để đánh giá kết quả học tập môn GDTC 6, giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nào sau đây?
A. Đánh giá định tính
B. Đánh giá định lượng
C. Đánh giá định tính, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì
D. Đánh giá định lượng, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì
Câu 9: Anh (chị) hãy cho biết, phần luyện tập và vận dụng của SGK Cánh Diều viết theo hướng gợi mở có tác dụng như thế nào đối với học sinh?
A. Giúp phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện hằng ngày.
B. Giúp học sinh có định hướng tự đánh giá kết quả học tập trong quá trình học tập.
C. Giúp học sinh có định hướng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn rèn luyện hằng ngày để tăng cường sức khoẻ và phát triển các tố chất thể lực.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 10: Anh (chị) hãy cho biết yêu cầu cần đạt đối với học sinh sau khi học xong nội dung ở phần vận động cơ bản?
A. Biết một số điều luật cơ bản ở các nội dung của phần cơ bản.
B. Thực hiện được các động tác bổ trợ kĩ thuật chạy, kĩ thuật ném bóng và thực hiện đúng các động tác của bài tập thể dục.
C. Biết một số điều luật cơ bản ở các nội dung của phần cơ bản, thực hiện được các động tác bổ trợ kĩ thuật chạy, kĩ thuật ném bóng và thực hiện đúng các động tác của bài tập thể dục.
D. Nhận biết được các yếu tố dinh dưỡng cơ bản có ảnh hưởng trong tập luyện Thể dục thể thao.
Câu 11: Sách giáo khoa GDTC 6 – Cánh Diều có những đặc điểm nổi bật gì?
A. Có cấu trúc rõ ràng, logic, phù hợp và đáp ứng yêu cầu của chương trình GDTC theo quy định của Bộ GD&ĐT; Các chủ đề thể hiện yêu cầu đổi mới trong đánh giá.
B. Kiến thức giới thiệu theo hướng gợi mở, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của cả giáo viên và học sinh.
C. Nội dung viết theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực và thể hiện rõ yêu cầu sự tích hợp và phân hoá.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12: Hãy nêu những điểm nổi bật, sáng tạo trong cách thức trình bày phần “Luyện tập” và “Vận dụng” của sách giáo khoa GDTC 6 - Cánh Diều?
A. Trình bày ngắn gọn nhưng mang tính gợi mở, định hướng giúp giáo viên và học sinh dễ dàng sáng tạo các nội dung luyện tập, trò chơi để luyện tập và ứng dụng trong thực tiễn.
B. Các bài tập ở phần luyện tập đều giới thiệu các hình thức tập luyện, do vậy, với mỗi bài tập giới thiệu trong SGK, giáo viên và học sinh có tổ chức thành nhiều bài tập khác.
C. Phần vận dụng vừa giúp định hướng đánh giá kết quả học tập, vừa định hướng nội dung, cách thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 13: Anh (chị) hãy cho biết, phần luyện tập trong sách giáo khoa GDTC 6 Cánh Diều được biên soạn như thế nào?
A. Các bài tập và trò chơi được giới thiệu theo hướng gợi mở, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh phát huy khả năng tư duy, sáng tạo trong quá trình học tập và giảng dạy.
B. Đáp án A + Các bài tập và trò chơi được giới thiệu theo trình tự khoa học và phù với nội dung phần kiến thức mới.
C. Số lượng bài tập và trò chơi giới thiệu trong sách ít, gây khó khăn cho việc lựa chọn nội dung xây dựng giáo án giảng dạy.
D. Đáp án C + Tuy nhiên, các bài tập và trò chơi được giới thiệu theo trình tự khoa học và phù với nội dung phần kiến thức mới.
Câu 14: Anh (chị) hãy cho biết, phần luyện tập và vận dụng của SGK Cánh Diều viết theo hướng gợi mở có tác dụng như thế nào đối với giáo viên?
A. Giáo viên có thể linh hoạt sử dụng hoặc sáng tạo nội dung, hình thức dạy học phù hợp với thực tiễn.
B. Giúp giáo viên có định hướng và linh hoạt trong đánh giá kết quả học tập của học sinh.
C. Giúp giáo viên có căn cứ định hướng học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 15: Anh (chị) hãy cho biết, khi xây dựng giáo án giảng dạy cho từng tiết học, các nội dung bài tập và trò chơi vận động đưa vào giáo án được lấy từ đâu?
A. Lấy từ các bài tập và trò chơi ở phần luyện tập trong sách giáo khoa.
B. Lấy từ các bài tập và trò chơi trong sách giáo viên.
C. Tự sáng tạo các bài tập và trò chơi khác.
D. Cả 3 ý trên.
6. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh Diều
Câu 1: A | Câu 9: A |
Câu 2: B | Câu 10: A |
Câu 3: A | Câu 11: C |
Câu 4: C | Câu 12: A |
Câu 5: C | Câu 13: B |
Câu 6: C | Câu 14: A |
Câu 7: C | Câu 15: D |
Câu 8: B |
7. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Lịch sử lớp 6 sách Cánh Diều
Câu 1: Một trong những đặc điểm của môn Lịch sử và Địa lí cấp Trung học cơ sở là:
A. môn học tự chọn.
B. môn học lựa chọn.
C. môn học bắt buộc.
D. môn học độc lập.
Câu 2: Năng lực Lịch sử bao gồm
A. Tìm hiểu lịch sử; Nhận thức và tư duy lịch sử; Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.
B. Tìm hiểu tư liệu; Nhận thức và tư duy lịch sử; Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.
C. Tìm hiểu lịch sử; Thực hành lịch sử; Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.
D. Tìm hiểu lịch sử; Nhận thức và tư duy lịch sử; So sánh, đánh giá.
Câu 3: Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 6 – Cánh Diều đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại Quyết định số bao nhiêu?
A. Quyết định số 178/QĐ-BGDĐT ngày 09/2/2021.
B. Quyết định số 817/QĐ-BGDĐT ngày 09/2/2021.
C. Quyết định số 871/QĐ-BGDĐT ngày 09/2/2021.
D. Quyết định số 718/QĐ-BGDĐT ngày 09/2/2021.
Câu 4: Kí hiệu sau đây trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 6 bộ Cánh Diều là để chỉ
A. Kiến thức mới.
B. Mở đầu.
C. Góc khám phá.
D. Góc mở rộng.
Câu 5: Phần Lịch sử sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 6 bao gồm
A. 8 chương, 19 bài học.
B. 7 chương, 19 bài học.
C. 7 chương, 20 bài học.
D. 7 chương, 21 bài học.
Câu 6: Một trong những yêu cầu về phương pháp dạy học Lịch sử là
A. tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS.
B. thực hiện các bài, chương theo đúng phân phối chương trình.
C. phải thực hiện đầy đủ quy trình vận dụng phương pháp dạy học hiện đại.
D. sử dụng phương pháp hiện đại, không sử dụng phương pháp truyền thống.
Câu 7: Một trong những yêu cầu về phương pháp dạy học Lịch sử là
A. đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập.
B. thực hiện các bài, chương theo đúng phân phối chương trình.
C. phải thực hiện đầy đủ quy trình vận dụng phương pháp dạy học hiện đại.
D. sử dụng phương pháp hiện đại, không sử dụng phương pháp truyền thống.
Câu 8: Một trong những yêu cầu về phương pháp dạy học Lịch sử là
A. tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp.
B. thực hiện các bài, chương theo đúng phân phối chương trình.
C. phải thực hiện đầy đủ quy trình vận dụng phương pháp dạy học hiện đại.
D. sử dụng phương pháp hiện đại, không sử dụng phương pháp truyền thống.
Câu 9: Một trong những yêu cầu về phương pháp dạy học Lịch sử là
A. tăng cường dạy học, giáo dục phân hoá.
B. thực hiện các bài, chương theo đúng phân phối chương trình.
C. phải thực hiện đầy đủ quy trình vận dụng phương pháp dạy học hiện đại.
D. sử dụng phương pháp hiện đại, không sử dụng phương pháp truyền thống.
Câu 10: Một trong những yêu cầu về phương pháp dạy học Lịch sử là
A. thực hiện các bài, chương theo đúng phân phối chương trình.
B. phải thực hiện đầy đủ quy trình vận dụng phương pháp dạy học hiện đại.
C. nội dung dạy học, giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại.
D. sử dụng phương pháp hiện đại, không sử dụng phương pháp truyền thống.
Câu 11: Theo công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và kiểm tra, đánh giá,…thì các hoạt động học của HS dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau là gì?
A. Chuyển giao nhiệm vụ, báo cáo nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ, nhận xét đánh giá nhiệm vụ.
B. Chuyển giao nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ, nhận xét đánh giá nhiệm vụ, báo cáo nhiệm vụ.
C. Chuyển giao nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ, báo cáo nhiệm vụ, nhận xét đánh giá nhiệm vụ.
D. Thực hiện nhiệm vụ, chuyển giao nhiệm vụ, báo cáo nhiệm vụ, nhận xét đánh giá nhiệm vụ.
Câu 12: Tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới là mục tiêu của hoạt động nào?
A. Luyện tập.
B. Vận dụng.
C. Hình thành kiến thức.
D. Khởi động.
Câu 13: Một trong những định hướng về phương pháp đánh giá kết quả giáo dục trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí theo Chương trình GDPT năm 2018 là
A. cần tăng cường đánh giá nội dung kiến thức.
B. giáo viên là người quyết định kết quả đánh giá.
C. câu hỏi trắc nghiệm khách quan là duy nhất.
D. đánh giá qua báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập.
Câu 14: Một trong những định hướng hình thức đánh giá kết quả giáo dục trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí theo Chương trình GDPT năm 2018 là
A. cần tăng cường đánh giá nội dung kiến thức.
B. giáo viên là người quyết định kết quả đánh giá.
C. câu hỏi trắc nghiệm khách quan là duy nhất.
D. kết hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
Câu 15: Một trong những định hướng phương pháp đánh giá kết quả giáo dục trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí theo Chương trình GDPT năm 2018 là
A. cần tăng cường đánh giá nội dung kiến thức.
B. giáo viên là người quyết định kết quả đánh giá.
C. câu hỏi trắc nghiệm khách quan là duy nhất.
D. đánh giá qua hồ sơ học tập.
8. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Địa lý lớp 6 sách Cánh Diều
Câu 1: C | Câu 11: D |
Câu 2: A | Câu 12: C |
Câu 3: D | Câu 13: B |
Câu 4: D | Câu 14: D |
Câu 5: C | Câu 15: A |
Câu 6: A | |
Câu 7: B | |
Câu 8: A | |
Câu 9: A | |
Câu 10: C |
9. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ lớp 6 sách Cánh Diều
Câu 1: Môn Giáo dục công dân lớp 6 góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực chung nào sau đây?
A. Tự chủ và tự học.
B. Linh hoạt và sáng tạo.
C. Tích cực và kiên trì.
D. Hợp tác và đoàn kết.
Câu 2: Môn Giáo dục công dân lớp 6 góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất nào sau đây?
A. Yêu nước, chăm chỉ, thật thà, yêu thương con người, tiết kiệm.
B. Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
C. Nhân ái, trung thực, trách nhiệm, giữ chữ tín, đoàn kết.
D. Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tôn trọng sự thật, biết ơn.
Câu 3: Môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở có năng lực đặc thù nào dưới đây?
A. Năng lực điều chỉnh hành vi.
B. Năng lực tính toán.
C. Năng lực ngôn ngữ.
D. Năng lực tin học.
Câu 4: Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 thuộc bộ sách Cánh Diều được biên soạn theo định hướng nào dưới đây?
A. Phát triển nội dung kiến thức.
B. Phát triển hình thức chương trình.
C. Phát triển năng lực học sinh.
D. Phát triển hiểu biết của học sinh.
Câu 5: Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 được biên soạn theo hướng mở nhằm tạo điều kiện cho giáo viên
A. Giảm bớt thời gian soạn bài.
B. Dễ dạy, dễ nhớ.
C. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
D. Duy trì các phương pháp dạy học truyền thống.
Câu 6: Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 Cánh Diều được biên soạn theo cấu trúc hoạt động học tập nhằm mục đích gì?
A. Giúp học sinh dễ học thuộc bài.
B. Giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
C. Tạo điều kiện hình thành ở học sinh các năng lực cần thiết.
D. Giúp học sinh siêng năng hơn.
Câu 7: Phần Khám phá trong mỗi bài học nhằm mục đích gì?
A. Giúp học sinh thực hành kiến thức bài học.
B. Giúp học sinh có thêm kiến thức mới.
C. Để học sinh trao đổi thảo luận, cùng nhau hình thành nên kiến thức bài học.
D. Cho học sinh trao đổi thảo luận, cùng nhau tìm ra chân lí.
Câu 8: Phần Luyện tập trong mỗi bài học có vai trò như thế nào?
A. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo và khả năng ôn bài.
B. Củng cố, rèn luyện cho học sinh kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá.
C. Rèn luyện thói quen để học sinh có thể nhớ kiến thức bài học lâu hơn.
D. Rèn luyện tính chăm chỉ, siêng năng của học sinh.
Câu 9: Nội dung giáo dục chiếm thời lượng nhiều nhất trong Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục công dân lớp 6 là:
A. Giáo dục đạo đức.
B. Giáo dục kĩ năng sống.
C. Giáo dục pháp luật.
D. Giáo dục kinh tế.
Câu 10: Hai phương pháp dạy học nào dưới đây được sử dụng nhiều nhất trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 6 đổi mới?
A. Phương pháp xử lí tình huống, giải quyết vấn đề.
B. Phương pháp đóng vai, kể chuyện.
C. Phương pháp dự án, xử lí tình huống.
D. Phương pháp thuyết trình, đàm thoại
Câu 11: Giáo dục các giá trị đạo đức như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm được tăng cường thực hiện khi dạy học các bài về nội dung gì?
A. Giáo dục kĩ năng sống.
B. Giáo dục kinh tế.
C. Giáo dục đạo đức.
D. Giáo dục pháp luật.
Câu 12: Khi tổ chức các hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới, giáo viên cần chú ý điều gì?
A. Bám sát nội dung yêu cầu cần đạt của mỗi chủ đề bài học.
B. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng bài học.
C. Bám sát chương trình tổng thể.
D. Dạy theo sở trường của giáo viên.
Câu 13: Khi dạy học Giáo dục công dân theo Chương trình mới, giáo viên có quyền linh hoạt và sáng tạo như thế nào?
A. Thay đổi một, hai yêu cầu cần đạt của bài học.
B. Thay đổi bằng thông tin, tình huống hay hơn, phù hợp hơn.
C. Thay đổi hoàn toàn nội dung bài học.
D. Thay đổi thứ tự các phần Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng.
Câu 14: Việc đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân được thực hiện theo hình thức nào?
A. Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập.
B. Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập.
C. Đánh giá bằng cho điểm.
D. Đánh giá quá khứ và hiện tại của học sinh để có kết luận đúng.
Câu 15: Trong thiết kế Kế hoạch bài dạy, tiến trình dạy học cần được sắp xếp theo trật tự nào dưới đây?
A. Tự do.
B. Tuỳ ý của giáo viên.
C. Tuỳ từng bài học mà có thể sắp xếp theo trật tự khác nhau.
D. Theo trật tự các phần Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng.
10. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách Cánh Diều
Câu 1: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành những năng lực đặc thù nào cho học sinh?
A. Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực thích ứng với cuộc sống; năng lực hướng nghiệp
B. Năng lực sáng tạo; năng lực hướng nghiệp; năng lực giải quyết vấn đề
C. Năng lực thích ứng với cuộc sống; năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực hướng nghiệp
D. Năng lực thích ứng với cuộc sống; năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực định hướng nghề nghiệp
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là mạch nội dung hoạt động trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp?
A. Hoạt động hướng vào bản thân
B. Hoạt động hướng đến xã hội
C. Hoạt động phát triển cộng đồng
D. Hoạt động hướng nghiệp
Câu 3: Nội dung yêu cầu cần đạt “Nhận biết được những dấu hiệu của thiên tai và biết cách tự bảo vệ trong một số tình huống thiên tai cụ thể” nằm trong mạch nội dung hoạt động nào?
A. Hoạt động hướng vào bản thân
B. Hoạt động hướng đến xã hội
C. Hoạt động hướng đến tự nhiên
D. Hoạt động hướng nghiệp
Câu 4: Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6, bộ sách Cánh Diều quán triệt sâu sắc tư tưởng nào sau đây của bộ sách Cánh Diều?
A. “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống”
B. “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học ra cuộc sống”
C. “Đưa cuộc sống vào bài học, mang bài học vào cuộc sống”
D. “Đưa cuộc sống vào bài học, đưa bài học ra cuộc sống”
Câu 5: Các yêu cầu cần đạt trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Chương trình Giáo dục phổ thông 2018) được thể hiện như thế nào trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6, bộ sách Cánh Diều?
A. Các yêu cầu cần đạt ở một mạch nội dung hoạt động được thể hiện trọn vẹn ở một chủ đề
B. Các yêu cầu cần đạt ở các mạch nội dung hoạt động được lựa chọn, sắp xếp phù hợp với từng chủ đề. Một chủ đề có thể thể hiện một số yêu cầu cần đạt ở những mạch nội dung hoạt động khác nhau
C. Các yêu cầu cần đạt ở một mạch nội dung hoạt động được thể hiện trong trong hai chủ đề liên tiếp
D. Các yêu cầu cần đạt ở một mạch nội dung hoạt động được thể hiện ở tất cả 9 chủ đề
Câu 6: Cấu trúc mỗi chủ đề được thể hiện như thế nào trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6, bộ sách Cánh Diều?
A. Mục tiêu; các hoạt động; các yêu cầu đối với việc chuẩn bị; đánh giá cuối chủ đề
B. Mục tiêu; các yêu cầu đối với việc chuẩn bị; các hoạt động; thông điệp; đánh giá cuối chủ đề
C. Mục tiêu; các yêu cầu đối với việc chuẩn bị; các hoạt động; đánh giá cuối chủ đề; thông điệp
D. Mục tiêu; các hoạt động; các yêu cầu đối với việc chuẩn bị; thông điệp; đánh giá cuối chủ đề
Câu 7: Tiếp cận hoạt động được thể hiện trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6, bộ sách Cánh Diều được hiểu là:
A. Các năng lực và phẩm chất được hình thành qua việc học sinh giải quyết các tình huống và thực hiện hoạt động cụ thể
B. Học sinh có thể huy động những kiến thức, kĩ năng đã có hoặc tìm kiếm các kiến thức và kĩ năng mới để hoàn thành hoạt động
C. Tổ chức các hoạt động để học sinh được tiếp cận thực tế, tham gia, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, vận dụng kinh nghiệm đã có của bản thân.
D. Tất cả các ý trên
Câu 8: Mỗi chủ đề trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6, bộ sách Cánh Diều được thiết kế thực hiện với các loại hình hoạt động nào?
A. Sinh hoạt dưới cờ; Hoạt động giáo dục theo chủ đề; sinh hoạt lớp hoặc sinh hoạt câu lạc bộ
B. Sinh hoạt dưới cờ; Hoạt động giáo dục theo chủ đề; Sinh hoạt lớp
C. Hoạt động giáo dục theo chủ đề; sinh hoạt lớp hoặc sinh hoạt câu lạc bộ
D. Hoạt động giáo dục theo chủ đề; sinh hoạt câu lạc bộ
Câu 9: Khi sử dụng Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6, bộ sách Cánh Diều để tổ chức hoạt động cho học sinh thì:
A. Giáo viên triển khai đúng các hoạt động như sách giáo khoa gợi ý
B. Giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn, sắp xếp các hoạt động
C. Giáo viên có thể sáng tạo, thiết kế các hoạt động mới nhưng phải đáp ứng yêu cầu cần đạt trong chương trình
D. Cả b và c đều đúng
Câu 10: Hoạt động giáo dục theo chủ đề trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6, bộ sách Cánh Diều được tổ chức với những phương thức nào?
A. Phương thức khám phá; Phương thức trải nghiệm; Phương thức cống hiến; Phương thức tương tác
B. Phương thức khám phá; Phương thức giao lưu; Phương thức thể nghiệm; Phương thức nghiên cứu
C. Phương thức khám phá; Phương thức thể nghiệm, tương tác; Phương thức cống hiến; Phương thức nghiên cứu
D. Phương thức khám phá; Phương thức tương tác; Phương thức thể nghiệm; Phương thức nghiên cứu.
Câu 11: Quan điểm tiếp cận trong kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là:
A. Tập trung vào đánh giá kết quả và đánh giá để xếp hạng học sinh
B. Đánh giá để xếp hạng và đánh giá như hoạt động học
C. Đánh giá vì sự phát triển của người học và đánh giá để xếp hạng học sinh
D. Đánh giá vì sự phát triển của người học và đánh giá như hoạt động học
Câu 12: Bài dạy trong video tiết dạy minh hoạ thuộc chủ đề nào trong Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6, bộ sách Cánh Diều?
A. Chủ đề Tiếp nối truyền thống quê hương
B. Chủ đề Con đường tương lai
C. Chủ đề Nét đẹp mùa xuân
D. Chủ đề Cuộc sống quanh ta
Câu 13: Trong video tiết dạy minh hoạ, các hoạt động được tổ chức cho học sinh hướng đến đáp ứng yêu cầu cần đạt trong nội dung HOẠT ĐỘNG nào?
A. Hoạt động phát triển cộng đồng
B. Hoạt động xây dựng cộng đồng
C. Hoạt động hướng đến xã hội
D. Hoạt động công ích xã hội
Câu 14: Trong video tiết dạy minh hoạ, giáo viên đã thực hiện phương thức tổ chức chủ yếu nào?
A. Phương thức Khám phá
B. Phương thức Thể nghiệm, tương tác
C. Phương thức Cống hiến
D. Phương thức Nghiên cứu
Câu 15: Thông điệp của tiết dạy minh hoạ trong video là gì?
A. Bảo tồn những giá trị truyền thống là trách nhiệm của mỗi học sinh chúng ta
B. Giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống là nhiệm vụ của tất cả chúng ta
C. Chính chúng ta là những người sẽ lưu giữ, bảo tồn và tiếp nối những giá trị truyền thống của dân tộc cho tương lai
D. Chúng ta sẽ cùng nhau lưu giữ, bảo tồn và tiếp nối những giá trị truyền thống của dân tộc cho tương lai
11. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Âm nhạc 6 sách Cánh Diều
Câu 1: Môn Âm nhạc có các năng lực đặc thù:
A. Thể hiện âm nhạc, hiểu biết âm nhạc, sáng tạo âm nhạc.
B. Thể hiện âm nhạc, hiểu biết âm nhạc, cảm thụ âm nhạc.
C. Hiểu biết âm nhạc, cảm thụ âm nhạc, ứng dụng âm nhạc.
D. Thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc.
Câu 2: Môn Âm nhạc ở lớp 6 gồm những nội dung:
A. Hát, đọc nhạc, nhạc cụ, lí thuyết âm nhạc, tác giả tác phẩm.
B. Hát, đọc nhạc, giới thiệu nhạc cụ, lí thuyết âm nhạc, tác giả tác phẩm.
C. Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc.
D. Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, giới thiệu nhạc cụ, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc.
Câu 3: Cấu trúc SGK Âm nhạc 6 Cánh diều gồm có:
A. 10 chủ đề, mỗi chủ để được dạy học trong 3 tiết. Ngoài ra còn có 5 tiết dành cho kiểm tra, đánh giá định kì.
B. 8 chủ đề, mỗi chủ đề được dạy học trong 4 tiết (riêng Chủ đề 8 là 3 tiết). Ngoài ra còn có 4 tiết dành cho kiểm tra, đánh giá định kì.
C. 8 chủ đề, mỗi chủ đề được dạy học trong 4 tiết. Ngoài ra còn có 3 tiết dành cho kiểm tra, đánh giá định kì.
D. 7 chủ đề, mỗi chủ đề được dạy học trong 5 tiết.
Câu 4: Nội dung hát trong SGK Âm nhạc 6 Cánh diều gồm có:
A. 5 bài hát lứa tuổi HS, 2 bài dân ca Việt Nam, 1 bài hát nước ngoài.
B. 4 bài hát lứa tuổi HS, 2 bài dân ca Việt Nam, 2 bài hát nước ngoài.
C. 5 bài hát lứa tuổi HS, 1 bài dân ca Việt Nam, 2 bài hát nước ngoài.
D. 6 bài hát lứa tuổi HS, 1 bài dân ca Việt Nam, 1 bài hát nước ngoài.
Câu 5: Nội dung nghe nhạc trong SGK Âm nhạc 6 Cánh diều gồm có:
A. 4 tác phẩm nhạc có lời, 4 tác phẩm nhạc không lời.
B. 3 tác phẩm nhạc có lời, 3 tác phẩm nhạc không lời.
C. 2 tác phẩm nhạc có lời, 4 tác phẩm nhạc không lời.
D. 4 tác phẩm nhạc có lời, 2 tác phẩm nhạc không lời.
Câu 6: Nội dung đọc nhạc trong SGK Âm nhạc 6 Cánh diều gồm có:
A. 8 bài đọc nhạc.
B. 6 bài đọc nhạc và 2 bài luyện tập cơ bản.
C. 8 bài đọc nhạc và 4 bài luyện tập cơ bản.
D. 4 bài đọc nhạc và 4 bài luyện tập cơ bản.
Câu 7: Nội dung nhạc cụ trong SGK Âm nhạc 6 Cánh Diều gồm có:
A. Các bài tập tiết tấu và các bài tập hoà âm.
B. Các bài tập tiết tấu, bài tập hoà âm và các bài hoà tấu.
C. Các bài tập tiết tấu.
D. Các bài tập hoà âm.
Câu 8: HS luyện tập các bài tập nhạc cụ tiết tấu trong SGK Âm nhạc 6 Cánh Diều bằng:
A. Bất cứ loại nhạc cụ gõ nào và động tác cơ thể.
B. Nhạc cụ gõ có hình ảnh in trong bài tập.
C. Nhạc cụ gõ có hình ảnh in trong bài tập và động tác cơ thể.
D. Động tác cơ thể.
Câu 9: HS luyện tập các bài hoà tấu trong SGK Âm nhạc 6 Cánh Diều bằng:
A. Nhạc cụ gõ và đàn phím điện tử.
B. Nhạc cụ gõ và kèn phím.
C. Nhạc cụ gõ và sáo recorder.
D. Bất cứ loại nhạc cụ gõ và nhạc cụ giai điệu nào mà nhà trường có.
Câu 10: Nội dung lí thuyết âm nhạc trong SGK Âm nhạc 6 Cánh Diều gồm có:
A. Các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc; Kí hiệu âm bằng hệ thống chữ cái Latin.
B. Nhịp 4/4.
C. Cung, nửa cung; Các bậc chuyển hoá, dấu hoá.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11: Nội dung thường thức âm nhạc trong SGK Âm nhạc 6 Cánh Diều gồm có:
A. Tìm hiểu 4 loại nhạc cụ: đàn tranh, đàn đáy, guitar, accordion.
B. Tìm hiểu hình thức hát bè; Giới thiệu Nghệ sĩ nhân dân Quách Thị Hồ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
C. Giới thiệu các nhạc sĩ: Đỗ Nhuận, Văn Cao, Hoàng Việt, Mozart.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Mạch hoạt động Trải nghiệm và khám phá được xây dựng trong SGK Âm nhạc 6 Cánh Diều nhằm:
A. Giúp HS vận dụng kiến thức và kĩ năng một cách sáng tạo.
B. Phát triển năng lực âm nhạc cho HS.
C. Gắn kết kiến thức của môn Âm nhạc với các môn học khác.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Đối với các hoạt động Trải nghiệm và khám phá trong SGK Âm nhạc 6 Cánh Diều:
A. GV đưa thêm vào bài dạy.
B. GV giao cho HS tự học.
C. GV dùng làm trò chơi khởi động lúc đầu giờ.
D. GV chủ động lựa chọn 1 trong 3 phương án trên.
Câu 14: Trong SGK Âm nhạc 6 Cánh Diều, có sự tích hợp giữa các nội dung:
A. Hát và đọc nhạc; Hát và nhạc cụ.
B. Đọc nhạc và nhạc cụ.
C. Nghe nhạc và thường thức âm nhạc.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Khi dạy học theo SGK Âm nhạc 6 Cánh Diều, GV sẽ:
A. Thực hiện theo đúng những hướng dẫn trong sách giáo viên.
B. Có thể thay đổi cấu trúc và nội dung các tiết học nhưng không được thay đổi thời lượng dạy học của từng nội dung.
C. Có thể thay đổi thời lượng dạy học của từng nội dung nhưng không được thay đổi cấu trúc và nội dung các tiết học.
D. Có thể thay đổi cấu trúc và nội dung các tiết học; có thể điều chỉnh thời lượng dạy học cho phù hợp điều kiện thực tiễn.
12. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mỹ thuật 6 sách Cánh Diều
Câu 1: A | Câu 9: A |
Câu 2:A | Câu 10: A |
Câu 3: C | Câu 11: F |
Câu 4: A | Câu 12: A |
Câu 5: A | Câu 13: D |
Câu 6: F | Câu 14: E |
Câu 7: A | Câu 15: A |
Câu 8: A |
13. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tiếng anh 6 sách Cánh Diều
Câu 1: What is the philosophy of Tiếng Anh 6 - Explore English?
A. Bring the world to the classroom and the classroom to life
B. The world is explorable
C. Children are energetic and active
D. Explore English is teaching through content
Câu 2: How many units are there in Tiếng Anh 6 - Explore English?
A. 8
B. 10
C. 12
D. 14
Câu 3: How many lessons are there in a unit?
A. 3
B. 5
C. 7
D. 9
Câu 4: What is/are the purpose(s) of using real-world photos in Tiếng Anh 6 - Explore English?
A. To activate students’ curiosity
B. To help teachers teach the unit better
C. To help students think critically
D. All of the above
Câu 5: Where is the grammar reference section?
A. In the Student’s Book
B. In the Workbook
C. In the Teacher’s Book
D. In the online package
Câu 6: How many review games are there in Tiếng Anh 6 - Explore English Student’s Book?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7: What is/are included in Tiếng Anh 6 - Explore English Teacher’s Book?
A. Comprehensive teaching and content notes
B. Challenge and support sections for differentiated instruction
C. Additional activities
D. All of the above
Câu 8: What are provided in Tiếng Anh 6 - Explore English Workbook?
A. Further practice on listening and reading
B. Further practice on structures, and vocabulary
C. Further practice on listening, speaking, reading, writing, vocabulary, sounds, and structures
D. Further practice on listening, reading, vocabulary, and structures
Câu 9: In which units can you find the Video lesson?
A. In every unit
B. In every other unit
C. In every three units
D. In every four units
Câu 10: What does a unit always start with?
A. A real photo
B. A real conversation
C. A real video clip
D. A real article
Câu 11: In which lesson are structures introduced and practiced?
A. Communication
B. The Real World
C. Language Focus
D. Writing
Câu 12: Which part of a unit is not in the Student’s Book?
A. Language Focus
B. Communication
C. Video
D. End-of-unit Project
Câu 13: How can you adjust your teaching activities to address different students’ levels in a class?
A. By using Extra Practice Worksheets in the Student’s Book
B. By using Challenge and Support activities in the Teacher’s Book
C. By using additional activities in the Teacher’s Book
D. All of the above
Câu 14: Name all of the supplementary resources in Tiếng Anh 6 - Explore English.
A. Unit Worksheets, Unit tests
B. Pacing guide, Lesson plans (Vietnamese edition)
C. PowerPoint slides, Digital resources
D. All of the above
Câu 15: What are the teaching principles of Tiếng Anh 6 - Explore English?
A. English for international communication; Inspiring people to care about the planet
B. Authentic real-world content; Developing technological literacy, visual literacy, and thinking ability
C. Both A and B are correct
D. Grammar-translation method; Teacher-centered approach
Câu 16: Which of the followings are the 21st century skills that Tiếng Anh 6 - Explore English aims to develop in students?
A. Problem solving, Critical thinking
B. Higher order thinking, Communication
C. Collaboration, Creativity
D. All of the above
Câu 17: Name channels of online professional development that Tiếng Anh 6 - Explore English offers to teachers.
A. YouTube, Webinars
B. Blogs, Website
C. YouTube, Webinars, Blogs, Website
D. YouTube, Webinars, Blogs
Câu 18: Choose topics covered in Tiếng Anh 6 - Explore English.
A. Entertainment, Environment, Food and drink, Family
B. Sports and games, Travelling, Customs and traditions
C. Wonders and famous landmarks, Festivals
D. All of the above
Câu 19: Where can the lesson plans (Vietnamese edition) be found?
A. In the Teacher’s book
B. On the website
C. In a booklet
D. Both A and B are correct
Câu 20: What is the website for Tiếng Anh 6 - Explore English?
A. http://canhdieu.monkey.edu.vn
B. https://www.hoc10.com
C. http://canhdieu.com
D. Both A and B are correct
Trên đây là Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tiếng Anh lớp 6 sách Cánh Diều nhằm phục vụ thầy cô trong quá trình tập huấn sách giáo khoa lớp 6 mới năm học 2021-2022 của nhà xuất bản Đại học sư phạm.
Trên đây là Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn lớp 6 sách Cánh Diều đầy đủ các môn học nhằm phục vụ thầy cô trong quá trình tập huấn sách giáo khoa lớp 2 mới năm học 2021-2022.
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
- Chia sẻ:Trần Xuân Huy
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 3
Cho biết tên chuyên đề của ví dụ minh họa cho nội dung 2.1 Lựa chọn xây dựng và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh thcs?
Địa chỉ Tích hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống lớp 3 (KNTT, CTST)
Đáp án tự luận Lịch sử - Địa lý module 4 Tiểu học 2024 mới nhất
Nguồn học liệu số dùng chung môn Toán module 9
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học