Cho biết tên chuyên đề của ví dụ minh họa cho nội dung 2.1 Lựa chọn xây dựng và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh thcs?

Cho biết tên chuyên đề của ví dụ minh họa cho nội dung 2.1 Lựa chọn xây dựng và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh thcs? Đây là câu hỏi trong tập huấn mô đun 5 Trung học cơ sở: Tư vấn và hỗ trợ học sinh. Để giải đáp được câu hỏi này mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1. Tên chuyên đề của ví dụ minh họa cho nội dung 2.1 module 5 THCS

Câu hỏi: Thầy/cô hãy cho biết tên chuyên đề của ví dụ minh họa cho nội dung 2.1 Lựa chọn xây dựng và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh thcs?

Đáp án: Tên chuyên đề: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

2. Chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh THCS

Chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh THCS hiện nay là việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh.

Tư vấn tâm lý cho học sinh THCS là một trong những hoạt động quan trọng trong nhà trường hiện nay nhằm hỗ trợ học sinh giải quyết cách vấn đề vướng mắc mà các em gặp phải, đảm bảo cho mỗi học sinh đều phát triển tâm sinh lý toàn diện, ổn định, tạo điều kiện giúp các em tự tin học tập, rèn luyện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh THCS là hoạt động cần thiết đối với mỗi giáo viên. từ lý thuyết được học, giáo viên cần vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế. Giáo viên cũng là người dẫn dắt học sinh tìm hiểu và có sự hiểu biết nhất định về vấn đề tâm lý, dần dần hình thành trong mỗi học sinh sự định hướng đúng đắn, cách giải quyết vấn đề riêng khi gặp khó khăn, đòng thời chính các thầy cô cũng khuyến khích các bậc phụ huynh tìm hiểu, nâng cao khả năng giải quyết các tình huống liên quan đến con trẻ, hiểu con và tạo mối liên kết gắn bó hơn với con.

3. Nêu những yếu tố tác động đến tâm lí học sinh trung học cơ sở trong bối cảnh xã hội mới?

Hiện nay, có rất nhiều yếu tố tác động đến tâm lý của một học sinh THCS, đôi khi những yếu tố này còn tác động toàn diện về mặt tâm sinh lý của các em. Nếu không có sự quan tâm kịp thời, đúng lúc của giáo viên, phụ huynh, những biến đổi này sẽ có ảnh hưởng lớn đến tâm lý, hình thể, giới tính của các em, gây ra những hậu quả tiêu cực. Với một học sinh đang trong độ tuổi hình thành nhân cách, gia đình, nhà trường và xã hội luôn là 3 yếu tố cơ bản tác động đến tâm sinh lý các em.

Gia đình:

Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên để hình thành nhân cách của mỗi con người từ khi mới sinh ra đời cho đến lúc trưởng thành. Gia đình đồng hành cùng các em từ nhỏ đến lớn, do đó cũng là nơi có tác động sâu sắc đến thể chất và tâm lý các em. Tuy nhiên, thực tế hiện nay lại có nhiều gia đình đang gây áp lực lớn cho con em mình, áp lực kinh tế, áp lực thành tích học tâp từ các bậc phụ huynh đã đè nặng lên tâm lý của con. Nhưng thay vì áp đặt suy nghĩ của mình, bố mẹ nên học cách làm "bạn" với con, lắng nghe con giãi bày tâm tư, tình cảm, tôn trọng sự phát triển tự nhiên của con, và luôn là chỗ dựa cho con phát triển toàn diện. Rèn luyện con cái ở một khuôn khổ và một mức độ nhất định sẽ giúp con trưởng thành cả về thể chất và tinh thần.

Nhà trường

Ngày nay, học sinh luôn dành 6-7 tiếng/ngay ở trường. Do vậy, trường học cũng được xem là nơi có tác động lớn đến tâm lý học sinh. Với học sinh THCS, các em đang có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý, cho nên bản thân các thầy cô phải biết quan tâm nhiều hơn đến các em để kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường ở các em. Thực tế hiện nay tình trang bạo lực học đường giữa học sinh vói nhau, giữa giáo viên và học sinh xảy ra không hiếm, gây bức xúc trong dư luận. Sự thờ ơ của giáo viên, hay sự áp đặt cứng nhắc của giáo viên luôn là sự bạo lực tâm lý lớn đối với học sinh. Để giúp các em trưởng thành, bản thân các thầy cô không nên có cách nhìn phiến diện đối với bất cứ học sinh nào; nhà trường phải có sự đổi mới trong tư duy, nội dung dạy học, xây dựng trường học thân thiện, lấy người học làm trung tâm, giúp các em cảm thấy thoải mái và tự do thể hiện năng lực khi đến trường.

Xã hội:

Ở độ tuổi của một học sinh trung học cơ sở thì hiện tại các em sẽ đang và rất tò mò về những vấn đề trên mạng xã hội, hiện nay thì các em được tiếp cận với mạng xã hội từ rất sớm và tiếp cận với những khía cạnh tiêu cực trên mạng xã hội rất nhiều. Xuất phát từ tâm lý tò mò mà chưa có đầy đủ nhận thức đúng đắn mà các em rất dễ xa vào những tệ nạn xấu, những việc không đáng có. Các em học và học rất nhanh những xu hướng trên mạng một cách mù quáng bất chấp. Theo đó thì mạng xã hội hoặc những tác động xấu từ môi trường xung quanh cũng là một những những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các em hiện nay. Chúng ta cần giáo dục các em một cách kỹ càng về cách sử dụng mạng xã hội và giáo dục cho các em những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
34 94.258
0 Bình luận
Sắp xếp theo