11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Công nghệ THCS

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Công nghệ THCS trong Tập huấn trực tuyến chương trình GDPT 2018 mà Hoatieu.vn giới thiệu sau đây là tài liệu hữu ích để các thầy cô tham khảo để viết cho mình kế hoạch giảng dạy hay và đầy đủ nhất.

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Công nghệ THCS với hướng dẫn trả lời mang tính chất tham khảo, các bạn chỉ nên đọc để lấy ý tưởng làm bài, phù hợp với kiến thức, môi trường dạy và học cá nhân.

Phân tích kế hoạch bài dạy môn Công nghệ

Câu 1: Sau khi học bài học, học sinh "làm" được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

  • Nhận biết được tác dụng của dòng điện lên cơ thể con người và nguyên nhân gây tai nạn điện trong tình huống thực tế.
  • Trình bày được một số nguyên nhân gây tai nạn điện.
  • Trình bày được các nguyên tắc chung đảm bảo an toàn điện và một số biện pháp an toàn điện.
  • Vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học và thực tiễn cuộc sống.

Câu 2: Học sinh sẽ được thực hiện các "hoạt động học" nào trong bài học?

Các hoạt động học của học sinh

  • Hoạt động theo dự án, hoạt đông nhóm, hoạt động trải nghiệm

+ Tìm hiểu tác động của dòng điện lên cơ thể người

+ Tìm hiểu một số nguyên nhân gây tai nạn điện

+ Tìm hiểu một số biện pháp gây tai nạn điện

+ Biết phòng ngừa tai nạn điện bằng cách thực hiện nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện và sửa chữa điện, giữ khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp

Câu 3: Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học, những "biểu hiện cụ thể" của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội về vấn đề an toàn điện

- Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hs chủ động đề xuất cách thực hiện và phối hợp với các thành viên trong nhóm để tìm kiếm thu thập thông tin về các vấn đề lien quan tới an toàn điện để hoàn thành tốt nhất tiểu dự án của nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích được tình huống trong quá trình thực hiện dự án của nhóm, phát hiện và nêu được tình huống của vấn đề trong quá trình thực hiện dự án nhóm mình

- Năng lực công nghệ

+ Giao tiếp công nghệ: đọc và hiểu về các kí hiệu về an toàn điện trên các thiết bị

+ Sử dụng công nghệ: phát hiện sớm và đề xuất được giải pháp xử lí các tình huống không an toàn điện cho người và sản phẩm công nghệ trong gia đình

Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

- Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo

- Phiếu học tập

- Tranh ảnh liên quan đến tai nạn điện

- Video về các tai nạn do điện gây ra

Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

* Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu để hình thành kiến thức mới:

  • Đọc SGK
  • Đọc phiếu học tập xác định nhiệm vụ học tập
  • Xem clip để tìm kiếm thu thập thông tin, trả lời các câu hỏi của GV
  • Nghe câu hỏi của giáo viên, câu trả lời của các bạn
  • Quan sát tranh ảnh, video để hoàn thành nhiệm vụ học tập
  • Làm việc theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

- Phiếu học tập về các nội dung theo yêu cầu để tìm hiểu an toàn điện

- Vẽ sơ đồ tư duy về các địa điểm được nhắc đến trong bài học theo trình tự xuất hiện trong bài

- Sưu tầm trên internet hình ảnh an toàn điện.

- Viết và nói bài thuyết minh an toàn điện của từng nhóm

- Nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến, chỉ ra được hạn chế như lập luận, luận cứ liên quan.

Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh về:

- Hoạt động hình thành kiến thức:

+ Quá trình học tập của học sinh của mỗi cá nhân hay nhóm.

+ Thái độ, hành vi và biểu hiện của học sinh trong quá trình xây dựng bài.

- Chốt lại những hoạt động của học sinh:

+ Những biểu hiện về sự tự tin của học sinh khi sây dựng kiến thức.

+ Năng lực và phẩm chất của học sinh.

- GV giao nhiệm vụ, mở, tổng kết, đánh giá ý kiến của học sinh và chốt ý chính.

Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu như:

- Đọc lại thông tin an toàn điện, kết hợp với liên tưởng, tưởng tượng

- Sử dụng máy tính để lập kế hoạch

- Giấy, bút chì, bút màu... vẽ một chi tiết trong tai nạn điện.

- Máy tính, điện thoại truy cập Internet để sưu tầm hình ảnh tai nạn điện, thực hành biện pháp phòng chống tai nạn điện

Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?

Tìm hiểu được một số thông tin về an toàn điện và biện pháp phòng chống tai nạn qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: sách, báo, video, tranh ảnh...về an toàn điện, qua thực tế, qua mạng internet...

Câu 10: Sản thức mới là phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến gì?

Viết, nói được văn bản thuyết minh về tai nạn điện,phòng chống tại nạn điện (xác định được đối tượng thuyết minh, chỉ ra được các nguồn sẽ lấy thông tin để viết bài)

Câu 11: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

  • Giáo viên nhận xét đánh giá khách quan ,chi tiết các hoạt động thảo luận,các sản phẩm dự án của học sinh.
  • Chú ý đến việc khen thưởng,tuyên dương và hoan nghênh các ý tưởng sáng tạo, các cá nhân hoạt động nổi trội .
  • Giáo viên có bảng chấm điểm với các tiêu chí công khai, tiến hành đánh giá kết quả và cho điểm từng học sinh. Sau khi đánh giá, giáo viên gợi ý,mở rộng vấn đề có liên quan.

- Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, đánh giá định tính và định lượng, đánh giá bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập. Đánh giá tổng kết thông qua mức độ đạt được các yêu cầu tiết học. Thông qua học sinh trả lời các câu hỏi qua quan sát các em thực hiện các hoạt động học.

- Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.

Mời các bạn tham khảo các bài khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
5 10.605
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi