Nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp ráo riết chuẩn bị chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai tại Đông Dương. Nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp là gì? Hãy cùng Hoatieu tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp và Điểm mới của cuộc khai thác lần thứ 2 này nhé.
Điểm mới của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp
- 1. Hoàn cảnh chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp
- 2. Nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
- 3. Điểm mới của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp
- 4. Tại sao Pháp lại hạn chế phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nặng ở Việt Nam?
1. Hoàn cảnh chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mặc dù thắng trận nhưng nước Pháp bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ.
- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy của Pháp bị phá hủy.
Điều này dẫn đến Tư bản độc quyền Pháp vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước, vừa đẩy mạnh khai thác các thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
=> Chương trình khai thác lần thứ hai đã được chúng ráo riết thi hành ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam.
2. Nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp và khai mỏ.
- Nông nghiệp: tiến hành cướp ruộng đất để phát triển các đồn điền cao su. Trong cuộc khai thác này, có rất nhiều tên thực dân đã chiếm hàng ngàn, hàng vạn hecta đất để lập các đồn điền trồng lúa, trồng cà phê, chè hay cao su.
- Công nghiệp: Công nghiệp được mở rộng quy mô
+ Khai thác mỏ được coi trọng, đặc biệt là mỏ than. Các công ti than có từ trước đều được bỏ vốn thêm và hoạt động mạnh hơn. Nhiều công ti than mới nối tiếp nhau ra đời.
+ Chú ý tới công nghiệp chế biến: Mở thêm một số cơ sở công nghiệp như các nhà máy sợi, nhà máy rượu, diêm, xay xát gạo,...
- Thương nghiệp: tư bản Pháp đánh thuế nặng hàng hoá các nước nhập vào nước ta, chủ yếu là của Trung Quốc và Nhật Bản. Nhờ đó, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam tăng lên rất nhanh.
- Giao thông vận tải: được đầu tư để phát triển thêm. Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn.
- Tài chính: Ngân hàng Đông Dương, đại diện thế lực của tư bản tài chính Pháp, có cổ phần trong hầu hết các công ti và xí nghiệp lớn, đã nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.
=> Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không thay đổi: hạn chế công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp nặng; tăng cường thủ đoạn bóc lột, vơ vét tiền của của nhân dân ta bằng cách đánh thuế nặng: thuế ruộng đất, thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện và hàng trăm thứ thuế khác.
3. Điểm mới của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp
Điểm mới của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là: Tốc độ nhanh và quy mô lớn vào tất cả các ngành, gây ra những chuyển biến rõ rệt. Đây là điểm khác biệt rất lớn so với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp.
4. Tại sao Pháp lại hạn chế phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nặng ở Việt Nam?
Thực dân Pháp thực hiện chính sách hạn chế phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng ở Việt Nam vì: Đầu tư phát triển công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn và do Pháp muốn cột chặt kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp.
Nếu phát triển công nghiệp nặng thì nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển và Pháp khó kiểm soát. Bên cạnh đó, nếu phát triển công nghiệp nặng thì ta có thể sản xuất vũ khí, đạn dược để chống Pháp và Pháp không thu được thuế từ sắt nên Pháp phải hạn chế phát triển công nghiệp nặng để đảm bảo lợi ích cho mình.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. Qua đó tìm ra được Điểm mới của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp và lý do Pháp hạn chế phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nặng ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 9 mảng Học tập nhé.
Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.
- Chia sẻ:
Lê Diệu Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Biểu hiện nào chứng tỏ Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới?
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Trình bày mạch cảm xúc của bài thơ Sang thu
Vì sao hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu?
Đến năm 1999 số nước thành viên của Liên minh châu Âu là bao nhiêu?
Là một học sinh cần làm gì để làm chủ những thành tựu khoa học kỹ thuật thời hiện đại?
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
Đọc hiểu Ba mươi năm đời ta có Đảng
-
Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống rèn luyện thói quen đọc sách
-
Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến trang 51 lớp 9 Cánh Diều
-
Nói và nghe: Khát vọng hạnh phúc của con người được gợi ra từ tác phẩm Chinh phụ ngâm
-
Soạn bài Củng cố mở rộng bài 5 Văn 9 KNTT
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Phân tích bài thơ “Nói với em” của nhà thơ Vũ Quần Phương
-
Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần
-
Phân tích truyện ngắn “Thằng gù” của Hạ Huyền
-
Phân tích truyện ngắn Cơm mùi khói bếp
-
Phân tích Quê hương Giang Nam
-
Phân tích bài thơ Đất nước tôi Tạ Hữu Yên
-
Phân tích truyện ngắn Bến thời gian Tạ Duy Anh
-
Phân tích truyện Những dòng chữ diệu kỳ
-
Phân tích truyện ngắn Ông ngoại của Nguyễn Ngọc Tư
-
Phân tích truyện ngắn Củ khoai nướng
-
Top 13 bài nghị luận về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay
-
(Có dàn ý) Viết bài văn phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ

Bài viết hay Lớp 9
Nghị luận về cách ứng xử khi cha mẹ có những kỳ vọng quá cao về mình
Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trang 68
Giải thích câu tục ngữ Cần cù bù thông minh
Nói và nghe Kể một câu chuyện tưởng tượng lớp 9 Chân trời sáng tạo
Phân tích bài thơ Chiều sông Thương của Hữu Thỉnh
Phân tích bài thơ Đi dọc lời ru