Mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng Anh THPT năm 2020

Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng Anh 11

Sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng Anh THPT là mẫu bài sáng kiến kinh nghiệm tiếng Anh lớp 11 mới nhất năm học 2019 - 2020. Sau đây là nội dung chi tiết của Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng Anh đã được hoatieu.vn sưu tầm và đăng tải, mời các bạn cùng theo dõi.

BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu

Trong xã hội tương lai – xã hội tri thức, nền giáo dục hướng tới đào tạo ra những con người có đầy đủ các phẩm chất về trí – thể – mỹ, giàu tính sáng tạo và tính nhân văn. Vì vậy mục tiêu giáo dục trong thời đại mới đã được chỉ rõ trong Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”.

Đảng, Nhà nước, toàn xã hội nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục nói riêng đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện về mục tiêu, nội dung, PPDH ở các cấp học và ngành học.

Định hướng đổi mới giáo dục đã được xác định trong Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nội dung môn học trong giai đoạn giáo dục cơ bản giúp trang bị cho học sinh (HS) những kiến thức phổ thông nên tảng, toàn diện và thực sự cần thiết. Khi hoàn thành gia đoạn này, HS có khả năng tự tìm hiểu, học hỏi và hình được những năng lực (NL) cần thiết, đặc biệt là những NL chung, thể hiện được sở trường, NL của bản thân để tự tin bước vào cuộc sống lao động và học tập lên cao.

Phương pháp dạy học (PPDH) mà giáo viên (GV) lựa chọn quyết định rất nhiều đến sự thành công của việc dạy học (DH). Với cùng một nội dung cần truyền đạt nhưng trình độ nhận thức, khả năng tư duy của mỗi HS trong lớp lại không giống nhau vì thế không thể sử dụng cách dạy đồng loạt bởi cách dạy này sẽ không phát huy được tính tích cực, khả năng tư duy và đặc biệt là HS khá – giỏi không có điều kiện phát triển, HS yếu kém cũng khó có thể vươn lên. Để tính tích cực của người học được nâng cao đòi hỏi có sự phân hóa về cường độ, kiến thức, thời gian hoàn thành nhiệm vụ học tập. Vì vậy, hướng giải quyết phù hợp đó là quan điểm “dạy học phân hóa” với các PPDH tích cực. DH theo góc là một trong các PPDH tích cực nhằm thực hiện quá trình đổi mới PPDH, trú trọng phát huy những NL thiết yếu của người học, phù hợp với định hướng thay thế dần chương trình DH định hướng nội dung bằng chương trình DH định hướng đầu ra hiện nay.

Hiểu được tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS nên chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “BA CÂU ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP VẬN DỤNG ” ANH 11

Đề tài được nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy chắc chắn còn nhiều điều thiếu sót, rất mong quý bạn đọc và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tác giả tiếp tục hoàn thiện đề tài. Qua đó sẽ rút kinh nghiệm cho việc xây dựng cách dạy các nội dung khác trong chương trình tiếng Anh phổ thông.

Tác giả xin chân thành cảm ơn mọi đóng góp của quý bạn đọc và các đồng nghiệp!

2. Tên sáng kiến

“BA CÂU ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP VẬN DỤNG ” ANH 11

3. Tác giả sáng kiến

- Họ và tên: Nguyễn Mạnh Cường

4. Chủ đầu tư sáng kiến

- Nguyễn Mạnh Cường– Trường THPT Yên Lạc 2 – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc.

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

“BA CÂU ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP VẬN DỤNG ANH 11 ” được áp dụng trong dạy chương trình tiếng Anh 11 ban cơ bản.

6. Ngày sáng kiến được áp dụng

Ngày 17 /12/2019 đền 04/1/2020

7. Mô tả bản chất của sáng kiến.

7.1. Về nội dung sáng kiến

7.1.1. Các bước thực hiện đề tài

- Phân tích mục tiêu, nội dung và cấu trúc nội dung cơ bản về sáng kiến , từ đó GV sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin như máy vi tính, máy ảnh, máy quay video, mạng internet,... để thu thập các thông tin, tư liệu, tạo ra các tài liệu để phục vụ cho việc dạy học.

- Từ các thông tin, tư liệu thu thập được, GV thiết kế một số giáo án cụ thể để áp dụng cho việc dạy học từng nội dung của sáng kiến.

- Áp dụng vào thực tiễn dạy học từng loại câu cho HS.

- Thực hiện đánh giá hiệu quả của việc áp dụng PPDH theo góc thông qua các bài kiểm tra 15 phút và bài kiểm tra 45 phút bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Qua đó đánh giá khả năng tiếp thu, mức độ tư duy, hiểu sâu kiến thức của HS.

- Rút kinh nghiệm để hoàn thiện cho những lần dạy học sau này.

7.1.2. Điều kiện cần để áp dụng sáng kiến

Sáng kiến được áp dụng ở những trường có mặt bằng tiếp thu kiến thức của các lớp không đồng đều ,đa số các em chưa quan tâm đến môn học này .

7.1.3. Mô tả nội dung sáng kiến

7.1.3.1. Khái niệm năng lực

Theo Chương trình Giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể của Bộ GD&ĐT xác định [12]: “NL là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,...thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.

Trong đề tài này chúng tôi quan niệm: “NL là sự kết hợp hợp lý kiến thức, kỹ năng và sự sẵn sàng tham gia hoạt động tích cực, có hiệu quả”.

7.1.3.2. Cấu trúc năng lực

Theo tác giả Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường [1]: “Có nhiều loại NL khác nhau. NL hành động cũng là một loại NL. Khái niệm phát triển NL cũng được hiểu đồng nghĩa với phát triển NL hành động”. Cấu trúc của NL hành động gồm:

Từ cấu trúc của NL cho thấy giáo dục định hướng phát triển NL không chỉ nhằm mục tiêu phát triển NL chuyên môn bao gồm tri thức, kĩ năng chuyên môn mà còn phát triển NL phương pháp, NL xã hội và NL cá thể. Những NL này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. NL hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các NL này.

7.1.3.3. Phát triển một số năng lực cho học sinh trong dạy học tiếng Anh

Do sự khác nhau về đặc điểm kinh tế - xã hội và đặc điểm văn hóa ở mỗi quốc gia, dân tộc hay địa phương khác nhau nên NL cần được hình thành cho HS ở những vùng miền cũng khác nhau. Và đây cũng chính là lý do làm cho các thành tố của NL trở nên đa dạng [1].

Các NL đặc thù cần được phát triển cho HS trong môn tiếng Anh [9]: NL sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh , NL thực hành giao tiếp với người bản sứ , NL phát hiện và GQVĐ thông qua môn tiếng Anh , NL hùng biện , NL vận dụng kiến thức, văn hóa Anh vào cuộc sống.

7.1.3.4. Năng lực giải quyết vấn đề

* Khái niệm về giải quyết vấn đề (GQVĐ) và năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ):

GQVĐ (problem solving): “là khả năng suy nghĩ và hành động trong những tính huống không có quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường có sẵn. Người GQVĐ có thể ít nhiều xác định được mục tiêu hành động, nhưng không phải ngay lập tức biết cách làm thế nào để đạt được nó. Sự am hiểu tình huống vấn đề và lí giải dần việc đạt mục tiêu đó trên cơ sở việc lập kế hoạch và suy luận thành quả quá trình GQVĐ” [10, tr.54-55].

Như vậy, “GQVĐ là quá trình tư duy phức tạp, bao gồm sự hiểu biết, đưa ra luận điểm, suy luận, đánh giá, giao tiếp,... để đưa ra một hoặc nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, thách thức của vấn đề. Trong quá trình GQVĐ, chủ thể thường phải trải qua hai giai đoạn cơ bản: (i) khám phá vấn đề và tổ chức nguồn lực của chính mình (tìm hiểu vấn đề; tìm hướng đi, thủ pháp, tiến trình... để dần tiến tới một giải pháp cho vấn đề); (ii) thực hiện giải pháp ; và đánh giá giải pháp vừa thực hiện, hoặc tìm kiếm giải pháp khác” [10, tr. 55].

Theo [10], NLGQVĐ được tiếp cận theo hai cách: “Theo cách truyền thống, NLGQVĐ được tiếp cận theo tiến trình GQVĐ và sự thay đổi nhận thức của chủ thể sau khi GQVĐ. Theo cách hiện đại, NLGQVĐ được tiếp cận theo quá trình xử lí thông tin nhấn mạnh đến các yếu tố: Suy nghĩ của người GQVĐ hay “hệ thống xử lí thông tin”; vấn đề; không gian vấn đề”.

Theo [10, tr. 56]: “NLGQVĐ là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường.

* Cấu trúc và biểu hiện của NLGQVĐ:

Theo [10], cấu trúc NLGQVĐ dự kiến phát triển ở HS gồm 4 thành tố, mỗi thành tố bao gồm một số biểu hiện/hành vi cá nhân khi làm việc độc lập hoặc khi làm việc nhóm trong quá trình GQVĐ. Cụ thể:

- Tìm hiểu, khám phá vấn đề: Nhận biết vấn đề, phân tích được tình huống cụ thể, phát hiện được tình huống có vấn đề, chia sẻ sự am hiểu về vấn đề với người khác.

- Thiết lập không gian vấn đề: Lựa chọn, sắp xếp, tổng hợp thông tin với kiến thức đã học. Xác định thông tin, biết tìm hiểu các thông tin có liên quan, từ đó xác định cách thức, quy trình, chiến lược giải quyết và thống nhất cách hành động.

- Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp:

+ Lập kế hoạch: Thiết kế quá trình thực hiện (xin ý kiến, thảo luận, thu thập số liệu, mục tiêu,...) và thời điểm hoàn thành các mục tiêu.

+ Thực hiện kế hoạch: Đưa ra giải pháp và thực hiện, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết để phù hợp với thực tiễn khi có sự thay đổi.

Đánh giá và phản ánh giải pháp: Thực hiện giải pháp đưa ra và đánh giá kết quả thu được, suy ngẫm về phương thức và tiến trình GQVĐ. Sự điều chỉnh và khả năng vận dụng trong những tình huống mới, xác nhận những kiến thức và kinh nghiệm thu được. Đề xuất giải pháp cho các vấn đề tương tự.

.....................................................................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem chi tiết mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng Anh lớp 11 năm học 2019-2020.

Đánh giá bài viết
1 1.589
0 Bình luận
Sắp xếp theo