Tài liệu tập huấn xây dựng Ma trận đặc tả và đề kiểm tra môn Văn THCS
Tập huấn xây dựng ma trận đặc tả môn Văn
Tài liệu tập huấn xây dựng Ma trận đặc tả và đề kiểm tra môn Văn THCS được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là hướng dẫn xây dựng ma trận và bản đặc tả môn Ngữ văn giúp các thầy cô nắm được cấu trúc một bảng ma trận đề kiểm tra và xây dựng ma trận đề kiểm tra phù hợp với các hướng dẫn mới nhất của Bộ giáo dục.
Sau đây là nội dung chi tiết tài liệu tập huấn xây dựng ma trận đặc tả đề kiểm tra ngữ văn THCS, mời các bạn cùng theo dõi.
Phần I.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Ma trận đề kiểm tra
a. Khái niệm ma trận đề kiểm tra
- Ma trận đề kiểm tra là bản thiết kế đề kiểm tra chứa đựng những thông tin về cấu trúc cơ bản của đề kiểm tra như: thời lượng, số câu hỏi, dạng thức câu hỏi; lĩnh vực kiến thức, cấp độ năng lực của từng câu hỏi, thuộc tính các câu hỏi ở từng vị trí…
- Một ma trận đề kiểm tra cho phép tạo ra nhiều đề kiểm tra có chất lượng tương đương.
- Có nhiều phiên bản Ma trận đề kiểm tra. Mức độ chi tiết của các ma trận này phụ thuộc vào mục đích và đối tượng sử dụng.
b. Cấu trúc một bảng ma trận đề kiểm tra
Cấu trúc 1 bảng ma trận đề kiểm tra gồm các thông tin như sau:
Tên Bảng ma trận- Ký hiệu (nếu cần)
- Cấu trúc từng phần (Prompt Attributes)
+ Cấu trúc và tỷ trọng từng phần
+ Các câu hỏi trong đề kiểm tra (items)
ü Dạng thức câu hỏi
ü Lĩnh vực kiến thức
ü Cấp độ/thang năng lực đánh giá
ü Thời gian làm dự kiến của từng câu hỏi
ü Vị trí câu hỏi trong đề kiểm tra
- Các thông tin hỗ trợ khác
c. Thông tin cơ bản của ma trận đề kiểm tra:
- Mục tiêu đánh giá (objectives)
- Lĩnh vực, phạm vi kiến thức (Content)
- Thời lượng (cả đề kiểm tra, từng phần kiểm tra)
- Tổng số câu hỏi
- Phân bố câu hỏi theo lĩnh vực, phạm vi kiến thức, mức độ khó, mục tiêu đánh giá.
- Các lưu ý khác…
d. Ví dụ minh họa mẫu ma trận đề kiểm tra
2. Bản đặc tả đề kiểm tra
a. Khái niệm bản đặc tả
Bản đặc tả đề kiểm tra (trong tiếng Anh gọi là test specification hay test blueprint) là một bản mô tả chi tiết, có vai trò như một hướng dẫn để viết một đề kiểm tra hoàn chỉnh. Bản đặc tả đề kiểm tra cung cấp thông tin về cấu trúc đề kiểm tra, hình thức câu hỏi, số lượng câu hỏi ở mỗi loại, và phân bố câu hỏi trên mỗi mục tiêu đánh giá.
Bản đặc tả đề kiểm tra giúp nâng cao độ giá trị của hoạt động đánh giá, giúp xây dựng đề kiểm tra đánh giá đúng những mục tiêu dạy học dự định được đánh giá. Nó cũng giúp đảm bảo sự đồng nhất giữa các đề kiểm tra dùng để phục vụ cùng một mục đích đánh giá. Bên cạnh lợi ích đối với hoạt động kiểm tra đánh giá, bản đặc tả đề kiểm tra có tác dụng giúp cho hoạt động học tập trở nên rõ ràng, có mục đích, có tổ chức và có thể kiểm soát được. Người học có thể sử dụng để chủ động đánh giá việc học và tự chấm điểm sản phẩm học tập của mình. Còn người dạy có thể áp dụng để triển khai hướng dẫn các nhiệm vụ, kiểm tra và đánh giá. Bên cạnh đó, nó cũng giúp các nhà quản lý giáo dục kiểm soát chất lượng giáo dục của đơn vị mình.
b. Cấu trúc bản đặc tả đề kiểm tra
Một bản đặc tả đề kiểm tra cần chỉ rõ mục đích của bài kiểm tra, những mục tiêu dạy học mà bài kiểm tra sẽ đánh giá, ma trận phân bố câu hỏi theo nội dung dạy học và mục tiêu dạy học, cụ thể như sau:
(i) Mục đích của đề kiểm tra
Phần này cần trình bày rõ đề kiểm tra sẽ được sử dụng phục vụ mục đích gì. Các mục đích sử dụng của đề kiểm tra có thể bao gồm (1 hoặc nhiều hơn 1 mục đích):
Cung cấp thông tin mô tả trình độ, năng lực của người học tại thời điểm đánh giá.
Dự đoán sự phát triển, sự thành công của người học trong tương lai.
Nhận biết sự khác biệt giữa người học với người học.
Đánh giá việc thực hiện mục tiêu giáo dục, dạy học.
Đánh giá kết quả học tập (hay việc làm chủ kiến thức, kỹ năng) của người học so với mục tiêu giáo dục, dạy học đã đề ra.
Chẩn đoán điểm mạnh, điểm tồn tại của người học để có hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp.
Đánh giá trình độ, năng lực của người học tại thời điểm bắt đầu và kết thúc một khóa học để đo lường sự tiến bộ của người học hay hiệu quả của khóa học.
(ii) Hệ mục tiêu dạy học/ tiêu chí đánh giá
Phần này trình bày chi tiết mục tiêu dạy học: những kiến thức và năng lực mà người học cần chiếm lĩnh và sẽ được yêu cầu thể hiện thông qua bài kiểm tra. Những tiêu chí để xác định các cấp độ đạt được của người học đối với từng mục tiêu dạy học.
Có thể sử dụng các thang năng lực để xác định mục tiêu dạy học/ tiêu chí đánh giá, chẳng hạn thang năng lực nhận thức của Bloom...
(iii) Bảng đặc tả đề kiểm tra
Đây là một bảng có cấu trúc hai chiều, với một chiều là các chủ đề kiến thức và một chiều là các cấp độ năng lực mà người học sẽ được đánh giá thông qua đề kiểm tra. Với mỗi chủ đề kiến thức, tại một cấp độ năng lực, căn cứ mục tiêu dạy học, người dạy đưa ra một tỷ trọng cho phù hợp.
(iv). Cấu trúc đề kiểm tra
Phần này mô tả chi tiết các hình thức câu hỏi sẽ sử dụng trong đề kiểm tra; phân bố thời gian và điểm số cho từng câu hỏi.
Ví dụ minh họa mẫu bảng đặc tả đề kiểm tra
.....................
PHẦN II. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG MA TRẬN VÀ BẢN ĐẶC TẢ
MÔN NGỮ VĂN
1. Hướng dẫn xây dựng ma trận đề kiểm tra
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ/CUỐI KÌ
LỚP 6
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức / kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||
Nhận biết
| Thông hiểu
| Vận dụng
| Vận dụng cao
|
| |||
1
| Đọc hiểu
| Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích).. |
|
|
|
|
|
Truyện đồng thoại, truyện ngắn | |||||||
Hồi kí hoặc du kí | |||||||
Thơ và thơ lục bát | |||||||
Văn nghị luận | |||||||
Văn bản thông tin | |||||||
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | |||||
Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích. | |||||||
Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt | |||||||
Trình bày ý kiến về một hiện tượng mà xã hội mình quan tâm | |||||||
Thuyết minh thuật lại một sự kiện. | |||||||
Tổng |
|
|
|
|
| ||
Tỉ lệ % |
|
|
|
|
| ||
Tỉ lệ chung |
|
|
|
LỚP 7
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức / kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||
Nhận biết
| Thông hiểu
| Vận dụng
| Vận dụng cao
|
| |||
1
| Đọc hiểu
| Truyện ngụ ngôn |
|
|
|
|
|
Truyện ngắn | |||||||
Truyện khoa học viễn tưởng | |||||||
Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ) | |||||||
Tùy bút, tản văn | |||||||
Văn bản nghị luận | |||||||
Văn bản thông tin | |||||||
2
| Viết
| Viết văn bản kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. |
|
|
|
|
|
Viết văn bản biểu cảm về con người hoặc sự việc. | |||||||
Viết văn bản thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. | |||||||
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống. | |||||||
Viết văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học (Yêu cầu tác phẩm ngoài sách giáo khoa) | |||||||
Tổng |
|
|
|
|
| ||
Tỉ lệ % |
|
|
|
|
| ||
Tỉ lệ chung |
|
|
|
............................
Do tài liệu tập huấn xây dựng Ma trận đặc tả và đề kiểm tra môn Văn THCS rất dài. Để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.
Mời các thầy cô và các bạn tham khảo thêm tài liệu khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu của Hoatieu.vn
Tài liệu tập huấn xây dựng Ma trận đặc tả và đề kiểm tra môn Văn THCS
12/08/2022 9:57:00 SACơ quan ban hành: | Người ký: | ||
Số hiệu: | Lĩnh vực: | Đang cập nhật | |
Ngày ban hành: | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật | |
Loại văn bản: | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật | |
Tình trạng hiệu lực: |
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài liên quan
-
Đề thi Văn lớp 7 học kì 2 năm 2020-2021
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ Văn lớp 7 Cánh Diều
-
Giáo án Văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống cả năm
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn THPT
-
(Full) Đáp án đề tổ hợp môn Xã hội 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tập huấn giáo viên
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Tiếng Việt cấp tiểu học
Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Tin học
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp THCS
Đáp án module 4 môn Mỹ thuật Tiểu học
Tài liệu tập huấn sách Khoa học 4 Cánh Diều
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Âm nhạc cấp tiểu học