Cảm nhận bài thơ Ra vườn nhặt nắng ngắn gọn
Cảm nhận bài thơ Ra vườn nhặt nắng
Ra vườn nhặt nắng là một tác phẩm thơ của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh xuất bản năm 2015. Với những vẫn thơ trong trẻo giản dị mang lại cho người đọc sự ấm áp về tình yêu thương giữa con người, yêu cuộc sống. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ dàn ý cảm nhận bài thơ Ra vườn nhặt nắng kèm theo bài văn mẫu cảm nhận Ra vườn nhặt nắng, viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Ra vườn nhặt nắng hay và ý nghĩa. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Dàn ý cảm nhận Ra vườn nhặt nắng
2. Viết bài văn trình bày cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ Ra vườn nhặt nắng
Trong thế giới văn chương rộng lớn, có những tác phẩm vừa ra đời nhưng cũng đã bị lãng quên ngay nhưng cũng có những tác phẩm lại như những dòng sông đỏ nặng phù sa in dấu ấn chạm khắc trong tâm khảm. Những tác phẩm ấy đã trở thành “ những bài ca đi cùng năm tháng” và để lại trong tâm hồn bạn đọc những ấn tượng không bao giờ quên. Một trong những tác phẩm ấy có thể kể đến bài thơ Ra vườn nhặt nắng của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh.
Bài thơ mở đầu với hình ảnh người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái tha thẩn mất trí nhớ dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu. Ông ra vườn nhặt nắng Tha thẩn suốt buổi chiều Ông không còn trí nhớ Ông chỉ còn tình yêu Lời thơ thể hiện cái nhìn hồn nhiên đáng yêu của người cháu dưới hình ảnh ông ra vườn "nhặt" nắng, bầu trời tuổi thơ như ùa về với bao kỷ niệm. Dưới con mắt ngây thơ, hồn nhiên đó, ông hiện lên đầy thân thương. Tuổi tác đã lấy đi trí nhớ của ông nhưng "ông chỉ còn tình yêu", đó là sức mạnh của tình thân, thời gian có thay đổi thì tình yêu ông dành cho cháu vẫn mãi mãi vẹn nguyên đong đầy. Từ đó ta cũng cảm nhận được tình thương vô tư, ấm áp và lòng kính trọng của người cháu dành cho ông. Để rồi mỗi chúng ta ý thức hơn về thái độ, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Hãy yêu thương thật nhiều, chia sẻ và quan tâm tới người thân để sau này khi nhớ lại, ta sẽ thấy thật trọn vẹn chứ không phải là nỗi đau buồn và tiếc nuối. Để không làm phiền ông, cậu bé đã “khẽ” mang chiếc lá đặt vào trong nắng. Dường như tình cảm của người cháu cũng đầy ắp, phủ kín của chiếc lá vàng: Bé khẽ mang chiếc là Đặt vào vệt nắng vàng Ông nhặt lên chiếc nắng Quấy nhẹ, mùa thu sang Điệp từ "Ông" nhằm nhấn mạnh khẳng định tình yêu thương vô bờ, của của ông dành cho cháu, tình yêu ấy không bao giờ thay đổi dù thế nào đi nữa. Bài thơ "Ra vườn nhặt nắng" của Nguyễn Thế Hoàng Linh nhắn nhủ với người đọc về tình cảm gia đình quý báu. Đó là thứ tình cảm luôn được lan tỏa một cách vô tư nhất.
Trước những rào cản và thời gian hay tuổi tác thì tình yêu thương đó sẽ không bao giờ thay đổi, hãy luôn qua tâm và trân trọng những người thân yêu trong gia đình.
3. Cảm nhận bài thơ Ra vườn nhặt nắng - Nguyễn Thế Hoàng Linh
Trong những bài thơ, hình tượng của nhân vật tác giả thể hiện đều liên hệ trực tiếp tới nội dung tác phẩm. Thông qua những hình ảnh, âm thanh hay mùi hương quen thuộc, người ta có thể bày tỏ tình cảm của mình tới hiện thực. Trong bài thơ Ra vườn nhặt nắng của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh, hình ảnh nhân vật người ông xuất hiện trong cả bài thơ, cũng nói về một tuổi thơ gắn với hình ảnh người ông của tác giả.
Ra vườn nhặt nắng là một "hành động" được coi là phi thực tế. Đầu tiên, bởi nắng không phải là thực thể, con người không thể chạm tới được. Ra vườn nhặt nắng là một chuỗi hành động kế tiếp nhau, có tính liên kết với nhau. Dùng nó làm nhan đề một bài thơ quả thực rất thú vị.
Người ông được tác giả miêu tả xuất hiện ngay sau chuỗi hành động ra vườn nhặt nắng ở nhan đề. Khung cảnh một buổi chiều ngày hè nắng vàng rực rỡ, người ông thong thả ra vườn, nhặt từng mảnh mùa hạ. Không hiểu vì nguyên nhân gì đó, hành động này được lặp lại cả buổi chiều. Tha thẩn là tính từ, thể hiện sự từ tốn, nhưng cũng thể hiện sự không để tâm vào việc mình đang làm. Vậy lý do gì khiến ông trong buổi chiều ấy không nghỉ ngơi, mà lại ra vườn nhặt nắng?
Trong hai câu thơ âu của khổ 1, tác giả đã đưa ra lý do của hành động đó. "Ông không còn trí nhớ./ Ông chỉ còn tình yêu." Ta có thể lý giải rằng, người ông tuổi đã cao, trí nhớ không còn tốt như xưa nữa. Người già tính tình cũng rất giống trẻ con, thay đổi thất thường. Không hiểu được ông ra vườn để làm gì cả. Chính vì vậy, tác giả lại càng làm nổi bật lên hình ảnh người ông với đầy ắp tình yêu thương. Gia tài của ông còn lại chỉ có một một tình yêu với các cháu, với thiên nhiên, với người bạn già và cả ánh nắng rực rỡ ngày hạ.
Hình ảnh của nhân vật thứ hai xuất hiện. Đó chính là người cháu của ông, một cậu bé dễ thương và cũng vô cùng tinh tế. Để không làm phiền ông, cậu bé “khẽ” mang chiếc lá đặt vào trong nắng. Dường như, tình cảm của người cháu cũng đầy ắp, phủ kín của chiếc lá vàng. Sau đó, tình cảm đó cũng được ông cầm lên. Vậy là, nhờ tình cảm của hai người, mùa hạ nắng gắt lui đi, để lại mùa thu mát mẻ.
Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, nhất là chiếc lá và những vạt nắng cuối hạ. Chúng góp phần làm cho tình ông cháu thêm sâu sắc, cũng khiến cho tuyến tình cảm trong bài được bộ lộ càng rõ ràng. Câu văn được sử dụng rất giản dị, quen thuộc và gần gũi với độc giả. Chiếc lá, chiếc nắng được tác giả miêu tả rất khéo. Dường như, nhờ tình yêu thương của hai ông cháu, ánh nắng ấy cũng hóa thành thực thể.
Chỉ với hai đoạn thơ không dài, tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của mùa thu, vẻ đẹp của tình thân. Chẳng phải những gì quá cao cả hay xa lạ, tất cả hiện hữu xung quanh ta với một hình hài đơn giản nhất. Bài thơ thành thành công khiến cho người đọc thấy cảm động và ấn tượng với nội dung và cách hành văn của mình.
4. Đoạn văn cảm nhận bài thơ Ra vườn nhặt nắng
Đọc xong bài thơ "Ra vườn nhặt nắng " của Nguyễn Thế Hoàng Linh để lại cho chúng ta rất nhiều cảm xúc. Bài thơ với những hình ảnh, ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu. Mở đầu đó là hình ảnh người ông đi nhặt nắng vào một buổi chiều. Hình ảnh người ông thơ thẩn, thẩn thơ ở ngoài vườn. Người ông hiện lên chúng ta được biết qua câu thơ " ông không còn trí nhớ, có thể bây giờ ông không còn nhớ về mọi người, nhớ về những ký ức đẹp. Tuổi già khiến ông mất đi những gì đã là ký ức, là kỉ niệm nhưng thay vào đó chính là tình yêu của ông. Tình yêu của ông với thiên nhiên, với cuộc sống, với những đứa cháu của mình. Nhân vật bé xuống hiện với hành động nhặt chiếc lá và che lên vệt nắng. Hình ảnh nắng vàng trải dài khắp vườn. Ông nhặt đến gần và nhặt lên chiếc nắng qua chiếc lá. Đó cũng là lúc sắp bước sang thu. Ánh nắng vừa đủ, nhẹ nhàng, dịu dàng và tỏa khắp sân. Đây là một bài thơ thiếu nhi rất nhẹ nhàng và tình cảm.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Phân tích nhân vật tôi trong văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ ngắn gọn
Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc (10 mẫu)
Giải thích câu Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Phân tích đặc điểm nhân vật Mon lớp 7
Bản đặc tả đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 2023
(7 mẫu) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây hay (có chọn lọc)
Đề thi cuối kì 1 Toán 7 Cánh Diều mới nhất
30 đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 cả 3 bộ sách
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Cảm nhận bài thơ Ra vườn nhặt nắng ngắn gọn
88,3 KB 10/12/2022 11:13:00 SATải Cảm nhận bài thơ ra vườn nhặt nắng doc
10/12/2022 11:36:34 SA
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 54 Tập 2 Chân trời sáng tạo
-
Soạn bài Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm lớp 7 ngắn nhất
-
Viết bài văn biểu cảm về ngày khai trường (6 mẫu)
-
Soạn bài Chân, tay, tai, mắt, miệng ngắn nhất
-
Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết ngắn gọn
-
Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi trang 92
-
Soạn Văn 7 Biết người biết ta trang 40
-
Cảm nhận bài thơ Trăng ơi từ đâu đến (3 mẫu)
-
Cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn có gì khác truyện cổ tích?
-
Soạn bài Cách gọt củ hoa thủy tiên siêu hay
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một người mà em yêu quý lớp 7
-
Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi trang 92
-
Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết lớp 7
-
Cảm nhận bài thơ Ra vườn nhặt nắng ngắn gọn
-
Cảm nhận bài thơ Trăng ơi từ đâu đến (3 mẫu)
-
Viết bài văn biểu cảm về ngày khai trường (6 mẫu)
-
Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc (10 mẫu)
-
Viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm lớp 7 CTST
-
(3 mẫu) Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi ô ăn quan
-
(Mới cập nhật) Viết đoạn văn tóm tắt văn bản lớp 7 Chân trời sáng tạo
-
(Chuẩn) Đọc mở rộng theo thể loại Một ngày của Ích-chi-an
-
Những bài văn nghị luận về câu tục ngữ lớp 7

Bài viết hay Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập trang 75 lớp 7 Chân trời sáng tạo tập 1
Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi trang 92
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 42 Chân trời sáng tạo tập 1
Đọc kết nối chủ điểm - Bài học từ cây cau lớp 7
Viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm lớp 7 CTST
Trình bày cảm xúc về lễ đón giao thừa ở quê em (5 mẫu)