Điểm chung của chiến tranh lạnh và các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20 là?
Điểm chung của chiến tranh lạnh và các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20 là? Hãy cùng Hoatieu tìm câu trả lời trong bài nhé.
Thế kỷ XX đã chứng kiến cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài bảy mươi năm giữa một bên là Liên Xô và bên kia là Mỹ đứng đầu, một cuộc chiến vô cùng gay gắt, quyết liệt, tốn kém, làm hao tổn sức lực, trí tuệ và tổn thương nghiêm trọng cho cả hai bên. Vậy cuộc chiến tranh lạnh này có điểm gì giống với các cuộc chiến tranh thế giới khác trong thế kỉ XX không, mời các bạn tham khảo dưới đây nhé.
Điểm giống nhau của Chiến tranh lạnh và các cuộc chiến tranh thế giới thế kỉ 20?
1. Trắc nghiệm: Điểm chung của Chiến tranh lạnh và các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là?
A. đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng, đối đầu gay gắt.
B. bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
C. chấm dứt trong xu thế hòa hoãn giữa các bên tham chiến.
D. diễn ra nhiều cuộc xung đột trực tiếp giữa các khối quân sự.
Đáp án: Điểm chung của Chiến tranh lạnh và các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ 20 là: A. đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng, đối đầu gay gắt.

2. Chiến tranh lạnh là gì?
Chiến tranh lạnh là một cuộc chiến tranh không tiếng súng, là những cuộc đấu tranh gay gắt đối đầu quyết liệt giữa một nước hay một nhóm nước với một nước hay một nhóm nước khác trên các mặt kinh tế, chính tri, quân sư hạn chế nhằm tranh giành 1 vấn đề gì đó.
Chiến tranh Lạnh (1947-1991) là chỉ đến sự căng thẳng địa chính trị và xung đột ý thức hệ đỉnh điểm giữa hai siêu cường (đứng đầu và đại diện hai khối đối lập): Hoa Kỳ (chủ nghĩa tư bản) và Liên Xô (chủ nghĩa xã hội).
Chiến tranh Lạnh bắt đầu từ năm 1947 với sự ra đời của thuyết Truman. Chiến tranh Lạnh kết thúc với sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991. Thuật ngữ lạnh được sử dụng vì không có sự chiến đấu trực tiếp diện rộng giữa hai siêu cường, nhưng họ đã ủng hộ những nước đồng minh đang có xung đột nhằm gia tăng vị thế chính trị.
3. Nguyên nhân gây ra các cuộc chiến tranh
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các cuộc xung đột, song tựu trung vẫn xuất phát từ một số nhân tố chính sau:
- Thứ nhất, và quan trọng hàng đầu, đó chính là vấn đề lợi ích. Việc xâm lược các quốc gia khác chỉ với mục đích là tìm kiếm tài nguyên và lợi nhuận. Căng thẳng giữa các quốc gia cũng chủ yếu bắt đầu từ việc tranh giành lợi ích kinh tế và chính trị.
- Thứ hai, vấn đề giai cấp, dân tộc và tôn giáo. Các cuộc đấu tranh giai cấp là điều tất yếu trong xã hội có giai cấp. Chính các cuộc đấu tranh giai cấp đã góp phần mạnh mẽ vào việc sắp đặt lại trật tự thế giới. Cạnh tranh và đấu tranh giai cấp còn thể hiện ở cuộc đối đầu về ý thức hệ trong nhiều thập niên của thế kỷ XX. Và, Chiến tranh lạnh - cuộc đối đầu về ý thức hệ, kinh tế và địa - chính trị giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai, là một minh chứng rõ nét.
- Thứ ba, vấn đề quyền lực. Quy luật vận động của thế giới là phát triển không đồng đều. Thời kỳ nào cũng vậy, do có sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia trên thế giới mà một số nước đã phát triển vượt trội trở thành cường quốc hùng mạnh, và càng hùng mạnh, càng dễ nảy sinh “tham vọng” quyền lực. Để hùng mạnh hơn, các thế lực cầm quyền đã đế quốc hóa, dùng quân sự xâm chiếm, áp đặt các nước khác, đặc biệt là nô dịch các nước yếu hơn, biến các nước này trở thành chư hầu, thuộc địa.
Chính các nguyên nhân trên đã làm nảy sinh xung đột và dẫn tới các cuộc chiến tranh lạnh, chiến tranh thế giới. Và, dù có tính chất như thế nào, thì chiến tranh lạnh và các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20 đều có một điểm chung là đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng, đối đầu gay gắt.
Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 12 mảng Học tập nhé. Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.
- Chia sẻ:
Lê Diệu Linh
- Ngày:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
(Có đáp án) Đọc hiểu Không có gì tự đến đâu con
-
Một đời áo nâu đọc hiểu
-
Cỏ dại Xuân Quỳnh đọc hiểu
-
Đọc hiểu Tại sao lại chần chừ?
-
Nghị luận về vấn đề tai nạn giao thông
-
Đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu
-
Đề đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài
-
Gió lào cát trắng đọc hiểu có đáp án
-
Đọc hiểu Điều kỳ diệu của thái độ sống có đáp án
-
Đọc hiểu Một con sông chảy qua thời gian
-
Đọc hiểu Mẹ Tơm có đáp án
-
(Cực hay) Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay

Bài viết hay Lớp 12
Top 6 mẫu phân tích nghệ thuật lập luận của bản Tuyên ngôn độc lập siêu hay
Hãy nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi ở vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên?
Kể về tấm gương doanh nhân thành đạt mà em biết
Đọc hiểu bình yên bên mẹ
Đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu
Đọc hiểu Chiếc lá đầu tiên