Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH9
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH9 - Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh tiểu học
hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH9 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH9 là bài thu hoạch về việc hướng dẫn và tư vấn cho học sinh tiểu học. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH9 tại đây.
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH25
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ......... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------- |
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH9: Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh tiểu học
Năm học: ..............
Họ và tên: ..................................................................................................................
Đơn vị: .......................................................................................................................
1. Các nội dung cần hướng dẫn, tư vấn cho học sinh tiểu học:
A. Thực trạng đời sống tâm lý học sinh tiểu học:
Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế-xã hội ngày càng sâu sắc, đa dạng và phức tạp, đời sống tâm lý học sinh nói chung, học sinh tiểu học nối riêng đang có những biến động to lớn với nhiều biểu hiện đáng lo ngại. Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập, tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè...nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời, thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc: nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường,.. thậm chí tự tử, gây án mạng.....
* Khái niệm học sinh tiểu học và những đặc điểm tâm lý cơ bản của lứa tuổi:
Học sinh tiểu học là trẻ ở độ tuổi từ 6 – 11 tuổi, đang theo học chương trình tiểu học từ lớp 1 – lớp 5 tại các trường tiểu học trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Trẻ tiểu học có những đặc điểm đặc trưng về mặt tâm lý như sau:
Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu mở rộng mối quan hệ giao tiếp ra bên ngoài, thích làm quen với bạn bè cùng lứa và nhiều người lớn khác.
Trong giai đoạn lứa tuổi này, các em rất giàu trí tưởng tượng, nhiều khi quá tin vào những điều huyền hoặc.
Trẻ tiểu học có tâm hồn đa cảm, rất dễ xúc động, do đó, bất cứ hành động thô bạo nào đối với chính bản thân các em sẽ để lại trong tâm trí các em những ấn tượng sấu rất khó xóa mờ. Mặt khác, bên cạnh sự đa cảm, các em vẫn còn thiên nhiều về giác quan, rất vui thích khi được thưởng cụ thể bằng vật chất hơn là khen ngợi tuyên dương suông.
Năng lượng ở độ tuổi đang tăng trưởng nơi các em luôn dồi dào, khiến các em hoạt động không ngời. Trong khi người lớn đang bận việc, rất ghét sự ồn ào náo động, lại cho rằng các em đang chơi những trò quá hiếu động, có hại về sức khỏe và tâm lý, nên thường ngăn cấm các em mà không biết rằng điều này đã đẩy các em sớm rơi vào tình trạng dồn nén, có thể tạo ra những tình cảm rối loạn, có thể dẫn đến stress.
Về sinh hoạt học tập, các em cũng rất dễ hào hứng để cho cuốn theo các ý tưởng, các kiến thức lý thú mới lạ, để không ngừng đặt ra các câu hỏi tò mò thắc mắc. Ở điểm này, đôi khi cha mẹ và thầy cô giáo không đủ bình tĩnh và kiên nhẫn trả lời đầy đủ các câu hỏi của các em, thậm chí bực mình và khó chịu. Điều này có thể dẫn các em đến sự thu mình, sợ hãi khi đối mặt với người lớn trong những tình huống khó khăn.
** Những nhân tố liên quan đến việc ảnh hưởng tâm lý cho học sinh tiểu học
- Áp lực trong học tập ở học sinh
- Phương pháp sư phạm của giáo viên
- Môi trường sư phạm nhà trường
- Phương pháp giáo dục và môi trường gia đình
B. Thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học đường tại các trường học:
Hiện nay, Tâm lý học đường trên thế giới đã có một quá trình phát triển lâu dài. Tuy nhiên, ở nước ta, Tâm lý học đường vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Các hoạt động tham vấn, trợ giúp tâm lý học đường cho học sinh, sinh viên còn chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức.
- Trong vài năm gần đây, các cấp quản lý giáo dục đã bước đầu quan tâm đến hoạt động tư vấn tâm lý học đường. Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập, giao tiếp..... Hoạt động trợ giúp tâm lý học đường không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với học sinh (HS) nói chung và học sinh tiểu học nói riêng mà nó còn rất cần thiết cho giáo viên, phụ huynh HS – những người có liên quan đến sự nghiệp "trồng người".
- Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội, các yêu cầu ngày càng cao của nhà trường và cả những điều bất cập trong thực tiễn giáo dục; thêm vào đó là sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ, thầy cô đang tạo ra những áp lực rất lớn và gây căng thẳng cho HS trong cuộc sống, trong học tập và trong quá trình phát triển. Mặt khác, sự hiểu biết của HS về bản thân mình cũng như kỹ năng sống của các em vẫn còn hạn chế trước những sức ép nói trên. Thực tế cho thấy HS tiểu học có thể có những rối loạn về phát triển tâm lý, rối loạn phát triển các kỹ năng nhà trường (như đọc, viết, tính toán...), những rối loạn về cảm xúc như lo âu, trầm cảm hay những rối loạn về hành vi (như vô kỷ luật, bỏ học, trốn học, trộm cắp, hung bạo...). Hậu quả là ngày càng có nhiều HS tiểu học gặp không ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng đạo đức, xây dựng lý tưởng sống cho mình cũng như xác định cách thức ứng xử cho phù hợp trong các mối quan hệ xung quanh. Vì vậy, những HS này rất cần được sự trợ giúp của các nhà chuyên môn, của thầy cô giáo và cha mẹ.
- Đứng trước thực trạng trên cho thấy rất cần có những hoạt động trợ giúp tâm lý học đường cho HS. Việc xây dựng các hoạt động trợ giúp tâm lý cho HS trong nhà trường sẽ giúp cho giáo viên và HS hiểu biết rõ hơn về những vấn đề liên quan tới sự hình thành và phát triển nhân cách của các em để giúp đỡ và hướng cho các em phát triển một cách đúng đắn, lành mạnh, hiểu về bản thân và người khác tốt hơn. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, các hoạt động trợ giúp tâm lý trong trường học còn chưa được thực hiện một cách phổ biến;
2. Phương pháp kỹ thuật tư vấn cho học sinh tiểu học:
Khi đời sống kinh tế được nâng cao đã làm cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng có điều kiện phát triển về thể lực, trí lực về kỹ năng sống. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi quan trọng do sự phát triển kinh tế - xã hội mang lại thì nó cũng có những thách thức. Những áp lực này đã tạo nên những khó khăn tâm lý rất nhiều và các em cần tới sự trợ giúp. Học sinh ở bất kì cấp học nào cũng đều có nguy cơ mắc phải những rối nhiễu này. Điều này chứng tỏ rằng, hoạt động trợ giúp tâm lý học đường là rất cần thiết.
- Tuy nhiên, để cho việc tư vấn học đường trở thành một hoạt động phổ biến trong trường học thì đòi hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực lớn của không chỉ các giáo viên làm nhiệm vụ tư vấn mà còn của toàn xã hội, việc đánh giá (phòng ngừa) nhằm phát hiện những học sinh có thể có khó khăn về nhận thức, cảm xúc, xã hội, hay hành vi; phát triển và thực hiện các chương trình can thiệp tâm lý học cho học sinh thì có thể thực hiện các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp xử lý thông tin: Phương pháp thống kê toán học
Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH9
116 KB 09/05/2017 8:22:00 SABài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH9 (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 5 năm học 2024-2025
Phân phối chương trình môn Công nghệ bậc THCS
Mẫu biên bản kiểm kê vật tư thiết bị dạy học
Mẫu phiếu nhận xét luận án tốt nghiệp
Biểu 07-TKTH-ĐN: Báo cáo thống kê tổng hợp giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên khác
Đơn xin nghỉ học có thời hạn 2024 mới nhất
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến