Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH44

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH44 - Thực hành giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở tiểu học

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH44 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH44 là bài viết thu hoạch về việc thực hành giáo dục bảo vệ môi trường cho các em học sinh thông qua các môn học ở tiểu học. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết bài thu hoạch tại đây.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH43

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH45

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH40

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH44: Thực hành giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở tiểu học

Năm học: ..............

Họ và tên: .................................................................................................................

Đơn vị: .....................................................................................................................

1. Xác định mục tiêu bài học theo hướng tích hợp bảo vệ môi trường:

1- Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp tiểu học nhằm

- Làm cho học sinh bước đầu hiểu và biết

+ Các thành phần môi trường đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật và quan hệ giữa chúng.

+ Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường.

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh: (nhà ở, lớp, trường học, thôn xóm, bản làng, phố phường...)

- Học sinh bước đầu có khả năng

+ Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây; làm cho môi trường xanh – sạch - đẹp).

+ Sống hòa hợp, gần gũi thân thiện với tự nhiên.

+ Sống tiết kiệm ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.

+ Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.

+ Thân thiện với môi trường.

+ Quan tâm đến môi trường xung quanh.

2. Tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT trong trường tiểu học:

- Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước "cái gì (về nhân cách) không làm được ở cấp Tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau"

- GDBVMT nhằm làm cho các em hiểu và hình thành, phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống BVMT cho các em.

- Số lượng HS tiểu học rất đông chiếm khoảng gần 10% dân số. Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền về BVMT trong cộng đồng, tiến tới tương lai có cả một thế hệ biết bảo vệ môi trường

*** Thông qua việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo, sinh viên có thể có những tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động về môi trường, cụ thể:

Kiến thức:

- Một số kiến thức cơ bản về khoa học môi trường.

- Thực trạng tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động của con người làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên

Kỹ năng:

- Có kỹ năng nhận diện được các hành vi xâm hại môi trường và có các biện pháp, việc làm cụ thể để góp phần bảo vệ môi trường.

Thái độ:

- Giúp sv nhận thức rõ vấn đề về thực trạng môi trường hiện nay để có cách ứng xử hợp lý và xây dựng được tình yêu thiên nhiên, con người và yêu thích các hoạt động bảo vệ môi trường.

Để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong trường tiểu học hiện nay, con đường tốt nhất là:

- Tích hợp lồng ghép nội dung GDBVMT qua các môn học.

- Đưa GDBVMT trở thành một nội dung của hoạt động NGLL.

- Quan tâm tới môi trường địa phương, thiết thực cải thiện môi trường địa phương, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi trường.

Quán triệt trong đội ngũ tính cấp thiết, vai trò quan trọng và hiệu quả của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường và cộng đồng.

- Từng bước thực hiện dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động GD và một số môn học: Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Địa lí, TNXH, Thủ công, Mĩ thuật....

- Xây dựng cho học sinh ý thức, trách nhiệm gắn liền với việc bảo vệ sự tồn tại của môi trường sống của bản thân và xã hội, đồng thời rèn kĩ năng sống thân thiện cùng môi trường, có năng lực giải quyết các vấn đề thiết yếu từ yêu cầu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gắn liền với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới của xã hội.

- Góp phần nâng cao chất lượng GD đạo đức, lối sống và hình thành thói quen bảo vệ môi trường, làm phong phú thêm cho nội dung và hình thức thực hiện phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện - Học sinh tích cực".

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
6 20.314
0 Bình luận
Sắp xếp theo