Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH25

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH25 cấp tiểu học để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH25 là bài thu hoạch về các kĩ thuật bổ trợ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở tiểu học. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.

Bài thu hoạch BDTX module TH25: Các kĩ thuật bổ trợ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở tiểu học

1. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH25 số 1

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN.

NĂM HỌC...........

Họ và tên: ................

Sinh ngày: ................

Chức vụ: Giáo viên..............

Đơn vị công tác: Trường....................

I. Nội dung bồi dưỡng:

Nội dung bồi dưỡng TH 25: Các kỹ thuật bổ trợ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở tiêu học.

II. Thời gian bồi dưỡng:

  • Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 01 năm 2016

III. Hình thức bồi dưỡng:

  • Bồi dưỡng bằng hình thức tự học.

1. Kết quả đạt được:

A.Nhận thức việc tiếp thu kiến thức kỷ năng được quy định trong mục đích, nội dung, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên:

Vấn đề đánh giá tri thức được xem như là một phần không thể thiếu trong quá trình dạy và học. Đánh giá giúp cho nhà sư phạm thu tín hiệu ngược từ người học nắm được thực trạng kết quả học tập, phát hiện ra nguyên nhân của thực trạng này từ đó có phương pháp điều chỉnh hoạt động học và hoạt động dạy cho phù hợp.

Việc đánh giá tri thức tiến hành một cách công bằng, khách quan sẽ đem lại tác động tích cực cho nền giáo dục. Thông qua kiểm tra đánh giá người học có cơ hội củng cố kiến thức đã học, hoàn thiện kỷ năng kỷ xảo và phát triển năng lực của bản thân đồng thời có căn cứ cơ sở để tự điều chỉnh phương pháp học tập của mình. Thực hiện tốt việc kiểm tra đánh giá sẽ tạo ra động lực học tập cho người học, củng cố lòng kiên định, niềm tin vào bản thân, đồng thời hình thành cho người học năng lực tự đánh giá

Như vậy để thực hiện yêu cầu nắm vững tri thức môn học đòi hỏi người dạy và người học phải đánh giá và tự đánh giá. Việc này giúp cho giáo viên điều khiển và điều chỉnh hoạt động dạy học, còn học sinh tự điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân. Qua đó dạt mục tiêu dạy và học đề ra, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng giáo dục..

Có các kỷ thuật bổ trợ trong công tác đánh giá kết quả học tập là kỷ thuật quan sát, kiểm tra miệng, kiểm tra thực hành và các biện pháp rèn kỹ năng tự đánh giá cho học sinh.

NỘI DUNG 1: KỸ THUẬT QUAN SÁT TRONG ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC.

1. Khái niệm quan sát:

-Quan sát là một phương tiện đánh giá HS theo hướng định tính, cung cấp thông tin có tác dụng hỗ trợ cho phương pháp đánh giá định lượng bằng các bài kiểm tra.

2. Các kiểu quan sát: Có 2 kiểu quan sát:

a) Quan sát quá trình: là theo dõi hoặc lắng nghe HS đang thực hiện các hoạt động học tập. Quan sát quá trình sẽ cho GV biết cách HS cư xử như thế nào cách các em học cá nhân hay nhóm, biết các em đang làm gì, gặp những khó khăn nào trong học tập.

b) Quan sát sản phẩm: là xem xét sản phẩm của HS sau một hoạt động. Sau khi quan sát, GV cho nhận xét, đánh giá.

Một số mục tiêu có thể đánh giá bằng phương pháp quan sát trong dạy học như:

Lĩnh vực mục tiêu

Các hành vi điển hình

Kỹ năng

Nói, viết, làm thí nghiệm, vẽ, hát, chơi nhạc cụ, thể dục…

Thói quen học tập

Sắp xếp thời gian học tập, sử dụng phương tiện học tập, kiên trì, óc sáng tạo…

Thái độ xã hội

Quan tâm đến người khác, tôn trọng của công, pháp luật; có mong muốn làm việc có tập thể, nhạy cảm với vấn đề xã hội, tôn trọng quyền sở hữu…

Thái độ học tập

Sẵn sàng tiếp thu cái mới, có óc hoài nghi khoa học (hỏi, tự đặt câu hỏi, tìm cách trả lời…)…

Thái độ thẩm mỹ

Yêu thích thiên nhiên, nghệ thuật, yêu thích môn học, có óc thẩm mỹ…

3. Các công cụ ghi nhận kết quả quan sát:

a) Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá HS.

b) Sổ Chủ nhiệm

c) Sổ nhật ký GV.

d) Bảng kiểm: là bảng liệt kê những hành vi, tính chất…kèm với yêu cầu xác định và được dùng như bảng hướng dẫn theo dõi, xem xét, ghi nhận các quan sát.

Ví dụ: Khoanh tròn C (CÓ) hoặc K (KHÔNG)

  • Phát âm chuẩn C K
  • Nói trôi chảy C K
  • Liên quan đến bài học C K
  • Thời gian không quá 3 phút C K

đ) Thang mức độ: là phương cách tiện lợi để ghi nhận và báo cáo các vấn đề đã quan sát trên một nội dung kiểm tra rộng lớn hay phức tạp. Thang mức độ thường được xác lập với những mức độ có tính chất định tính hay miêu tả như “Xuất sắc, Trung bình, thường xuyên, hiếm khí…” và nó có chức năng tương tự như thang số.

Ví dụ: Khoanh tròn một trong các số dưới đây để chỉ mức độ HS đóng góp vào buổi thảo luận. Điểm 5 Xuất sắc; 4 Khá; 3 Trung bình; 2 Yếu; 1 Kém.

1. HS tham gia vào buổi thảo luận ở mức độ nào? 1 2 3 4 5

2. Các ý kiến trao đổi liên quan đến chủ đề thảo luận ở mức độ nào? 1 2 3 4 5

Tiến trình và cách thức ghi nhận các quan sát để cho nhận xét

a) Trước khi quan sát: Câu hỏi gợi ý giúp GV lập kế hoạch quan sát

- Sẽ tìm hiểu điều gì khi quan sát?

- HS nào sẽ được quan sát?

- Khi nào sẽ quan sát?

- Những thông tin nào cần được ghi nhận?

- Ghi nhận những thông tin đó như thế nào?

- Có điều gì ảnh hưởng đến việc quan sát không?

b) Trong khi quan sát:

- Sử dụng công cụ quan sát để theo dõi hoạt động học tập của HS

- Thu thập đầy đủ các dữ liệu, tránh định kiến.

- Đối chiếu với những kết quả trước đây mà HS đạt được để có thể nhận ra sự tiến bộ của các em..

c) Sau khi quan sát: Căn cứ trên các ghi nhận GV đưa ra nhận xét nhằm phân tích và đánh giá những kết quả mà HS đạt được cũng như cho HS hướng phát huy hay điều chỉnh hoạt động học tập.

NỘI DUNG 2: KIỂM TRA MIỆNG TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC.

1. Khái niệm kiểm tra miệng (KTM):

- KTM là thuật ngữ chỉ hoạt động đánh giá thường xuyên và trực tiếp đối mặt giữa GV và HS nhằm đo lường một số hành vi thể hiện sự hiểu biết và khả năng ứng dụng những điều mà các em đã học.

- Lợi ích của KTM: theo dõi sự lĩnh hội và phát triển của HS một cách liên tục trong học tập, nhờ vậy có những biện pháp điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học của mình. Bên cạnh đó GV có thể có những hình ảnh rõ nét về trình độ của HS và từ đó động viên, khuyến khích hoặc giúp đỡ HS trong học tập.

2. Hình thức KTM ở tiểu học:

- Hỏi-đáp với những câu hỏi đóng hoặc mở (kiểu tự luận hạn chế)

- Hỏi-đáp với những câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

- Trò chơi/tình huống/thảo luận/trình bày.

- Bài tập thực hành.

3. Tính chất của KTM:

- Ghi nhớ - tái hiện đơn giản

- Ghi nhớ - tái hiện sáng tạo

- Ghi nhớ - vận dụng – giải quyết vấn đề

4. Nguyên tắc thực hiện:

- Nắm rõ nội dung cần kiểm tra (Kiến thức/kỹ năng/thái độ)

- Dựa vào nội dung kiểm tra đã xác lập GV thiết kế hay lựa chọn một vài hoạt động để đánh giá HS.

- Nên sử dụng nhiều hình thức, kỹ thuật kiểm tra nhằm tránh sự đơn điệu, tránh lặp lại nguyên văn những câu hỏi, những bài tập đã được dùng trong lúc giảng dạy ở bài cũ.

- Ngoài kiểm tra ghi nhớ-tái hiện đơn giản, KTM cần tạo cơ hội cho các em áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống hằng ngày và giải quyết vấn đề, tạo cho các em có cơ hội được thể hiện, được diễn đạt, được trình bày.

NỘI DUNG 3: KIỂM TRA THỰC HÀNH TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC.

1. Khái niệm bài tập thực hành: - Bài tập thực hành là một kỹ thuật đánh giá mà trong đó các hành vi của HS sẽ được xem xét trong những tình huống cụ thể, nó đòi hỏi HS phải thể hiện các kỹ năng bằng hành động thực tế. Bài thực hành liên quan đến LÀM hơn là đến biết. GV vừa đánh giá được phương pháp / tiến trình hoạt động mà HS thực hiện vừa đánh giá được sản phẩm do HS tạo ra từ việc thực hiện ấy.

2. Những kết quả học tập được đánh giá qua thực hành:

- Khả năng ứng dụng.

- Khả năng nhận diện vấn đề, thu thập dữ liệu, tổ chức, tích hợp và đánh giá thông tin và sáng tạo được nhấn mạnh

- Vẽ tranh, hát, động tác thể dụng hay trình bày miệng, sử dụng dụng cụ khoa học…

3. Các loại bài tập thực hành:

a) Bài tập thực hành hạn chế: thường bắt đầu bằng những chỉ dẫn hạy động lệnh trong đó nội dung và yêu cầu thực hiện được giới hạn trong một vài bài hoặc trong nội dung chuyên biệt.

b) Bài tập thực hành mở rộng: đòi hỏi HS phải tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau vượt ra ngoài phạm vi những thông tin đã được cung cấp trong chính bài tập đó hay vượt ra ngoài nội dung của một vài bài học.

4. Hạn chế của bài thực hành:

- Việc cho điểm cũng như nhận xét đánh giá có thể không tin cậy.

- Mất nhiều thời gian tiến hành, đặc biệt là bài thực hành mở rộng.

- Tính khái quát của việc đánh quá trình hoạt động trong các bài tập thực hành thấp.

5. Cách xây dựng một bài thực hành:

  • Bước 1: Tập trung vào những thành quả học tập đòi hỏi các kỹ năng nhận thức và thực hành phức tạp. Từ đó, xác định các thành quả quan trọng cần đánh giá bằng thực hành.
  • Bước 2: Chọn và phát triên bài tập thể hiện đầy đủ cả nội dung kiến thức và kỹ năng liên quan trực tiếp đến các thành quả học tập trọng tâm đã xác định ở B1.
  • Bước 3: Luôn tập trung vào ý định đánh giá
  • Bước 4: Cung cấp hay gợi ý cho HS những hiểu biết cần thiết
  • Bước 5: Xây dựng phương hướng và tiến trình thực hiện bài tập một cách rõ ràng
  • Bước 6: Cho HS biết các tiêu chí đánh giá các hoạt động trong khi làm và sản phẩm sau khi làm.

6.. Cách đánh giá các kỹ năng thực hành: Quan sát và ghi chép điều đã quan sát được; Sử dụng bảng kiểm; thang mức độ…

NỘI DUNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ CHO HỌC SINH.

1. Tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng tự đánh giá cho học sinh tiểu học: -Tự đánh giá là hoạt động của HS đánh giá bản thân và đánh giá các bạn học cùng lớp, thông qua đó hình thành rõ ràng hơn yêu cầu học tập, cách ứng xử với người khác và từ đó các em điều chỉnh hay phát triển hành vi thái độ của bản thân. Mặt khác nếu các em biết cách tự kiểm tra việc học, nhận thức được những gì mà gia đình, nhà trường mong đợi ở mình, tự tin để đánh giá bản thân và qua đó các em có thể kiểm soát được việc học của bản thân, lên kế hoạch để cải thiện việc học của mình, cảm thấy thoải mái về những gì các em làm được và dần dần lĩnh hội được cách tự học.

2. Các biện pháp giúp HS đạt được kỹ năng tự đánh giá

a) GV cần đặt câu hỏi giúp HS suy nghĩ về việc học của mình. Ví dụ: Em đã đọc lại bản nháp và kiểm tra lỗi chính tả chưa? Em nghĩ em giỏi phần nào trong bộ môn toán…

b) Hướng dẫn cho HS viết nhật ký học tập theo gợi ý của GV.Ví dụ: Những khó khăn em thường gặp phải, những điểm mạnh mà em cảm thấy, ý kiến về chất lượng làm bài của em…

c) Tổ chức hoạt động trao đổi về việc học tập và rèn luyện theo nhóm trong các tiết sinh hoạt hay ngoại khóa

d) Đưa ra những giới hạn với những yêu cầu cụ thể làm căn cứ cho HS tự đánh giá và đánh giá bạn trong các tiết học. Tránh đánh giá theo dạng chung chung “đúng, rõ ràng, hay, tốt…”

e) Phối hợp với gia đình tạo cơ hội cho HS kể lại, nhận xét quá trình và kết quả học tập của mình với cha mẹ; tạo cơ hội cho HS báo cáo với cha mẹ mình trong các buổi họp đối mặt (cha, mẹ, GV chủ nhiệm và HS). Từ đó các em có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình, các em tự hào về bản thân mình hơn, tạo mối quan hệ tích cực hơn đối với GV và xây dựng được một ý thức cộng đồng trong lớp học đồng thời phát triển kỹ năng điều hành cho HS và mối liên hệ giữa nhà trường với gia đình được phát triển chặt chẽ hơn.

f) Lập những phiếu để giúp HS dễ dàng thể hiện các nhận xét tự đánh giá. Ví dụ:

3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào hoạt động giảng dạy.

- Qua học tập nội dung bồi dưỡng TH 25: Các kỷ thuật bổ trợ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở tiêu học. Bản thân đã vận dụng các kỷ thuật sau để đánh giá hộc sinh:

+ Kỹ thuật quan sát: bản thân đã có một sổ nhật ký riêng để ghi nhận xét từng học sinh một theo tuần.

+ Kiểm tra miệng: Hoạt động này được tôi thực hiện vào đầu giờ của mỗi tiết học nhằm giúp cho học sinh ôn lại kiến thức cũ để học kiến thức mới được tốt hơn. Tôi đã sử rất nhiều hình thức để kiểm tra miệng chẳng hạn như kiểm tra miệng cá nhân: đặt câu hỏi rồi gọi cá nhân trả lời, hay chia nhóm rồi cho học sinh choi trò chơi để ôn lại kiến thức cũ.

+ Kiểm tra thực hành: hoạt động này tôi cũng thường xuyên sử dụng sau khi học sinh học xong phần “Grammar” hay “Story” thì vào đầu tiết học tôi goi từng cặp hay nhóm học sinh lên bảng để thực hành đóng vai hay giao tiếp trước lớp.

Tự nhận xét đánh giá:

- Bản thân đã tiếp thu và vận dụng được 85 %.so với yêu cầu và kế hoạch.

Kết quả đánh giá

Điểm

ND bồi dưỡng 2

Ghi chú

Kết quả tự đánh giá của cá nhân

Kết quả đánh giá của Tổ chuyên môn

Kết quả đánh giá của Hiệu trưởng

2. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH25 số 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH25: Các kĩ thuật bổ trợ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở tiểu học

Năm học: ..............

Họ và tên: .................................................................................................................

Đơn vị: ......................................................................................................................

1. Kỹ thuật quan sát, phân loại các kiểu quan sát trong đánh giá giáo dục và thực hành sử dụng cách thức quan sát và công cụ ghi nhận các quan sát:

1.1. Các kiểu quan sát trong đánh giá kết quả học tập: Quan sát là một phương tiện đánh giá HS theo hướng định tính, cung cấp thông tin có tác dụng hỗ trợ cho phương pháp đánh giá định lượng bằng các bài kiểm tra. Có 2 loại quan sát:

a) Quan sát quá trình: là theo dõi hoặc lắng nghe HS đang thực hiện các hoạt động học tập. Quan sát quá trình sẽ cho GV biết cách HS cư xử như thế nào cách các em học cá nhân hay nhóm, biết các em đang làm gì, gặp những khó khăn nào trong học tập.

b) Quan sát sản phẩm: là xem xét sản phẩm của HS sau một hoạt động. Sau khi quan sát, GV cho nhận xét, đánh giá.

Một số mục tiêu có thể đánh giá bằng phương pháp quan sát trong dạy học như:

Lĩnh vực mục tiêuCác hành vi điển hình
Kỹ năngNói, viết, làm thí nghiệm, vẽ, hát, chơi nhạc cụ, thể dục...
Thói quen học tậpSắp xếp thời gian học tập, sử dụng phương tiện học tập, kiên trì, óc sáng tạo...
Thái độ xã hộiQuan tâm đến người khác, tôn trọng của công, pháp luật; có mong muốn làm việc có tập thể, nhạy cảm với vấn đề xã hội, tôn trọng quyền sở hữu...
Thái độ học tậpSẵn sàng tiếp thu cái mới, có óc hoài nghi khoa học (hỏi, tự đặt câu hỏi, tìm cách trả lời...)...
Thái độ thẩm mỹYêu thích thiên nhiên, nghệ thuật, yêu thích môn học, có óc thẩm mỹ...

1.2. Các công cụ ghi nhận kết quả quan sát:

a) Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá HS.

b) Sổ Chủ nhiệm

c) Sổ nhật ký GV: Chẳng hạn: Ngày 14/3/2010. Toán bài 20 Nhận biết các số từ 1_20

Bạn A nhận biết số rất nhanh trong trò chơi

Bạn B hơi chậm khi ghép hình 15 con cá.

d) Bảng kiểm: là bảng liệt kê những hành vi, tính chất...kèm với yêu cầu xác định và được dùng như bảng hướng dẫn theo dõi, xem xét, ghi nhận các quan sát.

Ví dụ: Khoanh tròn C (CÓ) hoặc K (KHÔNG)

Phát âm chuẩn C K

Nói trôi chảy C K

Liên quan đến bài học C K

Thời gian không quá 3 phút C K

đ) Thang mức độ: là phương cách tiện lợi để ghi nhận và báo cáo các vấn đề đã quan sát trên một nội dung kiểm tra rộng lớn hay phức tạp. Thang mức độ thường được xác lập với những mức độ có tính chất định tính hay miêu tả như "Xuất sắc, Trung bình, thường xuyên, hiếm khí..." và nó có chức năng tương tự như thang số.

Ví dụ: Khoanh tròn một trong các số dưới đây để chỉ mức độ HS đóng góp vào buổi thảo luận. Điểm 5 Xuất sắc; 4 Khá; 3 Trung bình; 2 Yếu; 1 Kém.

i. HS tham gia vào buổi thảo luận ở mức độ nào? 1 2 3 4 5

ii. Các ý kiến trao đổi liên quan đến chủ đề thảo luận ở mức độ nào? 1 2 3 4 5

1.3. Tiến trình và cách thức ghi nhận các quan sát để cho nhận xét

a) Trước khi quan sát: Câu hỏi gợi ý giúp GV lập kế hoạch quan sát

  • Sẽ tìm hiểu điều gì khi quan sát?
  • HS nào sẽ được quan sát?
  • Khi nào sẽ quan sát?
  • Những thông tin nào cần được ghi nhận?
  • Ghi nhận những thông tin đó như thế nào?
  • Có điều gì ảnh hưởng đến việc quan sát không?

b) Trong khi quan sát:

  • Sử dụng công cụ quan sát để theo dõi hoạt động học tập của HS
  • Thu thập đầy đủ các dữ liệu, tránh định kiến.
  • Đối chiếu với những kết quả trước đây mà HS đạt được để có thể nhận ra sự tiến bộ của các em.

c) Sau khi quan sát: Căn cứ trên các ghi nhận GV đưa ra nhận xét nhằm phân tích và đánh giá những kết quả mà HS đạt được cũng như cho HS hướng phát huy hay điều chỉnh hoạt động học tập.

2. Kiểm tra miệng

– Khái niệm, tính chất và nguyên tắc kiểm tra miệng ở tiểu học:

2.1. Khái niệm Kiểm tra miệng (KTM): KTM là thuật ngữ chỉ hoạt động đánh giá thường xuyên và trực tiếp đối mặt giữa GV và HS nhằm đo lường một số hành vi thể hiện sự hiểu biết và khả năng ứng dụng những điều mà các em đã học.

Lợi ích của KTM: theo dõi sự lĩnh hội và phát triển của HS một cách liên tục trong học tập, nhờ vậy có những biện pháp điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học của mình. Bên cạnh đó GV có thể có những hình ảnh rõ nét về trình độ của HS và từ đó động viên, khuyến khích hoặc giúp đỡ HS trong học tập.

2.2. Hình thức KTM ở tiểu học:

  • Hỏi-đáp với những câu hỏi đóng hoặc mở (kiểu tự luận hạn chế)
  • Hỏi-đáp với những câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
  • Trò chơi/tình huống/thảo luận/trình bày.
  • Bài tập thực hành.

2.3. Tính chất của KTM:

  • Ghi nhớ - tái hiện đơn giản
  • Ghi nhớ - tái hiện sáng tạo
  • Ghi nhớ - vận dụng – giải quyết vấn đề

2.4. Nguyên tắc thực hiện:

  • Nắm rõ nội dung cần kiểm tra (Kiến thức/kỹ năng/thái độ)
  • Dựa vào nội dung kiểm tra đã xác lập GV thiết kế hay lựa chọn một vài hoạt động để đánh giá HS.
  • Nên sử dụng nhiều hình thức, kỹ thuật kiểm tra nhằm tránh sự đơn điệu, tránh lặp lại nguyên văn những câu hỏi, những bài tập đã được dùng trong lúc giảng dạy ở bài cũ.
  • Ngoài kiểm tra ghi nhớ-tái hiện đơn giản, KTM cần tạo cơ hội cho các em áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống hằng ngày và giải quyết vấn đề, tạo cho các em có cơ hội được thể hiện, được diễn đạt, được trình bày.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
4 26.322
0 Bình luận
Sắp xếp theo