Nghị định số 87/2009/NĐ-CP

Nghị định số 87/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Về vận tải đa phương thức.

CHÍNH PHỦ
--------------------

Số: 87/2009/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------------

Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2009

NGHỊ ĐỊNH
Về vận tải đa phương thức
_______

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về hoạt động vận tải đa phương thức bao gồm vận tải đa phương thức quốc tế và vận tải đa phương thức nội địa.

2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức bao gồm: doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật về hợp tác xã của Việt Nam; các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải đa phương thức.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Vận tải đa phương thức” là việc vận chuyển hàng hoá bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức.

2. "Vận tải đa phương thức quốc tế" là vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hoá ở Việt Nam đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại.

3. "Vận tải đa phương thức nội địa" là vận tải đa phương thức được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

4. "Người kinh doanh vận tải đa phương thức" là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giao kết và tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức.

5. "Hợp đồng vận tải đa phương thức" là hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng và người kinh doanh vận tải đa phương thức, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhận thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa để thu tiền cước cho toàn bộ quá trình vận chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng.

6. "Chứng từ vận tải đa phương thức" là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng đó theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết.

7. "Người vận chuyển" là tổ chức, cá nhân thực hiện hoặc cam kết thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển dù người đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức hay không phải là người kinh doanh vận tải đa phương thức.

8. "Người gửi hàng" là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người kinh doanh vận tải đa phương thức.

9. "Người nhận hàng" là tổ chức, cá nhân được quyền nhận hàng hoá từ người kinh doanh vận tải đa phương thức.

10. "Tiếp nhận hàng" là việc hàng hoá đã thực sự được giao cho người kinh doanh vận tải đa phương thức từ người gửi hàng hoặc từ người được người gửi hàng uỷ quyền và được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển.

11. "Giao trả hàng" là một trong các trường hợp sau đây:

a) Việc giao trả hàng hoá cho người nhận hàng;

b) Hàng hoá được đặt dưới sự định đoạt của người nhận hàng phù hợp với quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức hoặc quy định của pháp luật hoặc tập quán thương mại áp dụng tại nơi giao trả hàng;

c) Việc giao hàng hoá cho một nhà chức trách hoặc một bên thứ ba khác mà theo quy định của pháp luật áp dụng tại nơi giao trả hàng thì hàng hoá phải được giao như vậy.

12. "Hàng hoá" là bất cứ tài sản nào (trừ bất động sản), kể cả công-te-nơ, cao bản hoặc các công cụ vận chuyển, đóng gói tương tự khác mà không do người kinh doanh vận tải đa phương thức cung cấp.

13. "Văn bản" là một trong các hình thức sau: điện tín, telex, fax hoặc bất cứ hình thức nào khác được in ấn, ghi lại.

14. “Ký hậu” là việc xác nhận của người nhận hàng hoặc của người được quyền xác nhận sau khi đưa ra chỉ dẫn trên chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được để chuyển giao hàng hoá nêu trong chứng từ đó cho người được xác định.

15. “Quyền rút vốn đặc biệt” (SDR) là đơn vị tính toán do Quỹ Tiền tệ quốc tế quy định. Tỷ giá của SDR đối với đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên cơ sở tỷ giá hối đoái mà Quỹ tiền tệ quốc tế tính toán và công bố hàng ngày.

16. “Ẩn tỳ” là những khuyết tật của hàng hoá, nếu chỉ kiểm tra bên ngoài hàng hoá một cách thông thường thì không thể phát hiện được.

17. “Trường hợp bất khả kháng” là những trường hợp xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

18. “Hợp đồng vận chuyển đơn thức” là hợp đồng vận chuyển riêng biệt được giao kết giữa người kinh doanh vận tải đa phương thức và người vận chuyển cho một chặng cụ thể và chỉ sử dụng một phương thức vận tải để vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của người kinh doanh vận tải đa phương thức.

Điều 3. Thủ tục Hải quan

Hàng hoá vận tải đa phương thức quốc tế được miễn kiểm tra thực tế hải quan, trừ một số trường hợp nếu nghi ngờ có dấu hiệu vận chuyển ma túy, vũ khí và các loại hàng cấm khác. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định thủ tục hải quan đối với hàng hoá vận tải đa phương thức.

Điều 4. Quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức.

2. Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức, là đầu mối giúp Chính phủ điều phối hoạt động liên ngành và hướng dẫn thực hiện quy định liên quan đến hoạt động vận tải đa phương thức.

Đánh giá bài viết
1 635
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi