Biểu hiện hành vi sống có đạo đức, kỉ luật, tuân theo pháp luật

Trong cuộc sống của mỗi người, ai ai cũng có những khuyết điểm do vậy chúng ta luôn luôn phải trau dồi, thay đổi hành vi của mình trở nên tốt hơn. Biểu hiện hành vi sống có đạo đức, kỉ luật, tuân theo pháp luật là gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo trong bài viết dưới đây của Hoatieu.vn.

1. Sống có đạo đức là gì?

Con người từ khi sinh ra và trưởng thành, lối sống bị ảnh hưởng và chi phối bởi gia đình và môi trường xung quanh, chúng ta luôn phải tự điều chỉnh lối sống của mình để trở thành phiên bản tốt nhất.

Vậy sống có đạo đức là gì? Chúng ta có thể hiểu việc sống có đạo đức là từ những suy nghĩ, hành động của mình phải theo chuẩn mực đạo đức xã hội, không đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của dân tộc, luôn quan tâm và biết nghĩ đến mọi người trong gia đình và những người xung quanh.

Sống có đạo đức còn được hiểu là hành động của một người sống đúng đắn, luôn có hành xử đúng với mọi người xung quanh, không làm những hành vi sai trái, có lỗi, họ là người luôn hướng đến sự thật.

Còn sống có kỷ luật là người luôn chấp hành những yêu cầu của cơ quan tổ chức mà mình tham gia, làm việc. Người có kỷ luật với bản thân còn tự đặt ra những yêu cầu để bản thân thực hiện nhằm hướng tới sự hoàn thiện hơn của chính họ.

2. Tuân theo pháp luật là gì?

Những hành vi, xử sự của mỗi người đều được điều chỉnh bởi đạo đức và pháp luật. Pháp luật không quy định đi sâu về cách sống hành xử của mỗi người mà chỉ quy định những việc không được phép làm, cụ thể là những hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, những hành động của mỗi chúng ta phải tuân theo pháp luật tức là không thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.

Công dân tuân theo pháp luật là thực hiện những quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ pháp luật, không được phép thực hiện những điều pháp luật cấm và không có hành vi xúi giục người khác vi phạm pháp luật.

Biểu hiện hành vi sống có đạo đức, kỉ luật, tuân theo pháp luật

3. Biểu hiện hành vi sống có đạo đức

Hành vi sống có đạo đức rất dễ nhận biết và chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi, tự điều chỉnh hành vi của mình.

Những biểu hiện hành vi sống có đạo đức:

  • Biết tôn trọng và cảm ơn tới những người đã giúp đỡ mình
  • Biết xin lỗi và sửa sai khi có hành vi sai trái
  • Biết quan tâm, chăm sóc tới tất cả mọi người
  • Chào hỏi, lễ phép với những người lớn tuổi, có trách nhiệm chăm sóc bố mẹ khi ốm đau, già yếu,...
  • Không thực hiện hành vi nói dối, đổ lỗi cho người khác;
  • Không thực hiện những hành vi trái với lương tâm.

4. Biểu hiện hành vi sống có kỉ luật

Hành vi sống có kỉ luật là biết chấp hành những quy tắc, quy định trong một tổ chức, cộng đồng, xã hội.

Những biểu hiện hành vi sống có kỉ luật:

  • Trong môi trường Công ty: đi làm đúng giờ, xin nghỉ phải có đơn xin nghỉ phép, mặc đồng phục vào những ngày công ty quy định....
  • Chấp hành quy định nhà trường: mặc đồng phục theo quy định, đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ,....
  • Ở trong nhà: Luôn sắp xếp phòng gọn gàng, ngăn nắp, luôn biết dọn dẹp vệ sinh, luôn giúp đỡ người thân khi cần thiết, tự đặt ra chế độ tập luyện cho bản thân thực hiện,....

5. Biểu hiện hành vi tuân theo pháp luật

Những biểu hiện hành vi tuân theo pháp luật:

  • Không tham gia vào tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy....
  • Trong hôn nhân gia đình, tuân thủ theo nguyên tắc 1 vợ 1 chồng
  • Chấp hành quy định về an toàn giao thông: không vượt đèn đỏ, không phóng nhanh vượt ẩu, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông,...
  • Có người rủ rê vận chuyển chất cấm thì không thực hiện;
  • Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính đều có thể điều chỉnh hành vi của mình trở thành những hành vi chuẩn bị đạo đức và pháp luật từ những việc nhỏ nhất.

Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Biểu hiện hành vi sống có đạo đức, kỉ luật, tuân theo pháp luật. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:

Đánh giá bài viết
8 5.597
0 Bình luận
Sắp xếp theo