(11 mẫu) Mở bài Vợ nhặt nhân vật Tràng cực hay

Mở bài tác phẩm Vợ nhặt nhân vật Tràng - Tràng chính là tuyến nhân vật chính trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân viết về đề tài người dân Việt Nam trong năm 1945 với nạn đói khủng khiếp. Thông qua nhận vật Tràng, người đọc có thể cảm nhận được về tình cảnh khổ cực, thân phận rẻ rúng bị coi như rơm rác của người dân nghèo xưa kia. Sau đây là một số mẫu gợi ý mở bài phân tích nhân vật Tràng hay và ý nghĩa Hoatieu xin chia sẻ để bạn đọc cùng tham khảo.

Nội dung mẫu mở bài nhân vật Tràng Vợ nhặt Hoatieu

STTNội dungSố mẫu
1Mở bài nhân vật Tràng sáng hôm sau2
2Mở bài nhân vật Tràng trong Vợ nhặt5
3Mở bài Vợ nhặt nhân vật Tràng gián tiếp2
4Mở bài trực tiếp Vợ nhặt về nhân vật Tràng1
5Cách viết mở bài Phân tích nhân vật Tràng1

1. Mở bài Vợ nhặt nhân vật Tràng sáng hôm sau

Mẫu 1

Truyện ngắn Vợ nhặt đã miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Qua đó, Kim Lân còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kỳ diệu của họ. Nhân vật Tràng được Kim Lân khắc họa với những diễn biến tâm trạng, đặc biệt là trong đoạn sáng hôm sau khi Tràng có vợ.

Mẫu 2

Kho tàng văn học Việt Nam đã ghi dấu ấn của bao nhà văn, nhà thơ. Một trong số đó phải nhắc đến nhà văn Kim Lân. Với đề tài người nông dân, ông đã sáng tác ra nhiều tác phẩm gây được tiếng vang lớn. Một trong số đó phải kể đến truyện ngắn Vợ nhặt và nhân vật Tràng. Hình ảnh của Tràng được khắc họa rõ nét nhất khi Tràng lấy cô thị về làm vợ.

Mở bài nhân vật Tràng trong Vợ nhặt

2. Mở bài nhân vật Tràng trong Vợ nhặt

Mẫu 1

Nhà văn Nga I.Bônđarep từng có ý tưởng rằng “Nghệ thuật sinh ra từ những thái cực và xung đột”. Ý kiến này quả đúng khi bàn về truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Với tác phẩm Vợ Nhặt nhà văn đã làm hiện lên trước mắt người đọc một bức tranh sinh động về hiện thực thê thảm ấy và lạ thay, giữa khoảng trống lay lắt, tối tăm của cuộc sống đói nghèo nhà văn đã cho ta thấy được tấm lòng của những con người đói khổ dù đang bị cái đói, cái chết rình rập nhưng họ vẫn cưu mang, đùm bọc, yêu thương và san sẻ, cùng hướng về sự sống, về hạnh phúc và tương lai. Nó được thể hiện như thế nào qua hình tượng nhân vật Tràng?

Mẫu 2

Văn là đời. Chuyện văn là chuyện đời. Qua một cảnh ngộ, một tình huống, một nỗi lòng của nhân vật, nhà văn muốn mang đến cho bạn đọc những vấn đề nhân sinh. “Vợ nhặt” của Kim Lân là một tác phẩm như thế. Tất cả những gì nhà văn muốn gửi gắm có chăng đều được sáng ngời qua nhân vật Tràng- một gã nông dân nghèo, thô kệch nhưng nhân hậu và luôn giàu khát khao sống.

Mẫu 3

Kim Lân thuộc tốp những nhà văn viết ít, trong khi một số tác giả như Tô Hoài có đến hàng trăm tác phẩm, thì số tác phẩm của Kim Lân có thể đếm được trên đầu ngón tay. Nhưng những gì mà ông để lại nhớ nhiều, nhớ mãi. Chỉ một “Vợ nhặt”, một “Làng” cũng đủ để đưa ông lên hàng những tác giả nổi tiếng. “Vợ Nhặt” chỉ có ba nhân vật, mà nhân vật nào cũng có ấn tượng điều đó được thể hiện rất rõ qua nhân vật Tràng.

Mẫu 4

Kim Lân nhà văn thường viết về người nông dân, truyện ngắn Vợ nhặt mang giá trị tư tưởng nhân đạo lớn dù cuộc sống nghèo khổ, cơ cực nhưng vẫn yêu thương đùm bọc nhau. Trong đó nhân vật Tràng là một trong những con người tốt bụng, nhân hậu. Truyện Vợ nhặt được tác giả viết vào thời điểm khi mà nạn đói đang hoành hành dữ dội và cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Tràng và gia đình của mình cũng đang vật lộn để mưu sinh.

Mẫu 5

Viết về người nông dân không phải là đề tài mới hay hiếm gặp mà nó nhiều nhan nhản. Cái cốt của một tác phẩm có thành công với đề tài này hay không là do sức hấp dẫn của những cây bút. Nếu như Nam Cao thành công khi khắc họa nhân vật Chí Phèo nhằm nói lên sự tha hóa bần cùng của người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến thì Kim Lân cũng khắc họa thành công người nông dân tên Tràng trong truyện ngắn Vợ Nhặt của ông. Vẫn là đề tài nông dân ấy nhưng Kim Lân đã khơi được cái chưa ai khơi là thân phận rẻ rúng bị coi như rơm rác của con người. Đặc biệt một lần nữa qua nhân vật Tràng nhà văn lại khẳng định những nét đẹp trong tâm hồn của người nông dân Việt Nam.

3. Mở bài Vợ nhặt nhân vật Tràng gián tiếp

Mẫu 1

Lịch sử dân tộc Việt Nam ta đã phải trải qua biết bao khổ cực, gian truân, phải đấu tranh với những lũ giặc thâm thù ác độc. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ngoài việc đánh dấu mốc son chói lọi, vẻ vang song vận mệnh của đất nước lại rơi vào lâm nguy. Đây cũng là thời điểm nạn đói hoành hành khiến cho hàng triệu người dân chết đói, là một nỗi ám ảnh kinh hoàng trong ký ức của biết bao con người. Và cho đến tận ngày nay, không ai có thể phủ nhận được sự khủng khiếp của nó. Nhà văn Kim Lân, bằng sự nhân đạo và tài năng nghệ thuật của mình đã khắc họa lại rõ nét khung cảnh nghèo đói của con người lúc bấy giờ qua truyện ngắn “Vợ nhặt’. Ngoài việc tái hiện lại khung cảnh thê lương ấy, “Vợ nhặt” còn ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người, niềm khao khát được sống, được hạnh phúc, khao khát về một tương lai tươi sáng thông qua hình tượng nhân vật Tràng.

Mẫu 2

Cái đói, cái nghèo là nỗi lo lắng, sợ hãi của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Có lẽ chính vì vậy mà các nhà văn thường viết về nó ở những khía cạnh tối tăm và bất lực trong những tác phẩm của mình. Nhưng với Kim Lân lại khác, qua truyện ngắn “Vợ Nhặt”, ngoài việc tái hiện lại khung cảnh tối tăm, đau khổ ấy thì nhà văn còn cho người đọc thấy những tia sáng mới về vẻ đẹp phẩm chất con người và niềm khát khao sống, khát khao hạnh phúc và niềm tin vào ánh sáng cách mạng đem đến một tương lai tốt đẹp hơn.

4. Mở bài trực tiếp Vợ nhặt về nhân vật Tràng

“Vợ nhặt” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân và của văn học Việt Nam hiện đại. Ra đời cách đây hơn nửa thế kỉ, đến nay nó vẫn có một sức hấp dẫn đặc biệt. Để làm nên sức sống lâu bền cho tác phẩm, ngoài nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo của tác giả, còn có một lí do vô cùng quan trọng – đó chính là giá trị nhân đạo vừa sâu sắc vừa độc đáo của tác phẩm. Thông qua hình tượng nhân vật Tràng, tác giả đã cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người luôn tồn tại dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

5. Cách viết mở bài Phân tích nhân vật Tràng

Nhắc đến nhà văn Kim Lân thì nhiều người sẽ nghĩ ngay tới “Vợ nhặt” – một tác phẩm nổi tiếng của ông. Bạn đọc biết đến “Vợ nhặt” như là một minh chứng chân thực nhất cho cuộc đời và số phận của con người trong nạn đói 1945 lịch sử. Trong tác phẩm này, nhà văn Kim Lân là khắc họa nhân vật Tràng – một người đàn ông nghèo khổ tiêu biểu cho những người nghèo khổ và qua đó để làm nổi bật tinh thần nhân đạo nhân văn về tình yêu thương con người.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 14.116
0 Bình luận
Sắp xếp theo