PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài mở đầu

Tải về

Giáo án PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài mở đầu trong bài viết của Hoatieu là mẫu giáo án Tin học 12 Cánh Diều được trình bày ở dạng file Word và PPT, rất thuận tiện cho các thầy cô tham khảo và chỉnh sửa. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án điện tử Ngữ Văn 8 Bài mở đầu, mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Bài giảng PowerPoint Ngữ Văn 8 Cánh Diều Bài mở đầu

Giáo án Bài mở đầu Ngữ Văn 8 Cánh Diều

BÀI MỞ ĐẦU

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Năng lực

1.1. Năng lực chung

- Phát triển năng lực tự học thông qua việc tự đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà; tích cực, chủ động trong tìm hiểu bài học.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm và trình bày sản phẩm học tập.

1.2. Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ và văn học

- Nhận biết được nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 8 .

- Biết được cấu trúc và các bài học trong sách Ngữ văn 8.

- Nêu được những suy nghĩ cảm xúc riêng của bản thân .

- Biết cách sử dụng sách Ngữ văn 8

2. Phẩm chất:

Bài học góp phần bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm với việc học tập của bản thân và tinh thần hợp tác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ. SGK

2. Học liệu: SGK , Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Ổn định tổ chức.

Lớp

Sĩ số

Ngày dạy

HS vắng

1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

2. Bài mới.

Hoạt động: Khởi động

a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức nền để bước vào bài học.

b. Nội dung: Học sinh trả lời cá nhân câu hỏi

c. Sản phẩm: sản phẩm của HS

d.  Tổ chức hoạt động:

- GV tổ chức trò chơi “AI NHANH HƠN”

+ GV mời 4 bạn (2 bạn viết thể loại, 2 bạn viết tên văn bản lên bảng)

+ Kể tên các văn bản em đã học trong chương trình ngữ văn 7 CD.

+ Tên văn bản không được lặp lại

+ Trong vòng 1 phút, nếu bạn nào không nêu được đáp án sẽ thua cuộc và chịu hình phạt của lớp đề ra.

- GV áp dụng kĩ thuật KWL

Giáo viên: Chương trình ngữ văn 6,7 giúp học sinh được học tập, rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói nghe, phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học. Môn học cũng đã giúp các em phát triển phẩm chất của người công dân đáp ứng yêu cầu của thời đại: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Hướng các em biết tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Chương trình Ngữ văn 8 sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những điều đó, đồng thời sẽ mở rộng hơn giúp các em tiếp cận và làm quen với 1 số thể loại mới.

Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

Phần I. Nội dung sách Ngữ văn 8

Nội dung I. Học đọc

a. Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung chương trình Ngữ văn 8

b. Nội dung: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV & HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv tổ chức hoạt động nhóm.

- Hoạt động cá nhân: quan sát bìa của SGK và mô tả.

- Hoạt động nhóm: 5 nhóm

- Câu hỏi tìm hiểu: Thống kê các văn bản, nội dung của các văn bản trong từng thể loại

- Thời gian: 5 phút

GV tiếp tục dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung 6. Thực hành tiếng Việt

+ Bốn nội dung lớn về sách tiếng Việt Ngữ văn 8 là gì?

+ Hệ thống bài tập trong sách Ngữ văn 8 có những loại cơ bản nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện cá nhân

- HS hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS báo cáo kết quả, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

GV chốt và mở rộng kiến thức.

I. Học đọc

1. Đọc hiểu văn bản truyện

Tiểu loại

Truyện ngắn, truyện vừa

Tiểu thuyết

Truyện lịch sử

Truyện cười

Một số văn bản trong sách Ngữ văn 8

- Tôi đi học (Thanh Tịnh)

- Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)

- Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư)

- Chuỗi hạt cườm màu xám (Đỗ Bích Thúy)

- Lão Hạc (Nam Cao)

- Người thầy đầu tiên (Ai-ma-tốp)

- Cố hương (Lỗ Tấn)

- Đánh nhau với chiếc cối xay gió ( Xéc-van-téc)

- Trong mắt trẻ (Ê-xu-pe-ri)

- Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố)

- Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái)

- Bên bờ Thiên Mạc (Hà Ân)

- Cái kính (A-dít Nê- xin)

- Hai truyện cười dân gian Việt Nam: Thi nói khoác, Treo biển

2. Đọc hiểu văn bản thơ

Tiểu loại

Thơ sáu chữ, bảy chữ

Thơ Đường luật

Một số văn bản trong sách Ngữ văn 8

- Nắng mới (Lưu Trọng Lư)

- Nếu mai em về Chiêm Hóa (Mai Liễu)

- Đường về quê mẹ (Đoàn Văn Cừ)

- Quê người (Vũ Quần Phương)

- Mời trầu (Hồ Xuân Hương)

- Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

- Xa ngắm thác núi Lư (Lý Bạch)

- Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)

- Qua đèo ngang (Bà huyện Thanh Quan)

3. Đọc hiểu văn hài kịch

- Đổi tên cho xã (Lưu Quang Vũ)

- Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục (Mô-li-e)

4. Đọc hiểu văn bản nghị luận

Tiểu loại

Nghị luận xã hội

Nghị luận văn học

Một số văn bản trong sách Ngữ văn 8

- NLXH Trung đại

+ Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

+ Nước Đại Việt ta (Nguyễn TraĨ)

+ Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)

- NLXH Hiện đại

+ Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ (Dương Trung Quốc)

+ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan)

- Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” (Lê Trí Vĩ)

- Chiều sâu của truyện “Lão Hạc” (Văn Giá)

- Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh ( về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư)

- “Hoàng tử bé”- Một cuốn sách diệu kì (theo reviewsach.net)

5. Đọc hiểu văn bản thông tin

Tiểu loại

VBTT giải thích một hiện tượng tự nhiên

VBTT giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim

Một số văn bản trong sách Ngữ văn 8

- Sao băng

- Nước biển dâng: Bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI

- Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại.

- Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường?

- Bài giới thiệu về truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”

- Về bộ phim “Người cha và con gái”

- Cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của Giooc-nơ”

- Tập truyện “Quê Mẹ”

6. Thực hành tiếng Việt

Nội dung lớn

Nội dung cụ thể

1. Từ ngữ

- Nghĩa của một số thành ngữ và tục ngữ tương đối thông dụng.

- Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ.

- Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng.

- Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng

2. Ngữ pháp

- Trợ từ và thán từ: đặc điểm và chức năng.

- Thành phần biệt lập trong câu: đặc điểm và chức năng.

- Đặc điểm và chức năng của câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định, câu phủ định.

3. Hoạt động giao tiếp

- Biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ: đặc điểm và tác dụng.

- Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

- Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp: đặc điểm và chức năng.

- Kiểu văn bản và thể loại.

4. Sự phát triển của ngôn ngữ

- Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương: chức năng và giá trị.

- Biệt ngữ xã hội: chức năng và giá trị

- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ

Hệ thống bài tập tiếng Việt:

a/ Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt.

Ví dụ: bài tập nhận biết từ loại: trợ từ, thán từ. Bài tập nhận biết các kiểu câu:câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu khẳng định, phủ định…

b/ Bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt.

Ví dụ: Bài tập phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ , từ tượng hình, tượng thanh.

c/ Bài tập tạo lập đơn vị tiếng Việt.

Ví dụ: Bài tập viết đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp

Mời thầy cô và các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài mở đầu
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng