Ý nghĩa đằng sau những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn

Ý nghĩa đằng sau mỗi câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng

Cho dù bạn tham gia bất kì cuộc phỏng vấn nào, dưới bất cứ hình thức gì thì cũng đều nhận được những câu hỏi phỏng vấn tương tự nhau. Đằng sau mỗi câu hỏi của các nhà tuyển dụng dành cho ứng viên đều bao hàm một mục đích nhất định. Vì vậy, nhận biết được ý nghĩa đằng sau mỗi câu hỏi phỏng vấn thường sẽ giúp bạn có những cách trả lời phỏng vấn tốt, gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đó cũng là một lợi thế giúp bạn thành công trong cuộc phỏng vấn.

Những câu hỏi phỏng vấn xin việc hàng đầu và cách trả lời

Các câu hỏi phỏng vấn Tiếng Anh thường gặp và cách trả lời

125 câu hỏi phỏng vấn và câu trả lời bằng tiếng Anh

1. Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?

Đây là câu hỏi được coi là nằm lòng trong danh sách các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn của nhà các tuyển dụng bởi câu hỏi tưởng chứng như đơn giản nhưng lại có thể gây khó khăn cho ứng viên vì thực sự không hề dễ dàng để trả lời một cách chính xác. Mỗi người có một cách trả lời riêng tùy theo tính cách, kinh nghiệm của họ, tuy nhiên, điều nhà tuyển dụng mong muốn ở các ứng viên là bạn biết được những gì từ công ty này và tại sao bạn đăng ký được làm việc ở đây chứ không phải những công ty khác. Nói cách khác, nhà tuyển dụng muốn biết bạn thực sự quan tâm đến công ty chứ không phải chỉ là một trong những địa điểm để bạn rải CV hàng loạt và phỏng vấn may rủi.

Ý nghĩa đằng sau những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn

2. Tại sao công ty chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

Đối mặt với câu hỏi này, rất nhiều người trả lời chung chung, mang hàm ý tâng bốc bản thân bằng những tính từ hào nhoáng. Tuy nhiên điều nhà tuyển dụng thực sự tìm kiếm là những kinh nghiệm, kỹ năng của bạn có đáp ứng được yêu cầu công việc hay bạn có mục tiêu rõ ràng và động lực cho sự nghiệp của mình hay không. Đây là điểm khác biệt giữa bạn với các ứng viên tiềm năng khác nều bạn thực sự nắm được ý nghĩa và mong muốn của nhà tuyển dụng.

3. Bạn có kinh nghiệm gì trong công việc/lĩnh vực này?

Không phải tất cả các công ty đều coi trọng kinh nghiệm thực tế, tuy nhiên, khi đặt câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết bạn có những kiến thức từ quá trình học tập hay các công việc từng làm liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển. Vậy nên nếu bạn vừa ra trường hay có ít kinh nghiệm làm việc, hãy chứng minh cho họ thấy bạn đã học được những kiến thức phù hợp với công việc và sẵn sàng áp dụng phù hợp điều này vào công ty. Còn nếu bạn đã từng có thời gian đi làm tại những nơi khác, ngay cả những nơi không liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển, bạn có thể kể cho nhà tuyển dụng về những điều bạn học được từ công việc đó và thành quả bạn đạt được. Chắc chắn, bạn sẽ đạt điểm cao trong mắt nhà tuyển dụng.

4. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?

Khi đặt câu hỏi này đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng muốn biết bạn có tìm hiểu về vị trí, công ty mà mình ứng tuyển không hay chỉ là gửi CV hàng loạt và chờ đợi được gọi đi phỏng vấn. Vì vậy bạn nên tìm hiểu chi tiết các thông tin của công ty như lịch sử hình thành, sản phẩm dịch vụ nổi bật, định hướng chiến lược hay cơ cấu tổ chức, thành tựu đạt được qua website của công ty. Hay sâu hơn là những hoạt động mới, các chính sách đổi mới của công ty. Hơn nữa, việc bạn tìm hiểu kỹ càng về công ty cho thấy bạn là một người chuyên nghiệp và cẩn trọng. Như vậy, họ sẽ đánh giá rất cao về tính nghiêm túc và đam mê của bạn trong cơ hội nghề nghiệp này.

5. Thế mạnh/điểm yếu của bạn là gì?

Ý nghĩa đằng sau những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn

Bước vào buổi phỏng vấn, nhiều người nghĩa rằng thông qua trò chuyện nhà tuyển dụng sẽ tự tìm xem bạn có tố chất gì phù hợp với công việc của họ. Tuy nhiên, sự thật cho thấy trước câu hỏi "Thế mạnh, điểm yếu của bạn là gì", nhà tuyển dụng muốn biết bạn có đánh giá chính xác những thế mạnh và điểm yếu của mình, có phát huy được những điểm mạnh trong công việc cũng như khắc phục những điều còn tồn tại không. Bạn hãy tóm tắt những điểm mạnh của mình bằng một vài từ ngắn gọn, súc tích, đồng thời thẳng thắn thừa nhận những thất bại của bản thân và điều bạn thu được từ những trải nghiệm đó. Khi bạn biết chính xác về bản thân mình thì cũng là lúc bạn cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã sẵn sàng bắt đầu công việc. Điều này giúp bạn nhận được cái nhìn thiện cảm hơn từ nhà tuyển dụng và nổi bật hơn những ứng viên khác với câu trả lời gần như là được in từ một khuôn mẫu.

6. Mức lương mà bạn mong muốn nếu được tuyển dụng vào làm tại công ty?

Có nhiều người cho rằng khi được đặt câu hỏi này đồng nghĩa với việc mình đã được chọn. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những thử thách của nhà tuyển dụng. Tùy vào từng vị trí công việc, phong cách phỏng vấn mà bạn đưa ra những câu trả lời khác nhau. Bạn có thể trả lời thực tiếp mức lương mình mong muốn so với mặt bằng chung hoặc tùy theo khối lượng, vị trí công việc. Tất cả điều này phụ thuộc vào bản lĩnh tâm lý và sự tự tin của bạn trước nhà tuyển dụng.

7. Bạn có câu hỏi gì cho tôi không?

Ở một thời điểm nào đó trong cuộc phỏng vấn, thường là vào khoảng thời gian cuối buổi, nhà tuyển dụng sẽ cho phép bạn đặt câu hỏi. Vậy nên, đây là cơ hội để bạn thể hiện niềm hứng thú với công việc cũng như xác định bạn có thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Đó cũng là điều các nhà tuyển dụng mong muốn khi đặt câu hỏi này trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Chính vì vậy, bạn hãy chuẩn bị một câu hỏi mở cho phép bạn chia sẻ ý kiến cá nhân về một vấn đề của công ty. Điều đó cho thấy bạn thực sự đam mê và nghiêm túc khi bước vào buổi phỏng vấn.

Đánh giá bài viết
1 1.523
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo