Xe đi ngược chiều 2024 bị phạt bao nhiêu tiền?

Để tiết kiệm thời gian, nhiều người đã lựa chọn "phương pháp" đi ngược chiều và nhận lấy rủi ro bị xử phạt. Vậy các bạn có biết mức phạt lỗi đi xe ngược chiều hiện nay là bao nhiêu chưa?

Trong bài viết này, Hoatieu.vn xin gửi đến bạn đọc các mức phạt lỗi Đi xe ngược chiều theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Mức phạt lỗi đi ngược chiều 2021

1. Đi ngược chiều là gì?

Đi ngược chiều là hành vi đi ngược lại với hướng chuyển động cho phép của đường một chiều hoặc đi ngược chiều trên đường có biển báo cấm đi ngược chiều.

Hành vi đi ngược chiều là hành vi không chỉ gây nguy hiểm, cản trở các phương tiện giao thông trên đường mà còn là hành vi thiếu văn hóa giao thông.

Trên thực tế, việc phải đi thêm một đoạn đường xa để vòng lại trường học hoặc cơ quan, họ lựa chọn đi ngược chiều để đi cho nhanh bất chấp đường đông đúc. Hành vi đi ngược chiều xảy ra ở mọi ngõ ngách, đường phố và cả trên đường cao tốc, cũng có không ít các vụ tai nạn giao thông xảy ra là do có phương tiện đi ngược chiều.

Hậu quả rõ rệt và nghiêm trọng nhất là hành vi đi ngược chiều trên đường cao tốc, trên ti vi báo đài đưa rất nhiều thông tin và hình ảnh về xe ô tô đi lùi, đi ngược chiều dẫn đến tai nạn chuỗi một loạt các xe bởi trên cao tốc các xe đi với tốc độ cao nên hành vi đi ngược chiều vô cùng nguy hiểm.

2. Mức phạt lỗi đi ngược chiều mới nhất

Lỗi đi ngược chiều bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức xử phạt được áp dụng cụ thể đối với từng loại phương tiện, từng nhóm phương tiện: ô tô, xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng, xe đạp.

Lỗi đi ngược chiều bị áp dụng 2 hình phạt chính là phạt tiền tùy theo mức độ của hành vi và bị tước quyền sử dụng GPLX.

Mời bạn đọc tham khảo các hình phạt mới nhất được đề cập trong bảng sau:

Phương tiệnÔ tôXe máyMáy kéo, xe máy chuyên dùngXe đạp
Phạt tiền

- 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu đi trên đường có biển cấm đi ngược chiều (trừ các xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ) (Căn cứ Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 2 Điều 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

- 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng: nếu đi ngược chiều gây tai nạn

- 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng: đi ngược chiều trên đường cao tốc

- 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

- 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: nếu đi ngược chiều gây tai nạn giao thông

- 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

- 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng: nếu đi ngược chiều gây tai nạn giao thông

- 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng: Lùi xe trên đường cao tốc, đi ngược chiều trên đường cao tốc

- 300.000 đồng đến 400.000 đồng (Điểm c Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi Điểm K Khoản 34 Điều 2 theo NĐ số 123/2021/NĐ-CP)
Tước quyền sử dụng GPLX 

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ:

- 02 tháng đến 04 tháng: đi ngược chiều, đi ngược chiều gây tai nạn

- 05  tháng đến 07 tháng: đi ngược chiều trên đường cao tốc

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ :

- 01 tháng đến 03 tháng

- 02 tháng đến 04 tháng: đi ngược chiều gây tai nạn

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ:

- 01 tháng đến 03 tháng

- 02 tháng đến 04 tháng: đi ngược chiều gây tai nạn

- 05 tháng đến 07 tháng: đi ngược chiều trên đường cao tốc

Dựa vào bảng mức phạt này, bạn có thể tự trả lời các câu hỏi: Đi xe máy ngược chiều phạt bao nhiêu tiền? Đi xe máy ngược chiều phạt bao nhiêu tiền? Đi xe 2 bánh ngược chiều phạt bao nhiêu tiền?

3. Đi ngược chiều có bị tước bằng không?

Bên cạnh việc bị phạt tiền, hành vi đi ngược chiều đối với ô tô, xe máy, máy kéo còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) theo các mức tại mục 2 bài này.

Không phải tất cả hành vi đi ngược chiều đều bị tước bằng lái xe, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét mức độ vi phạm và hậu quả gây ra bởi hành vi này mà áp dụng tước bằng lái xe với thời hạn tương ứng.

Ngoài lỗi đi ngược chiều còn nhiều lỗi khác có thể bị áp dụng hình phạt tước quyền sử dụng GPLX, cụ thể mời các bạn đọc bài: Tổng hợp các trường hợp bị tước giấy phép lái xe

4. Đi ngược chiều có bị tạm giữ xe không?

  • Đối với máy kéo: có thể bị tạm giữ xe để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm
  • Đối với ô tô, xe máy: bị tạm giữ xe trong trường hợp: để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt (nếu chỉ bị phạt tiền) và khi tại thời điểm kiểm tra không xuất trình được các giấy tờ cần thiết (bằng lái, đăng ký xe máy, bảo hiểm ô tô...)
  • Thời hạn tạm giữ: 07 ngày, có thể kéo dài tối đa 30 ngày.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho độc giả các mức phạt lỗi Đi ngược chiều. Mời các bạn tham khảo thêm các bài liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 3.618
0 Bình luận
Sắp xếp theo