Vùng miền nào có đặc sản mắm ba khía nổi tiếng?

Vùng miền nào có đặc sản mắm ba khía nổi tiếng? Người dân Việt Nam chắc hẳn không còn lạ lẫm gì với món mắm - nét đặc sắc trong ẩm thực Việt. Các bạn đã từng nghe đến loại mắm ba khía chưa? Mắm ba khía là đặc sản của vùng nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Vùng miền nào có đặc sản mắm ba khía nổi tiếng?

Mắm ba khía là đặc sản nổi tiếng của vùng Tây Nam Bộ.

Ba khía sống ở môi trường nước lợ, nơi các cửa sông, cửa rạch đổ ra biển, có nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu... Ba khía thuộc loài giáp xác, hình dáng và kích cỡ giống như con cua đồng, sống ở vùng nước mặn, lợ, ven sông rạch, nhất là dưới chân rừng ngập mặn.

Mắm ba khía chính là loại mắm được làm từ những con ba khía. Cà Mau nổi tiếng với những hũ mắm ba khía thơm ngon.

2. Mắm ba khía làm món gì ngon?

Mắm ba khía làm món gì ngon?

Mắm ba khía có thể làm được nhiều món ngon, đa dạng. Các bạn có thể tham khảo để bữa ăn gia đình thêm đậm vị:

  • Gỏi thịt luộc chấm mắm ba khía
  • Gỏi ba khía tôm khô đu đủ
  • Ba khía trộn gỏi khế, húng quế, rau răm
  • Gỏi cuốn đu đủ mắm ba khía kiểu Thái

Lưu ý khi làm gỏi mắm ba khía: Để làm gỏi mắm ba khía, thì các bạn nên chọn ba khía loại to, rửa sơ bằng nước ấm, tách bỏ mai, yếm, móng đầu ngoe, xé miếng nhỏ, đập dập càng… cho vào tô trộn đều với gia vị vừa ăn.

Bên cạnh đó, mắm ba khía còn có thể để làm nước chấm: Ba khía sau khi muối sẽ tiết ra một thứ nước có hương vị đậm đà, đem chấm rau sống kèm thịt luộc, cá luộc thì khó có nước chấm nào bì nổi.

Mắm ba khía có thể để ăn với cơm trắng. Phần nước trộn giàu đạm có thể dùng làm nước chấm. Hương vị của mắm ba khía: “thơm mùi đặc trưng khác với những loại mắm tôi từng ăn, càng ba khía mập mạp đỏ au, cắn vỡ ra để lộ những miếng thịt mằn mặn hơi giống thịt cua muối, ăn kèm khế chua chua, gừng cay nồng và những gia vị, rau thơm khác làm vị giác kích thích dễ sợ.

3. Mắm ba khía để được bao lâu?

Theo kinh nghiệm của người Cà Mau, ba khía nếu để nguyên trong hũ còn nước muối, có thể để cả năm không hư hỏng. Song, nếu là loại ba khía đã bị “động”, tức là đã bị di chuyển đi thì không nên bảo quản trong nước muối nữa. Thay vào đó, đem chúng bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh, có thể giữ được độ ngon đến hơn 3 tháng.

4. Cách làm mắm ba khía

Các bạn cũng có thể thử tài làm mắm ba khía theo cách thức dưới đây:

Bước 1: Sơ chế ba khía

Để muối ba khía ngon, không bị mặn cũng như ảnh hưởng đến chất lượng của mắm, cần phải biết cách sơ chế ba khía. Nước muối có ngấm vào ba khía hay không phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn rửa ba khía.

Trước tiên, đem ba khía rửa thật sạch qua nhiều lần nước, mà công đoạn rửa ba khía cũng phần phải có bí quyết. Sau khi đã rửa cho ra các loại bùn, rêu, cây cỏ bên trong ba khía thì nên phơi khô đi, điều này sẽ giúp cho ba khía thải hết các tạp chất ở bên trong mình nó ra. Khi đó, nước muối mới ngấm kỹ vào trong ba khía.

Bước 2: Nấu nước muối

Trong thời gian để khô ba khía, chúng ta thực hiện đến công đoạn làm nước muối. Cách làm nước muối cũng khá đơn giản, chỉ cần cho muối vào, nấu cho sôi lên là được, lượng nước muối phải đảm bảo là ngâm ngập hết mặt của ba khía, nếu không ba khía sẽ dễ bị hư. Một số các vùng khác cũng có sở thích cho thêm cả muối, được mua từ vùng Kiên Giang về, như vậy ba khía sẽ thêm phần chắc thịt, thơm ngon hơn.

Nước muối để làm mắm ba khía cần có độ mặn hoàn hảo, nhưng làm sao để biết muối đã đạt đúng độ mặn cần có. Rất đơn giản, chỉ cần đêm nước muối sau khi để nguội, cho hột cơm nguội vào, thấy hột cơm nổi lên nghĩa là đã đủ độ mặn.

Lưu ý: Để đảm bảo cho con ba khía được đúng vị, không bị hư và đặc biệt là đảm bảo sức khỏe, các bạn nhớ nấu kỹ nước sôi. Sau đó, loại bỏ đi phần bọt nổi phía trên để giữ được nồi nước muối trong nhất có thể. Nhớ đợi cho nước muối nguội hẳn rồi mới bắt đầu đem ngâm.

Bước 3: Muối ba khía

Chuẩn bị hũ đã trụng kỹ qua nước ấm, cho hết chỗ ba khía đã sơ chế sạch sẽ vào trong hũ. Lưu ý, bạn không nên đổ vào một cái. Vì như thế ba khía không thấm hết mà còn chiếm diện tích của hũ. Cách đơn giản, bạn chỉ cần nắm thân của ba khía, đưa lên và sắp nhẹ nhàng vào trong hũ, nhớ là sắp theo mặt úp của ba khía, để chúng nằm lên nhau là được.

Lần lượt xếp những con ba khía to xuống trước, ba khía nhỏ lên trên cho đến khi hết ba khía và hũ cũng đã đầy. Sau đó đậy kín nắp lại, đợi đến 5-7 giờ thì mở nắp ra, trút hết phần nước muối đó đem nấu sôi lại một lần nữa. Sau đó, cho thêm một lượng đường kha khá vào, lại trút vào hũ để muối tiếp. Lúc này, nước muối đã có thêm đường nên ba khía cũng dần nhả bớt cái mặn ra. Khi đó, ba khía muối cũng đỡ mặn hơn, vừa có vị ngọt lại thơm.

Đợi 1 tuần là có thể vớt ra, đem chế biến theo sở thích của mỗi gia đình.

Mắm là món ăn ngon là hồn của ẩm thực Việt, người ăn quen thì sẽ rất nghiện. Mắm ở Việt Nam rất đa dạng phong phú. Mắm ba khía là món ngon của người miền Tây với nguyên liệu độc đáo, đặc sắc của miền Tây Nam Bộ (Cà Mau, Bạc Liêu). Hoatieu.vn đã giúp các bạn tìm hiểu cách làm, chế biến và bảo quản mắm ba khía.

Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 1.001
0 Bình luận
Sắp xếp theo