Vợ đang mang thai có được ly hôn không?

Ly hôn là điều không ai mong muốn tuy nhiên khi không thể tìm được tiếng nói chung và không thể chung sống cùng nhau nữa thì quyết định chấm dứt hôn nhân là điều khó tránh. Vậy theo quy định của pháp luật, khi người vợ đang mang thai thì liệu người chồng có được ly hôn hay không?

1. Vợ đang mang thai, chồng có được ly hôn không?

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015, các cá nhân bình đẳng về quyền ly hôn trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp:

- vợ đang có thai

- Vợ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Do vậy, với quy định của pháp luật, khi người vợ đang mang thai trong thời kỳ hôn nhân thì người chồng không được quyền đơn phương ly hôn.

Nếu muốn ly hôn thì người chồng phải chờ khi con đã quá 12 tháng tuổi.

Cũng theo quy định trên, luật chỉ hạn chế quyền được yêu cầu xin ly hôn của người chồng khi vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà không hạn chế quyền ly hôn của người vợ. Do đó, người vợ dù đang có thai vẫn có quyền được yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Vợ đang mang thai có được ly hôn không?

2. Thủ tục ly hôn khi người vợ đang mang thai

Khi vợ mang thai vẫn có thể yêu cầu ly hôn trong hai trường hợp:

- Thuận tình ly hôn;

- Vợ đơn phương yêu cầu ly hôn.

Theo đó, thủ tục trong hai trường hợp nêu trên được thực hiện cụ thể như sau:

1.1. Thuận tình ly hôn

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

- Đơn xin ly hôn thuận tình;

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

- Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

- Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

- Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc của chồng (hai vợ chồng có thể thỏa thuận Tòa án nộp hồ sơ).

Bước 3: Nộp tạm ứng lệ phí và Tòa án sẽ xem xét việc thụ lý đơn xin thuận tình ly hôn.

Bước 4: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Lúc này, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải.

Bước 5: Ra quyết định

  • Nếu hòa giải thành, vợ chồng đoàn tụ thì Tòa án đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn;
  • Nếu hòa giải không thành, Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

1.2. Ly hôn đơn phương khi đang có bầu

Để được Tòa án giải quyết đơn phương ly hôn, ngoài những giấy tờ trong trường hợp thuận tình ly hôn, người vợ cần phải chuẩn bị:

- Đơn xin ly hôn (theo mẫu trong trường hợp đơn phương);

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu ly hôn đơn phương: Chồng có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ của mình với gia đình…

Khác với thuận tình ly hôn, trong trường hợp này Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi người chồng cư trú, làm việc (Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

Trong trường hợp ly hôn đơn phương, Tòa án vẫn tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải thành thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các bên. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử và kết quả được nêu tại bản án.

3. Mẫu đơn ly hôn khi đang mang thai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------***---------

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN

.........., Ngày.........tháng.......năm 2020

Kính gửi: TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN…........

Họ và tên chồng: .....................................Sinh ngày:.............................................

CMND số: ....................., do công an Hà Nội cấp ngày:..............................................

Hộ khẩu thường trú:.................................................................................................

Chỗ ở hiện tại:.........................................................................................................

Họ và tên vợ: ........................................Sinh ngày:................................................

CMND số: ....................., do công an Hà Nội cấp ngày:..............................................

Hộ khẩu thường trú:.................................................................................................

Chỗ ở hiện tại:.........................................................................................................

Xin trình bày với quý toà một việc như sau:

Hai chúng tôi đã kết hôn từ năm ...........có đăng ký kết hôn tại UBND phường ............

Chúng tôi làm đơn này yêu cầu Toà án nhân dân ..................................công nhận thuận tình ly hôn, lý do:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Vì vậy, chúng tôi làm đơn thuận tình ly hôn này kính mong Quý Toà xem xét giải quyết cho chúng tôi được ly hôn, chấm dứt tình trạng hôn nhân như hiện nay, cụ thể:

1. Về con chung

Có (chưa có):..........................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Chúng tôi đã thoả thuận về người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng như sau:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

2. Về tài sản chung

Chúng tôi đã tự nguyện thoả thuận chia như sau: (ghi cụ thể mỗi người được chia sở hữu tài sản gì).

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

(Nếu không có tài sản chung thì ghi không có tài sản chung)

3. Về nhà ở

Chúng tôi đã tự nguyện thoả thuận như sau:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

(Nếu không có nhà ở thì ghi không có)

4. Về vay nợ chung

Vợ chồng chúng tôi đã tự nguyện thoả thuận như sau:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Kính đề nghị Quý Toà xem xét giải quyết.

Địa danh, ngày ..... tháng ..... năm ......

Họ và tên chồng

Họ và tên vợ

Ngoài ra các bạn tham khảo các mẫu đơn ly hôn khác tại bài viết: Mẫu đơn ly hôn khi đang mang thai

4. Ly hôn khi đang có thai, người mẹ được ưu tiên nuôi con?

Theo Điều 88 Luật HN&GĐ, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Thậm chí, nếu con sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân cũng được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Do đó, nếu người vợ đang có thai mà yêu cầu ly hôn thì con sau khi sinh ra vẫn là con chung của hai vợ chồng. Vì vậy, dù đã ly hôn nhưng hai người đều có quyền, nghĩa vụ với người con này.

Sau khi ly hôn, nếu thỏa thuận được người sẽ nuôi dưỡng con thì thực hiện theo thỏa thuận đó. Nếu không thỏa thuận được thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.

Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, trông nom, chăm sóc, giáo dục thì sẽ giao cho người bố hoặc một người khác theo quy định. Và người nào không trực tiếp nuôi dưỡng sẽ có trách nhiệm cấp dưỡng cho con.

Như vậy, mặc dù người mẹ được ưu tiên nuôi con dưới 36 tháng tuổi nhưng nếu không đủ điều kiện để chăm sóc và cho con môi trường tốt nhất thì có thể sẽ không được trực tiếp nuôi con.

Trên đây là quy định hiện hành về thủ tục ly hôn khi mang thai: Người chồng không được quyền yêu cầu ly hôn mà chỉ được ly hôn khi hai bên cùng thuận tình ly hôn hoặc người vợ yêu cầu ly hôn đơn phương.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các thủ tục về hôn nhân gia đình trong mục biểu mẫu

Đánh giá bài viết
1 284
0 Bình luận
Sắp xếp theo