Văn bản hợp nhất 39/VBHN-BTC 2019

Văn bản hợp nhất số 39/VBHN-BTC 2019

Văn bản hợp nhất 39/VBHN-BTC năm 2019 do Bộ Tài chính ban hành hợp nhất Thông tư hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp Nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Ngày 16/8/2019 Bộ tài chính ban hành văn bản hợp nhất thông tư về Bán cổ phần lần đầu sử dụng tiền thu cổ phần hóa. Thông tư này hướng dẫn các nội dung sau: Trình tự, thủ tục, phương thức bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa; gắn đăng ký đấu giá cổ phần với đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch/niêm yết cổ phần trúng đấu giá của các đối tượng thực hiện cổ phần hóa theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ; Quyết toán, xử lý số dư Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con tại thời điểm 31/12/2017.

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/VBHN-BTC

Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2019

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN BÁN CỔ PHẦN LẦN ĐẦU VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ CỔ PHẦN HÓA CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ 100% VỐN ĐIỀU LỆ CHUYỂN ĐỔI THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần;

Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp,

Bộ Tài chính hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn các nội dung sau:

a) Trình tự, thủ tục, phương thức bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa; gắn đăng ký đấu giá cổ phần với đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch/niêm yết cổ phần trúng đấu giá của các đối tượng thực hiện cổ phần hóa theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP;

b) Quyết toán, xử lý số dư Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con tại thời điểm 31/12/2017.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Các doanh nghiệp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cổ phần hóa);

b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 2 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. “Bán cổ phần lần đầu” là việc các doanh nghiệp cổ phần hóa bán cổ phần theo các hình thức quy định tại Thông tư này để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

2. Cuộc đấu giá bán cổ phần không thành công là cuộc đấu giá thuộc một trong những trường hợp sau:

a) Không có nhà đầu tư đăng ký tham gia.

b) Chỉ có 01 nhà đầu tư đăng ký tham gia.

c) Tất cả các nhà đầu tư không nộp phiếu tham dự đấu giá.

d) Tất cả các nhà đầu tư trúng đấu giá trong cuộc đấu giá công khai nhưng từ chối mua.

3. Tổ chức bảo lãnh phát hành là một hoặc một nhóm các công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

4. Tiền đặt cọc là một khoản tiền của nhà đầu tư tham gia mua cổ phần ứng trước để đảm bảo quyền mua cổ phần.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục I. ĐỐI TƯỢNG MUA VÀ GIÁ BÁN CỔ PHẦN

Điều 3. Đối tượng mua cổ phần

1. Nhà đầu tư trong nước, nước ngoài theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, bao gồm các tổ chức, cá nhân (kể cả người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa).

2. Nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.

Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa nằm trong danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, Ban chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, bổ sung điều kiện lựa chọn nhà đầu tư chiến lược có cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh chính và các điều kiện khác phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan để phê duyệt trong phương án cổ phần hóa.

3. Các đối tượng theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.

4. Tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 33 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP. Tổ chức công đoàn ủy quyền cho người có thẩm quyền thực hiện các thủ tục liên quan đến việc mua cổ phần.

Điều 4. Những đối tượng không được mua cổ phần lần đầu

Các tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.

Điều 5. Giá bán cổ phần lần đầu

1. Giá bán cổ phần cho các nhà đầu tư qua đấu giá là giá nhà đầu tư đặt mua tại cuộc đấu giá và được xác định là trúng đấu giá theo kết quả đấu giá quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư này. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa bán cổ phần theo hình thức bảo lãnh phát hành thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa thỏa thuận với Tổ chức bảo lãnh phát hành về giá bảo lãnh nhưng không thấp hơn giá khởi điểm được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.

2. Giá bán cổ phần ưu đãi cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP như sau:

a) Giá bán cổ phần cho đối tượng quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP được xác định bằng 60% giá trị một (01) cổ phần tính theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần);

b) Giá bán cổ phần cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP là giá khởi điểm được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án cổ phần hóa.

3. Giá bán cổ phần ưu đãi cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa bằng mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần).

4. Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.

a) Trường hợp đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược thì giá bán là giá nhà đầu tư chiến lược đặt mua được xác định là trúng đấu giá của cuộc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược nhưng không thấp hơn giá đấu thành công bình quân của cuộc đấu giá công khai ra công chúng hoặc không thấp hơn giá đã thỏa thuận với nhà đầu tư trong trường hợp cuộc đấu giá công khai chỉ có một nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần hoặc không thấp hơn giá khởi điểm của cuộc đấu giá công khai trong trường hợp cuộc đấu giá công khai không thành công và đảm bảo nguyên tắc lựa chọn nhà đầu tư có giá đặt mua từ cao xuống thấp cho đủ số lượng cổ phần bán ra;

b) Trường hợp có từ hai (02) nhà đầu tư chiến lược trở lên đăng ký mua cổ phần với khối lượng đăng ký mua bằng hoặc nhỏ hơn số cổ phần dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt hoặc chỉ có một (01) nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua cổ phần thì giá bán do Ban chỉ đạo cổ phần hóa (hoặc tổ chức được Ban chỉ đạo cổ phần hóa ủy quyền) thỏa thuận với từng nhà đầu tư nhưng không thấp hơn giá đấu thành công bình quân của cuộc đấu giá công khai ra công chúng hoặc không thấp hơn giá đã thỏa thuận với nhà đầu tư trong trường hợp cuộc đấu giá công khai chỉ có một nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần hoặc không thấp hơn giá khởi điểm của cuộc đấu giá công khai trong trường hợp cuộc đấu giá công khai không thành công.

Mục II. TỔ CHỨC BÁN CỔ PHẦN LẦN ĐẦU

Điều 6. Bán cổ phần lần đầu

1. Căn cứ phương án cổ phần hóa được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt (theo phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này, bao gồm cả bản Tiếng Anh), Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa triển khai phương án bán cổ phần lần đầu theo các phương thức đã được phê duyệt trong phương án cổ phần hóa, trong đó:

a) Phương thức bán đấu giá công khai ra công chúng được áp dụng khi bán cổ phần lần đầu, bao gồm cả số cổ phần nhà đầu tư chiến lược không đăng ký mua hết số cổ phần chào bán theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt.

b) Phương thức thỏa thuận trực tiếp được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Bán cho nhà đầu tư chiến lược trong các trường hợp:

+ Các nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua cổ phần với số lượng bằng hoặc nhỏ hơn số lượng cổ phần dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt.

+ Chỉ có một nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua cổ phần.

- Bán cho các nhà đầu tư số cổ phần không bán hết theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 37 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.

- Bán cho người lao động và tổ chức công đoàn.

c) Phương thức bảo lãnh phát hành được áp dụng khi bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa.

d) Phương thức dựng sổ (Book - Building) thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

2. Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày phương án cổ phần hóa được phê duyệt, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn thành việc bán cổ phần theo các phương thức đã được phê duyệt. Trường hợp điều chỉnh phương án cổ phần hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này thì thời hạn doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn thành việc bán cổ phần được tính từ ngày quyết định điều chỉnh phương án cổ phần được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.

3. Việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP. Trong đó:

a) Việc lựa chọn và tổ chức đăng ký mua cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược được thực hiện trước thời điểm công bố thông tin bán đấu giá công khai theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

b) Trường hợp nhà đầu tư chiến lược không đăng ký mua hết số cổ phần chào bán, Ban chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh phương án cổ phần hóa chuyển số cổ phần nhà đầu tư chiến lược không đăng ký mua hết sang thành số cổ phần bán đấu giá công khai.

Điều 7. Phương thức đấu giá công khai

1. Nguyên tắc chung:

a) Khi doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký bán đấu giá cổ phần lần đầu qua Tổ chức thực hiện bán đấu giá phải đồng thời thực hiện việc đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch cổ phần hoặc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán (nếu đủ điều kiện niêm yết theo quy định pháp luật về chứng khoán);

b) Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và Sở giao dịch chứng khoán thực hiện đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch/niêm yết cho số cổ phần trúng đấu giá đã được thanh toán. Số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa được đăng ký, lưu ký theo hướng dẫn của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch/niêm yết bổ sung trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán hiện hành;

c) Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký số cổ phần trúng đấu giá đã được thanh toán và lưu ký cổ phần vào tài khoản lưu ký của nhà đầu tư theo thông tin do Tổ chức thực hiện bán đấu giá cung cấp.

2. Tổ chức bán đấu giá cổ phần:

a) Việc tổ chức bán đấu giá công khai thực hiện tại Sở giao dịch chứng khoán. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có khối lượng cổ phần bán ra có tổng mệnh giá dưới 10 tỷ đồng thì cơ quan đại diện chủ sở hữu có thể xem xét, quyết định tổ chức đấu giá tại công ty chứng khoán hoặc trung tâm dịch vụ, doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản (sau đây gọi tắt là tổ chức trung gian);

b) Việc tổ chức bán đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược thực hiện tại Sở giao dịch chứng khoán;

c) Địa điểm tổ chức bán đấu giá được quy định trong Quy chế bán đấu giá cổ phần.

3. Chuẩn bị đấu giá:

a) Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần ban hành Quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá cổ phần và ban hành Quy chế bán đấu giá cổ phần theo quy định. Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá cổ phần là Trưởng Ban chỉ đạo cổ phần hóa hoặc thành viên Ban chỉ đạo cổ phần hóa do Trưởng ban chỉ đạo cổ phần hóa ủy quyền bằng văn bản;

b) Ban chỉ đạo cổ phần hóa quyết định công bố thông tin về doanh nghiệp trước khi tổ chức đấu giá tối thiểu là hai mươi (20) ngày làm việc. Nội dung thông tin về doanh nghiệp cổ phần hóa được lập theo phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với các doanh nghiệp bán đấu giá cổ phần tại các Sở giao dịch chứng khoán, khi công bố thông tin theo phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này phải bao gồm cả bản Tiếng Anh.

c) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định hoặc ủy quyền cho Ban chỉ đạo cổ phần hóa quyết định giá khởi điểm của cổ phần đấu giá trong quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa và công bố giá khởi điểm cùng với nội dung công bố thông tin về doanh nghiệp;

d) Ban chỉ đạo cổ phần hóa phối hợp với Tổ chức thực hiện bán đấu giá thuyết trình về doanh nghiệp cho các nhà đầu tư (nếu cần).

4. Thực hiện đấu giá:

a) Trong thời hạn quy định tại Quy chế bán đấu giá, các nhà đầu tư đăng ký khối lượng mua và nộp tiền đặt cọc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư này. Nhà đầu tư được Tổ chức thực hiện bán đấu giá cung cấp Phiếu tham dự đấu giá.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.

b) Trong thời hạn quy định trong Quy chế bán đấu giá, các nhà đầu tư ghi các thông tin theo yêu cầu tại Phiếu tham dự đấu giá, bao gồm cả giá đặt mua (giá đấu) và gửi cho Tổ chức thực hiện bán đấu giá bằng cách:

- Bỏ phiếu trực tiếp tại tổ chức trung gian (nếu đấu giá do tổ chức trung gian thực hiện) và bỏ phiếu trực tiếp tại các đại lý đấu giá (nếu do Sở giao dịch chứng khoán tổ chức đấu giá).

- Bỏ phiếu qua đường bưu điện theo quy định tại Quy chế bán đấu giá cổ phần.

5. Xác định kết quả đấu giá:

a) Việc xác định kết quả đấu giá được thực hiện theo nguyên tắc lựa chọn giá đặt mua từ cao xuống thấp cho đủ số lượng cổ phần chào bán nhưng không thấp hơn giá khởi điểm. Tại mức giá trúng đấu giá thấp nhất, trường hợp các nhà đầu tư (kể cả nhà đầu tư nước ngoài) cùng đặt mức giá bằng nhau, nhưng số cổ phần còn lại ít hơn tổng số cổ phần các nhà đầu tư này đăng ký mua tại mức giá trúng đấu giá thấp nhất thì số cổ phần của từng nhà đầu tư được mua xác định như sau:

Số cổ phần nhà đầu tư được mua

=

Số cổ phần còn lại chào bán

x

Số cổ phần từng nhà đầu tư đăng ký mua

Tổng số cổ phần các nhà đầu tư đăng ký mua

Trường hợp có quy định tỷ lệ tối đa số cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được mua thì việc xác định kết quả đấu giá thực hiện theo nguyên tắc trên nhưng số cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được mua không vượt quá tỷ lệ tối đa theo quy định của pháp luật hiện hành.

b) Kết thúc cuộc đấu giá, căn cứ kết quả đấu giá, Tổ chức thực hiện bán đấu giá, Hội đồng đấu giá, đại diện Ban chỉ đạo cổ phần hóa và đại diện doanh nghiệp lập và đồng ký Biên bản xác định kết quả đấu giá theo phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày lập Biên bản xác định kết quả đấu giá, Ban chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ chức thực hiện bán đấu giá phối hợp công bố kết quả đấu giá cổ phần và hoàn trả tiền đặt cọc cho nhà đầu tư tham dự đấu giá hợp lệ nhưng không trúng đấu giá theo quy định của Quy chế bán đấu giá.

6. Trường hợp cuộc đấu giá bán cổ phần không thành công, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này.

7. Trường hợp vi phạm Quy chế bán đấu giá, nhà đầu tư không được nhận lại tiền đặt cọc. Các trường hợp vi phạm Quy chế bán đấu giá bao gồm: trả giá thấp hơn so với giá khởi điểm; từ bỏ quyền mua cổ phần đối với số cổ phần đã trúng đấu giá và các trường hợp khác theo quy định tại Quy chế bán đấu giá.

8. Đăng ký, lưu ký cổ phần trúng đấu giá tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch/niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán:

a) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày hết hạn thanh toán tiền mua cổ phần trúng đấu giá, Tổ chức thực hiện bán đấu giá có văn bản gửi Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội thông báo giá thanh toán bình quân kèm theo danh sách người sở hữu cổ phần trúng đấu giá đã được thanh toán. Danh sách người sở hữu cổ phần trúng đấu giá phải có đầy đủ thông tin về họ tên, số đăng ký sở hữu, địa chỉ, tài khoản lưu ký, số lượng cổ phần sở hữu. Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm cấp mã giao dịch cổ phần cho doanh nghiệp cổ phần hóa trên cơ sở đề xuất của doanh nghiệp tại Đơn đăng ký đấu giá bán cổ phần (theo phụ lục số 5 kèm theo Thông tư này);

b) Căn cứ thông báo của Tổ chức thực hiện bán đấu giá theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều này, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đưa cổ phần vào giao dịch trên hệ thống giao dịch UpCoM trong thời hạn tối đa 90 ngày kể từ ngày hết hạn thanh toán tiền mua cổ phần trúng đấu giá. Giá tham chiếu cho ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống giao dịch UpCoM được xác định trên cơ sở giá đấu thành công bình quân của cuộc đấu giá công khai;

c) Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trước thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn thanh toán tiền mua cổ phần trúng đấu giá, doanh nghiệp cổ phần hóa có văn bản thông báo cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đưa cổ phần vào giao dịch trên hệ thống giao dịch UpCoM trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp cổ phần hóa;

d) Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán, trong thời hạn tối đa chín mươi (90) ngày kể từ ngày hoàn tất việc bán cổ phần lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa phải nộp hồ sơ niêm yết cho Sở giao dịch chứng khoán để thực hiện niêm yết theo quy định và thông báo kết quả bán cổ phần lần đầu cho Ủy ban chứng khoán nhà nước.

Điều 8. Phương thức bảo lãnh phát hành

1. Trong thời gian hai mươi (20) ngày kể từ ngày phương án cổ phần hóa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ban chỉ đạo cổ phần hóa thỏa thuận với tổ chức bảo lãnh phát hành về số lượng cổ phần, giá bảo lãnh phát hành, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt hoặc ủy quyền cho Ban chỉ đạo cổ phần hóa quyết định trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Ban chỉ đạo cổ phần hóa. Giá bảo lãnh phát hành không thấp hơn giá khởi điểm bán cổ phần. Trường hợp bán cổ phần theo phương thức bảo lãnh phát hành sau khi bán đấu giá công khai thì giá bảo lãnh phát hành không thấp hơn giá đấu thành công bình quân của cuộc đấu giá công khai.

2. Ban chỉ đạo cổ phần hóa thực hiện ký hợp đồng với tổ chức bảo lãnh phát hành trong thời gian tối đa năm (05) ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt hoặc ủy quyền.

3. Tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện phân phối, bán số lượng cổ phần cam kết bảo lãnh theo quy định tại hợp đồng bảo lãnh. Trường hợp không bán hết cổ phần, Tổ chức bảo lãnh phát hành có trách nhiệm mua hết số cổ phần còn lại theo giá bảo lãnh đã cam kết trong hợp đồng bảo lãnh.

4. Tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng phí bảo lãnh theo thỏa thuận giữa Ban chỉ đạo cổ phần hóa và tổ chức bảo lãnh nhưng không vượt khung quy định của Bộ Tài chính về phí bảo lãnh. Mức phí bảo lãnh phải được quy định tại hợp đồng bảo lãnh và được tính trong chi phí cổ phần hóa.

5. Đồng tiền bảo lãnh quy định trong hợp đồng bảo lãnh và thanh toán là đồng Việt Nam.

6. Kết thúc quá trình phân phối, bán cổ phần, Ban chỉ đạo cổ phần hóa phối hợp cùng doanh nghiệp và tổ chức bảo lãnh phát hành kiểm tra, rà soát nội dung hợp đồng bảo lãnh phát hành để thanh lý hợp đồng theo quy định.

Điều 9. Phương thức thỏa thuận trực tiếp

1. Bán thỏa thuận cho các nhà đầu tư chiến lược.

a) Trong thời gian mười lăm (15) ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư tham gia cuộc bán đấu giá công khai, Ban chỉ đạo cổ phần hóa phối hợp với doanh nghiệp cổ phần hóa tiến hành thỏa thuận với các nhà đầu tư chiến lược về số cổ phần được mua, giá bán cổ phần, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt hoặc ủy quyền cho Ban chỉ đạo cổ phần hóa quyết định trong thời gian tối đa mười (10) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Ban chỉ đạo cổ phần hóa;

b) Căn cứ kết quả thỏa thuận bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp và nhà đầu tư chiến lược ký hợp đồng mua/bán cổ phần trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt kết quả thỏa thuận bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.

2. Bán thỏa thuận trong trường hợp cuộc đấu giá công khai không thành công:

a) Trường hợp không có nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần của cuộc đấu giá công khai:

Trong ba (03) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn đăng ký tham dự đấu giá mua cổ phần, Tổ chức thực hiện bán đấu giá có trách nhiệm thông báo cho Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần hóa về cuộc đấu giá không thành công. Ban chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu để hoàn tất việc bán cổ phần cho người lao động và tổ chức công đoàn theo phương án cổ phần hóa đã được duyệt trong thời hạn tối đa hai mươi (20) ngày kể từ ngày hết hạn đăng ký tham dự đấu giá mua cổ phần. Đồng thời, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện các thủ tục để chuyển thành công ty cổ phần.

Đối với số cổ phần chưa bán được (bao gồm cả số cổ phần người lao động và tổ chức công đoàn từ chối mua), Ban chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh lại cơ cấu vốn điều lệ, mức vốn điều lệ (nếu cần) và thực hiện thoái vốn theo quy định sau khi doanh nghiệp đã hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.

b) Trường hợp chỉ có một (01) nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần của cuộc đấu giá công khai:

Trong ba (03) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn đăng ký đấu giá mua cổ phần, Tổ chức thực hiện bán đấu giá có trách nhiệm thông báo cho Ban chỉ đạo cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần hóa về cuộc đấu giá không thành công.

Ban chỉ đạo cổ phần hóa thực hiện thỏa thuận bán cổ phần cho nhà đầu tư đã đăng ký mua cổ phần với giá bán không thấp hơn giá khởi điểm với khối lượng đã đăng ký mua hợp lệ.

Căn cứ kết quả thỏa thuận bán cổ phần cho nhà đầu tư, Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp và nhà đầu tư hoàn tất việc ký hợp đồng mua/bán cổ phần trong thời hạn tối đa năm (05) ngày kể từ ngày thống nhất về giá bán và khối lượng cổ phần bán thỏa thuận cho nhà đầu tư.

Đối với số cổ phần chưa bán được (bao gồm cả số cổ phần người lao động và tổ chức công đoàn từ chối mua), Ban chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh lại cơ cấu vốn điều lệ, mức vốn điều lệ (nếu cần) và thực hiện thoái vốn theo quy định sau khi doanh nghiệp đã hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.

c) Trường hợp sau khi bán đấu giá công khai, tất cả các nhà đầu tư trúng đấu giá trong cuộc đấu giá công khai đều từ chối mua:

Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp tiền mua cổ phần, Tổ chức thực hiện bán đấu giá có trách nhiệm thông báo cho Ban chỉ đạo cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần hóa về kết quả cuộc đấu giá. Ban chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu để thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

3. Bán thỏa thuận đối với số cổ phần chưa bán hết của cuộc đấu giá công khai (bao gồm cả số cổ phần các nhà đầu tư đã trúng đấu giá nhưng từ chối mua):

a) Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp tiền mua cổ phần theo Quy chế bán đấu giá cổ phần, căn cứ số lượng cổ phần không bán hết của cuộc đấu giá công khai, Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp lập danh sách và thông báo đến các nhà đầu tư đã tham gia đấu giá hợp lệ (không bao gồm các nhà đầu tư đã trúng đấu giá trong cuộc đấu giá công khai) để thỏa thuận bán cổ phần theo đúng khối lượng đã đăng ký và mức giá đã đặt mua tại phiên đấu giá theo nguyên tắc lựa chọn giá thỏa thuận từ mức giá đã trả cao nhất xuống thấp của cuộc đấu giá đã công bố cho đủ số lượng cổ phần còn phải bán.

Căn cứ kết quả thỏa thuận bán cổ phần với các nhà đầu tư đã tham dự đấu giá, Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp và nhà đầu tư hoàn tất việc ký hợp đồng mua/bán cổ phần trong thời hạn hai mươi (20) ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư tham gia cuộc đấu giá công khai.

b) Trường hợp không bán hết số cổ phần cho các nhà đầu tư sau khi đã bán thỏa thuận theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này:

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp tiền mua cổ phần theo hợp đồng mua/bán cổ phần đã ký kết, căn cứ số lượng cổ phần không bán hết, Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp lập danh sách và thông báo đến các nhà đầu tư đã trúng đấu giá trong cuộc đấu giá công khai (không bao gồm các nhà đầu tư đã trúng đấu giá nhưng từ chối mua) để thỏa thuận bán cổ phần theo mức giá đã đặt mua tại phiên đấu giá của từng nhà đầu tư trên nguyên tắc lựa chọn giá thỏa thuận từ mức giá đã trả cao nhất xuống mức thấp của cuộc đấu giá đã công bố cho đủ số lượng cổ phần còn phải bán.

Căn cứ kết quả thỏa thuận bán cổ phần với các nhà đầu tư đã tham dự đấu giá, Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp và nhà đầu tư hoàn tất việc ký hợp đồng mua/bán cổ phần trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần.

c) Trường hợp không bán hết số cổ phần theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, Ban chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

4. Đối với số cổ phần người lao động và tổ chức công đoàn từ chối mua, Ban chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 9a. Nguyên tắc điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ

1. Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là doanh nghiệp nhà nước

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa theo hình thức bán một phần vốn nhà nước kết hợp phát hành thêm cổ phiếu hoặc bán toàn bộ vốn nhà nước kết hợp phát hành thêm cổ phiếu thì việc điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ thực hiện như sau:

a) Xác định số cổ phần bán được là số cổ phần phát hành thêm theo phương án cổ phần hóa đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt. Trường hợp tổng số cổ phần bán được theo các hình thức quy định tại Thông tư này (bao gồm cả số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược) lớn hơn số cổ phần phát hành thêm theo phương án bán cổ phần thì phần chênh lệch tăng được xác định là cổ phần bán phần vốn nhà nước.

b) Số cổ phần bán ưu đãi cho đối tượng quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP được xác định là số cổ phần bán phần vốn nhà nước.

2. Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ

Việc điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ trong trường hợp doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thực hiện cổ phần hóa theo hình thức bán một phần vốn nhà nước kết hợp phát hành thêm cổ phiếu hoặc bán toàn bộ vốn nhà nước kết hợp phát hành thêm cổ phiếu được căn cứ theo nguyên tắc nêu tại Khoản 1 Điều này để thực hiện.

Điều 10. Bán đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược

1. Trường hợp có từ hai (02) nhà đầu tư chiến lược đáp ứng tiêu chí lựa chọn thực hiện đăng ký mua cổ phần và tổng số cổ phần các nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua lớn hơn số cổ phần dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt, Ban chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu tổ chức bán đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược tại Sở giao dịch chứng khoán.

........................................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung thông tư.

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Doanh nghiệp được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Đánh giá bài viết
1 95
0 Bình luận
Sắp xếp theo