Ưu điểm và hạn chế của dân chủ gián tiếp 2024

Ưu điểm và hạn chế của dân chủ gián tiếp 2024. Dân chủ gián tiếp là quyền cơ bản của công dân, nhưng thực hiện quyền dân chủ gián tiếp như thế nào, và dân chủ gián tiếp có những ưu, khuyết điểm gì thì không phải ai cũng biết rõ. Bài viết này của HoaTieu.vn sẽ giải đáp các thắc mắc về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo.

Phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân
Phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân

1. Dân chủ gián tiếp là gì?

Căn cứ Điều 6 Hiến pháp 2013 quy định:

Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

Nghĩa là nhân dân sẽ trực tiếp lựa chọn ra người đại diện của mình để tham gia thực hiện quyền lực nhà nước tại Quốc Hội, Hội đồng nhân dân. Những người đại diện cho nhân dân sẽ thực hiện công việc theo ý chí của nhân dân, nhưng khi thực hiện những quyền đó của nhân dân lại chính là dân chủ gián tiếp, gián tiếp đại diện cho nhiều người để thực hiện.

Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, đất nước.

Như vậy, dân chủ gián tiếp là dân chủ đại diện, mà yếu tố quan trọng nhất là trong đó người dân có quyền bỏ phiếu trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, đất nước.

Những người được bầu đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và phải hành động dựa trên nguyên tắc đó.

Ví dụ dễ hiểu nhất là: Bạn A là lớp trường lớp C, các bạn lớp C mong muốn hỏi giáo viên về việc học bù một buổi học đã nghỉ. Các bạn lớp C đã nhờ A đại diện cả lớp lên hỏi giáo viên. Khi đó A đã thực hiện dân chủ gián tiếp là hỏi giáo viên giúp các bạn lớp C, còn các bạn lớp C đã thực hiện dân chủ trực tiếp là chọn A làm đại diên cho mình.

Vậy hình thức dân chủ gián tiếp có những ưu và khuyết điểm gì, mời bạn đọc tham khảo chi tiết phần 2 dưới đây.

2. Ưu điểm của dân chủ gián tiếp

Dân chủ và thực hành dân chủ
Dân chủ và thực hành dân chủ

Hình thức dân chủ gián tiếp ở Việt Nam là hình thức nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua hoạt động của những người đại diện, cơ quan đại diện của mình ở các cấp chính quyền như ở Mặt trận tổ quốc, Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước.

Vì vậy mà tạo ra ưu điểm cho hình thức dân chủ gián tiếp đó là: Nhân dân được làm chủ thông qua người đại diện nên phạm vi được bao quát toàn bộ lãnh thổ từ địa phương đến trung ương, trên mọi lĩnh vực.

Nghĩa là dân chủ gián tiếp dễ dàng thực hiện trên phạm vi pháp lý rộng lớp của một đất nước hay khu vực không thể tập hợp hết nhân dân để biểu quyết. Ví dụ trong Quốc hội thì đều có đại diện của một tỉnh thành và các đại diện cơ quan khác tham gia biểu quyết vấn đề. Những người đại diện tỉnh thành đó là những người thực hiện dân chủ gián tiếp cho toàn bộ nhân dân tỉnh đó, khi người đại diện đồng ý nghĩa là toàn bộ nhân dân tỉnh đó đồng ý.

3. Hạn chế của dân chủ gián tiếp

Vì thông qua cơ chế bầu cử để chọn người đại diện cho nhân dân mà dân chủ gián tiếp cũng có những mặt hạn chế nhất định, đó là: Nguyện vọng của nhân dân không được phản ánh trực tiếp nên phụ thuộc nhiều vào khả năng của người đại diện.

Vì người đại diện của người dân khi được bầu lên thì nhân dân vẫn chưa biết được khả năng của họ. Nhưng việc đại diện này được khắc phụ bằng những nhiệm kỳ, nếu trong nhiệm kỳ đó người đại điện thực hiện công việc chưa thật sự tốt thì có lẽ người dân sẽ thay thế người đại diện khác.

Về mặt hiệu quả, chế độ dân chủ đại diện gián tiếp không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới hiện nay vẫn còn gây ra những nghi ngờ, lo ngại. Vì vậy những người được dân chúng bầu chọn và nắm giữ quyền lực tại các cơ quan công quyền phải được đổi mới liên tục. Điều đó có nghĩa là, có quy định về thời gian cố định rất cụ thể trong hệ thống pháp luật để tiến hành các cuộc bầu cử mới.

Như vậy, bài viết đã giải đáp các thắc mắc về vấn đề dân chủ gián tiếp là gì cùng những ưu và khuyết điểm của hệ thống dân chủ gián tiếp. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.697
0 Bình luận
Sắp xếp theo