Tự ý sửa chữa trong sổ hộ khẩu 2024 bị phạt thế nào?

Tự ý sửa chữa trong sổ hộ khẩu 2024 bị phạt thế nào? Người dân tự ý sửa các thông tin trong sổ hộ khẩu thì bị phạt thế nào?

1. Tự ý sửa chữa trong sổ hộ khẩu 2024 bị phạt thế nào?

Nếu thấy thông tin trong sổ hộ khẩu có sai sót thì người dân không được tự ý sửa. Tự ý sửa chữa trong sổ hộ khẩu sẽ bị phạt theo quy định tại khoản 2 điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;

.......

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm a Khoản 3 Điều này;

=> Tự ý sửa chữa trong sổ hộ khẩu sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị buộc thu hồi sổ hộ khẩu

2. Tự ý viết vào sổ hộ khẩu phạt thế nào?

Tự ý sửa chữa trong sổ hộ khẩu 2021 bị phạt thế nào?

Tự ý viết vào sổ hộ khẩu mà làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu thì bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị buộc thu hồi sổ hộ khẩu theo quy định tại điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP được Hoatieu.vn trích dẫn tại mục 1 bài này

3. Sửa thông tin trong hộ khẩu

Muốn sửa thông tin trong sổ hộ khẩu phải thực hiện thế nào?

Trong những trường hợp sau đây theo điều 29 Luật Cư trú 2006 thì phải điều chỉnh thông tin trong sổ hộ khẩu:

  • Trường hợp có thay đổi về: Chủ hộ, họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong Sổ hộ khẩu;
  • Trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà;
  • Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ gồm:

  • Sổ hộ khẩu;
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (Mẫu HK02);
  • Giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch (trường hợp thay đổi họ, tên…);
  • Ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ (trường hợp thay đổi chủ hộ);
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới (trường hợp chuyển chỗ ở mới).

Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

Bước 3: Trả kết quả:

+ Trường hợp được giải quyết điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).

+ Trường hợp không giải quyết điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

+ Thời gian trả kết quả: Theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.

Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Tự ý sửa chữa trong sổ hộ khẩu 2021 bị phạt thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 213
0 Bình luận
Sắp xếp theo