Tư cách pháp nhân là gì?

Khi tham gia các quan hệ dân sự, ngoài chủ thể là cá nhân ra thì còn một chủ thể quan trọng khác là pháp nhân. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn chưa nắm rõ các quy định pháp luật về pháp nhân

Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc bài Tư cách pháp nhân là gì? theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

1. Pháp nhân là gì?

Các vấn đề về pháp nhân được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên bộ luật này không định nghĩa cụ thể pháp nhân là gì.

Chúng ta có thể rút ra khái niệm về pháp nhân như sau:

Pháp nhân là tổ chức đáp ứng được các điều kiện về pháp nhân mà BLDS 2015 quy định:

  • Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
  • Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Tư cách pháp nhân là gì

2. Thế nào là tư cách pháp nhân?

Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

=> Tổ chức đó được nhà nước công nhận là pháp nhân và điều chỉnh bằng các quy định của pháp luật về pháp nhân.

3. Điều kiện để có tư cách pháp nhân

Có 4 điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân:

  • Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại điều 83 BLDS 2015, cụ thể:

1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

  • Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan:

Việc thành lập pháp nhân được quy định tại điều 82 BLDS 2015 như sau:

1. Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật.

3. Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai.

  • Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó:

Như những chủ thể dân sự khác, để có thể thực hiện các quyền và gánh vác nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ dân sự, pháp nhân cần phải có một khối lượng tài sản nhất định. Đồng thời tài sản của pháp nhân còn phải có sự độc lập, tức là pháp nhân có đầy đủ 03 quyền năng của quyền sở hữu là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt nhằm giúp cho chủ thể của pháp nhân không bị chi phối bởi ai; đảm bảo tư cách chủ thể của pháp nhân. Mặt khác, để triển khai các bước bình đẳng giữa các chủ thể nên pháp luật.

Quy định pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng khối tài sản đó. Trách nhiệm của pháp nhân khi vi phạm nghĩa vụ không thể do một cơ quan hay tổ chức khác gánh vác và các thành viên của pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình đã góp (không kể các cơ sở kinh doanh hợp danh) tham gia pháp nhân.

  • Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập:

Nguyên nhân của điều kiện này được xuất phát từ việc phân tách các tài sản (tức tài sản độc lập) giành cho các cá nhân, tổ chức khác. Với việc sở hữu một khối tài sản riêng, pháp nhân có đủ khả năng để hưởng, chính bản thân sẽ thực hiện các quyền và chịu nghĩa vụ khi vào các quan hệ dân sự. Mặt khác, các chủ thể thành lập pháp nhân khi thành lập đã chuyển quyên sở hữu những tài sản mà mình muốn tham gia khối tài sản chung, vì lẽ đó cần có một sự thống nhất về mặt quy định trong việc sử dụng khối tài sản đó.

4. Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp

Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp

Theo quy định tại điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Doanh nghiệp bao gồm các loại hình:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh
  • Công ty cổ phần
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên)

Trong các loại hình này chỉ có doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch tài sản với chủ sở hữu doanh nghiệp. Cụ thể: Đối với các doanh nghiệp tư nhân không có thủ tục chuyển giao quyền tài sản từ thành viên sang cho doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp chịu chế độ trách nhiệm tài sản vô hạn với doanh nghiệp.

5. Tư cách pháp lý là gì?

Tư cách pháp lý là vị trí, địa vị theo pháp luật của các cá nhân, tổ chức, pháp nhân khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, được nhà nước công nhận, có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật

6. Tư cách thể nhân là gì?

Trong một số sách báo và các tài liệu trước đây rất hay sử dụng thuật ngữ “Thể nhân”.

Thể nhân là một khái niệm của Luật học, với ý nghĩa là cá nhân, được pháp luật công nhận từ khi sinh ra cho đến khi mất đi với tư cách là một cá nhân trước pháp luật và xã hội, được hưởng các quyền lợi, nghĩa vụ và nhận được sự bảo vệ từ pháp luật.

7. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân là gì?

Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp đáp ứng được 4 điều kiện để trở thành pháp nhân mà Hoatieu.vn vừa nêu.

Trong các loại hình doanh nghiệp, chỉ có doanh nghiệp tư nhân là không có tư cách pháp nhân, còn lại đều có tư cách pháp nhân.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc các quy định về Pháp nhân. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
4 3.350
0 Bình luận
Sắp xếp theo