Tổng hợp hành vi vi phạm thường gặp vào ngày Tết và hình thức xử phạt

Thông thường, mỗi dịp tết đến xuân về là thời khắc con người ta bận rộn nhất. Cũng trong thời gian ấy, rất nhiều người tranh thủ làm nốt việc mình chưa thể làm được như: Bán hàng cực đắt, chơi bài, đua xe, bắn pháo nổ... Vậy, bài viết này Hoatieu.vn sẽ tổng hợp hành vi vi phạm thường gặp vào ngày Tết và hình thức xử phạt giúp bạn tránh nhé.

Những người thực hiện hành vi này nhằm trục lợi về bản thân mình bất chấp những quy định pháp luật. Bởi dịp tết ai cũng mong muốn kiếm được nhiều tiền, muốn ăn chơi, muốn hát hò nhưng không biết một số hành vi lại khiến bản thân vi phạm pháp luật.

1. Tăng giá dịch vụ, hàng hóa một cách vô lý

Mỗi năm, cứ vào dịp Tết là các cơ sở sản xuất, kinh doanh lại được dịp tăng giá hàng hóa, sản phẩm như vé xe, thức ăn, rau củ, bánh kẹo, quần áo,… thậm chí có những mặt hàng tăng giá gấp 2, 3 lần so với bình thường gây nhiều phẫn nộ cho người dân. Theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP và Nghị định 49/2016/NĐ-CP, đối với những hành vi vi phạm pháp luật về giá sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi: Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa Điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật; Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng;…
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.
  • Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
  • Phạt tiền đến 55 triệu đồng đối với hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Trong đó, tự ý tăng giá quy định như sau:

Điều 7. Hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý quy định tại Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP

1. Hành vi tăng giá bất hợp lý quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là hành vi tăng giá như sau:

a) Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai;

b) Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và yêu cầu đăng ký lại, kê khai lại mức giá theo quy định của pháp luật.

2. Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý làm căn cứ áp dụng mức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được tính bằng mức giá bán thực tế của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hành vi vi phạm về tăng giá bất hợp lý nhân (x) với số lượng hàng hóa, dịch vụ đã bán tăng giá bất hợp lý tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bắt đầu tăng giá bất hợp lý tới thời điểm xử phạt hành vi vi phạm này.

3. Số tiền thu lợi do vi phạm hành chính quy định tại khoản 7 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được tính như sau:

a) Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý trừ (-) tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán theo giá đăng ký, kê khai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đưa vào áp dụng trước đó đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;

b) Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý trừ (-) tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được tính theo mức giá trên cơ sở kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.

2. Sử dụng pháo nổ trái phép

Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn: Đốt pháo trái phép 2023 bị phạt thế nào

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì việc sử dụng pháo hoa được quy định như sau:

Điều 17. Sử dụng pháo hoa

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Như vậy, theo quy định tại Nghị định mới này thì việc sử dụng pháo hoa là được phép, tuy nhiên, những loại pháo hoa mà phát ra tiếng nổ lớn thì không được phép sử dụng. Do đó, người dân cần lưu ý để sử dụng pháo hoa tránh bị xử phạt.

Tổng hợp hành vi vi phạm ngày tết

3. Vi phạm giao thông do rượu, bia

Dịp ăn uống, vui chơi năm mới diễn ra liên tục và thường xuyên nên bản thân những mỗi người cần chủ động bảo vệ bản thân bằng cách vui chơi, ăn uống nhưng có biện pháp đi lại an toàn. Vì giao thông vào dịp tết thường rất đông đúc và phức tạp, hơn nữa người uống rượu bia khi lái xe còn bị pháp luật xử phạt như sau:

Về quy định hành vi rượu bia bạn có thể tham khảo bài viết Mức phạt nồng độ 2023

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi tham gia giao thông khi uống rượu, bia như sau:

STT

Hành vi

Mức phạt (đồng)

A

Người điều khiển xe ô tô, trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn:

1

Nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

6- 8 triệu

2

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

16 - 18 triệu

3

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

30 - 40 triệu

B

Người điển khiển xe mô tô, xe gắn máy trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn:

4

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

4 - 5 triệu

5

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

6 - 8 triệu

Quy định xử phạt về lĩnh vực này cũng nhằm để cảnh báo người tham gia giao thông chủ động bảo vệ bản thân trước những tình huống giao thông thường xuyên xảy ra. Do khi sử dụng nồng độ cồn lái là nguyên nhân lớn nhất gây nên tai nạn giao thông hiện nay.

4. Gây rối trật tự công cộng

Tổng hợp hành vi vi phạm thường gặp vào ngày Tết và hình thức xử phạt
Tổng hợp hành vi vi phạm thường gặp vào ngày Tết và hình thức xử phạt

Với những hành vi gây rối trật tự như say rượu bia lớn tiếng, đánh nhau,… người vi phạm nhẹ có thể bị phạt vi phạm hành chính với mức phạt thấp nhất là 100.000 đồng và cao nhất là 5.000.000 đồng (Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 Bộ luật hình sự 2015).

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

5. Đánh bài vui, cá cược ăn tiền

Nghị định 167/2013/NĐ-CP đưa ra các mức xử phạt hành chính đối với hành vi đánh bạc trái phép như sau:

  • Phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
  • Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với hành vi: Đánh bạc trái phép như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật; Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
  • Phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng đối với hành vi nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác hoặc che giấu việc đánh bạc trái phép.
  • Phạt tiền 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi: Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc; Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
  • Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi: Làm chủ lô, đề; Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề.

Đặc biệt, đối với hành vi đánh bạc với số tiền từ 5 triệu đồng trở lên, người đánh bạc có thể bị xử lý hình sự về tội Đánh bạc. Người nào đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị kết án về hành vi, tội liên quan đến đánh bạc mà còn vi phạm thì đánh dưới 5 triệu đồng cũng vẫn có nguy cơ bị xử lý hình sự.

Cụ thể, Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016 và Khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có hiệu lực ngày 01/01/2018 quy định như sau:

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

6. Vi phạm quy định về đảm bảo yên tĩnh chung

Vào ngày tết thì những hoạt động ăn uống, hát hò diễn ra phổ biến tại các khu dân cư. Những gia đình thường sum họp con cháu ăn uống và cùng nhau hát hò vào buổi tối. Tuy nhiên những hành vi như vậy có thể gây ảnh hưởng đến những gia đình xung quanh bởi vì tiếng ồn lớn. Những hành vi gây ổn cũng sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP tại điều 8 như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;

c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

Hành vi gây tiếng ồn vào buổi tối ngoài 22 giờ sẽ bị xử phạt lên đến 1 triệu đồng. Bởi vậy những hoạt động hát hò vào tối muộn thì không nên thực hiện để không bị phạt tiền theo quy định pháp luật.

Ngoài ra vào dịp tết thì dấu hiệu xảy ra trộm cắp cũng xảy ra thường xuyên hơn, vì đây cũng là dịp cuối năm nên những kẻ không biết đi làm ăn thường đi trộm cắp tài sản của người khác để lấy tiền tiêu sài. Chính vì thế người dân nên tuyệt đối cảnh giác và bảo vệ tài sản của bản thân khi đi bất cứ đâu hay làm gì. Tình hình trộm cắp ngày tết diễn ra rất phức tạp và khó nắm bắt nên người dân cần chủ động cảnh giác.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Mức phạt nồng độ 2024, Đốt pháo trái phép 2024 bị phạt thế nào từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 640
0 Bình luận
Sắp xếp theo