Tổng hợp biểu mẫu cho doanh nghiệp đề nghị tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất

Ngày 17/3/2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Công văn 860/BHXH-BT về việc tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Sau đây là tổng hợp biểu mẫu cho doanh nghiệp đề nghị tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất.

1. Biểu mẫu cho doanh nghiệp đề nghị tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất

1. Báo cáo số liệu lao động bị ngừng việc, mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid -19 tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất.

2. Công văn đề nghị xác nhận điều kiện tạm dừng đóng BHXH bắt buộc.

3. Danh sách lao động tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh và tại thời điểm đề nghị.

4. Danh sách lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc.

Lưu ý: Ngoài hồ sơ (bản chính) của các giấy tờ trên, các doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp tài liệu để đối chiếu, bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy tờ liên quan đến việc doanh nghiệp tạm dừng sản xuất, kinh doanh bởi dịch Covid-19;

  • Bảng chấm công, danh sách trả lương tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh và tại thời điểm có công văn đề nghị;

  • Giấy tờ liên quan đến người lao động tạm thời nghỉ việc (thoả thuận tạm hoãn HĐLĐ, thoả thuận nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc,…);

  • Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm TNLĐ – bệnh nghề nghiệp hàng tháng do BHXH cấp (kỳ kết quả đóng của tháng gần nhất).

2. Thủ tục đề nghị tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất

Bước 1:

- Đối với doanh nghiệp không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên:

Doanh nghiệp làm văn bản đề nghị kèm theo danh sách lao động tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh và tại thời điểm đề nghị; danh sách lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc

+ Gửi Phòng LĐTB&XH quận, huyện, thị xã đối với doanh nghiệp do BHXH quận, huyện, thị xã trực tiếp quản lý (trừ các doanh nghiệp thuộc đối tượng gửi Sở LĐTB&XH và Bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết).

+ Gửi Sở LĐTB&XH thành phố Hà Nội đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở lên thuộc UBND thành phố Hà Nội và các doanh nghiệp do BHXH thành phố trực tiếp quản lý.

+ Gửi Bộ, ngành Trung ương (đối với Doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý).

- Đối với doanh nghiệp bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh Covid-19 gây ra (không kể giá trị tài sản là đất): Doanh nghiệp làm văn bản đề nghị kèm theo Báo cáo kiểm kê tài sản gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại; Biên bản kiểm kê tài sản thiệt hại dịch bệnh

+ Gửi Phòng Tài chính- Kế hoạch quận, huyện, thị xã đối với doanh nghiệp do BHXH quận, huyện, thị xã trực tiếp quản lý (trừ các doanh nghiệp thuộc đối tượng gửi Sở Tài chính và Bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết).

+ Gửi Sở Tài chính Hà Nội đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở lên thuộc UBND thành phố Hà Nội và các doanh nghiệp do BHXH thành phố trực tiếp quản lý;

+ Gửi cơ quan tài chính của Bộ, Ngành Trung ương hoặc Bộ Tài chính (đối với Doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý).

Bước 2:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của doanh nghiệp, Phòng LĐTB&XH cấp huyện, Phòng Tài chính- Kế hoạch cấp huyện, Sở LĐTB&XH Hà Nội, Sở Tài chính Hà Nội, các Bộ, ngành Trung ương, hoặc Bộ Tài chính xem xét, xác định và có văn bản trả lời Doanh nghiệp.

Bước 3:

Doanh nghiệp đảm bảo điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 16 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP có văn bản đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, kèm theo văn bản xác định số lao động thuộc diện tham gia BHXH tạm thời nghỉ việc hoặc văn bản xác định giá trị tài sản bị thiệt hại của cơ quan có thẩm quyền gửi cơ quan BHXH nơi đơn vị tham gia BHXH.

Bước 4:

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, doanh nghiệp vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN), quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) và quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Doanh nghiệp và người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và tử tuất hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng để giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian tạm dừng đóng.

Hết thời hạn tạm dừng đóng, doanh nghiệp và người lao động tiếp tục đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật BHXH.

Mời các bạn tham khảo một số mẫu phiếu khác tại phần bảo hiểm mục biểu mẫu.

Đánh giá bài viết
1 584
0 Bình luận
Sắp xếp theo