Toàn văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP

Toàn văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Cho đến nay, đã có mười hai quốc gia tham gia vào đàm phán TPP (bao gồm Việt Nam, Hoa Kỳ, Malaysia, New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Canada, Mexico và Nhật Bản).

Theo thông lệ đàm phán thương mại quốc tế, một hiệp định sẽ chỉ được công bố sau khi các Bên tham gia đàm phán đã hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý. Tuy nhiên, trước nhu cầu tìm hiểu thông tin rất lớn của người dân và doanh nghiệp, các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã quyết định công bố toàn văn Hiệp định TPP mặc dù thủ tục rà soát pháp lý vẫn chưa hoàn tất.

Toàn văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP

Ngoài các nội dung chính cam kết trong Hiệp định, trong quá trình đàm phán các nước TPP cũng đạt được một số thỏa thuận song phương. Do các thỏa thuận này chỉ liên quan đến các Bên ký kết nên sẽ được các Bên ký kết công bố riêng. Bộ Công Thương xin công bố kèm theo đây các thỏa thuận song phương mà Việt Nam đã thống nhất với một số nước TPP. Các thỏa thuận này sẽ có hiệu lực cùng thời điểm với Hiệp định TPP.

Do các nước TPP vẫn đang tiến hành thủ tục rà soát pháp lý, khối lượng tài liệu phải biên dịch lại rất lớn nên Bộ Công Thương và các Bộ, ngành chưa thể công bố kèm theo bản dịch tiếng Việt của Hiệp định TPP mà mới chỉ có Toàn văn bản tóm tắt nội dung Hiệp định TPP. Để đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành nhanh chóng hoàn tất công việc dịch thuật và công bố bản dịch tiếng Việt trong thời gian sớm nhất.

Sau khi công bố toàn văn Hiệp định, các nước TPP sẽ nhanh chóng hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định. Mỗi nước, theo quy định của pháp luật nước mình, sẽ dành thời gian nhất định để người dân nghiên cứu Hiệp định trước khi ký kết, dao động từ 60 đến 90 ngày. Sau khoảng thời gian này, các nước TPP sẽ tiến hành ký kết chính thức. Thời điểm ký kết chính thức Hiệp định hiện chưa được xác định nhưng dự kiến sẽ không muộn hơn quý I năm 2016. Sau khi ký chính thức, các nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn Hiệp định theo quy định của pháp luật nước mình.

Nội dung Hiệp định TPP được chia làm 30 chương:

Lời giới thiệu Hiệp định TPP

  • Chương 1: Quy định chung và các định nghĩa
  • Chương 2: Xử sự quốc gia và thị trường lưu thông hàng hóa
  • Chương 3: Quy tắc xuất xứ
  • Chương 4: Dệt may
  • Chương 5: Hải quan và thuận lợi hóa thương mại
  • Chương 6: Biện pháp phòng vệ thương mại
  • Chương 7: Biện pháp vệ sinh dịch tễ
  • Chương 8: Rào cản kỹ thuật đối với thương mại
  • Chương 9: Đầu tư
  • Chương 10: Thương mại dịch vụ xuyên biên giới
  • Chương 11: Dịch vụ tài chính
  • Chương 12: Nhập cảnh tạm thời cho doanh nhân
  • Chương 13: Viễn thông
  • Chương 14: Thương mại điện tử
  • Chương 15: Mua sắm công
  • Chương 16: Chính sách cạnh tranh
  • Chương 17: Các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị độc quyền
  • Chương 18: Sở hữu trí tuệ
  • Chương 19: Lao động
  • Chương 20: Môi trường
  • Chương 21: Nâng cao năng lực và hợp tác
  • Chương 22: Tạo thuận lợi trong kinh doanh và năng lực cạnh tranh
  • Chương 23: Phát triển
  • Chương 24: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Chương 25: Sự đồng nhất về quy định
  • Chương 26: Sự minh bạch và công tác chống tham nhũng
  • Chương 27: Các điều khoản về hành chính và thể chế
  • Chương 28: Giải quyết tranh chấp
  • Chương 29: Trường hợp ngoại lệ
  • Chương 30: Điều khoản thi hành

Toàn văn Hiệp định TPP tiếng Việt

MỞ ĐẦU

Các Bên tham gia Hiệp định này, với mục đích:

THÀNH LẬP một hiệp định khu vực toàn diện phục vụ thúc đẩy hội nhập kinh tế nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư, đem lại tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội, tạo ra những cơ hội mới cho người lao động và doanh nghiệp, góp phần nâng cao mức sống, lợi ích người tiêu dùng, giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng bền vững;

THẮT CHẶT tình hữu nghị và hợp tác giữa chính phủ và người dân của các Nước ký kết

XÂY DỰNG dựa trên các quyền và nghĩa vụ tương ứng theo Hiệp định Marrakesh về thành lập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới;

THỪA NHẬN sự khác biệt về mức độ phát triển và sự đa dạng của các nền kinh tế;

CỦNG CỐ khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp của nước mình trên thị trường toàn cầu và tăng cường khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế bằng cách tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp, bao gồm cả việc thúc đẩy sự phát triển và tăng cường các chuỗi cung ứng khu vực;

HỖ TRỢ tăng trưởng và phát triển của vi mô, doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng cách tăng cường khả năng của doanh nghiệp đối với việc tham gia và hưởng lợi từ các cơ hội mà Hiệp định này đem lại;

THÀNH LẬP một khuôn khổ pháp lý và thương mại có thể dự đoán được cho thương mại và đầu tư trên nguyên tắc các bên cùng có lợi;

TẠO THUẬN LỢI cho thương mại khu vực bằng cách khuyến khích áp dụng thủ tục hải quan hiệu quả và minh bạch để giảm chi phí và đảm bảo khả năng dự báo cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu của các Bên;

THỪA NHẬN quyền điều chỉnh và giải quyết sẵn có của các Bên để bảo tồn sự linh hoạt của các Bên tham gia nhằm thiết lập các ưu tiên về quy phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích công cộng, và bảo vệ các mục tiêu phúc lợi công cộng hợp pháp, chẳng hạn như y tế công cộng, an toàn, môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng bị cạn kiệt, sự toàn vẹn và sự ổn định của hệ thống tài chính và đạo đức xã hội;

THỪA NHẬN quyền áp dụng, duy trì hoặc sửa đổi các hệ thống chăm sóc sức khỏe của các Bên;

KHẲNG ĐỊNH rằng các doanh nghiệp nhà nước có thể đóng một vai trò hợp pháp trong nền kinh tế đa dạng của các Bên, đồng thời thừa nhận rằng việc cung cấp các lợi thế không công bằng cho các doanh nghiệp nhà nước làm suy yếu thương mại và đầu tư công bằng và cởi mở, và thiết lập các quy tắc cho các doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng với các doanh nghiệp tư nhân, hoạt động kinh doanh minh bạch và vững vàng;

THÚC ĐẨY bảo vệ môi trường mức độ cao, kể cả thông qua việc thực thi có hiệu quả pháp luật về môi trường và đẩy mạnh các mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm cả thông qua thương mại hỗ trợ lẫn nhau, các chính sách và hoạt động môi trường;

BẢO VỆ và thực thi các quyền lao động, cải thiện điều kiện làm việc và mức sống, tăng cường hợp tác và năng lực của các bên về các vấn đề lao động;

THÚC ĐẨY sự minh bạch, quản trị tốt và tính pháp quyền của pháp luật, loại trừ hối lộ và tham nhũng trong thương mại và đầu tư;

THỪA NHẬN các công việc quan trọng mà cơ quan có liên quan của các Bên đang làm để tăng cường hợp tác kinh tế vĩ mô tại các diễn đàn phù hợp , bao gồm cả các vấn đề tỷ giá;

THỪA NHẬN tầm quan trọng của sự khác biệt về văn hóa giữa và trong các Bên, và thừa nhận rằng thương mại và đầu tư có thể mở rộng các cơ hội để làm giàu bản sắc văn hóa và sự đa dạng văn hóa trong và ngoài nước;

ĐÓNG GÓP cho sự phát triển hài hòa và mở rộng thương mại thế giới, và kích thích để hợp tác khu vực và quốc tế rộng hơn;

THÀNH LẬP một Hiệp định để giải quyết những thách thức và cơ hội về thương mại và đầu tư trong tương lai, góp phần thúc đẩy các ưu tiên của mình theo thời gian; và

MỞ RỘNG quan hệ đối tác của mình bằng cách khuyến khích sự gia nhập của các nước hoặc vùng lãnh thổ Hải quan riêng biệt khác nhằm nâng cao hơn nữa hội nhập kinh tế khu vực và tạo ra nền tảng của một Khu vực mậu dịch tự do châu Á Thái Bình Dương.

ĐÃ THỎA THUẬN như sau:

CHƯƠNG 1. QUY ĐỊNH VÀ ĐỊNH NGHĨA CHUNG

Phần A: Quy định chung

Điều 1.1: Thành lập một khu vực thương mại tự do

Các Bên tham gia Hiệp định này thiết lập một khu vực thương mại tự do phù hợp với các quy định của Hiệp định này theo Điều XXIV của GATT 1994 và Điều V của GATS.

Điều 1.2: Mối liên hệ với các Hiệp định khác

1. Với ý muốn của các Bên để Hiệp định này cùng tồn tại với các hiệp định quốc tế hiện có của mình, mỗi Bên khẳng định,

(a) liên quan đến các hiệp định quốc tế hiện hữu mà tất cả các Bên đều là thành viên, bao gồm Hiệp định WTO, các quyền và nghĩa vụ hiện hữu của mình đối với nhau; và

(b) liên quan đến các hiệp định quốc tế hiện hữu mà Bên đó và ít nhất một Bên khác là thành viên, bao gồm Hiệp định WTO, các quyền và nghĩa vụ hiện hữu của mình đối với Bên đó hoặc các Bên khác tùy trường hợp.

2. Nếu một Bên tin rằng một điều khoản của Hiệp định này là không phù hợp với một điều khoản trong thỏa thuận khác mà Bên đó và ít nhất một Bên khác là thành viên, theo yêu cầu, các Bên có liên quan đến thỏa thuận khác đó sẽ trao đổi nhằm đạt được giải pháp thoả đáng. Khoản này không làm phương hại đến quyền và nghĩa vụ của một Bên trong Chương 28 (Giải quyết tranh chấp).1

Phần B: Định nghĩa chung

Điều 1.3: Định nghĩa chung

Trong Hiệp định này, nếu không có quy định gì khác, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Hiệp định AD là Hiệp định về Thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994, trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;

Hiệp định là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương;

APEC là Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương;

Cấp trung ương của mỗi Bên được định nghĩa tại Phụ lục 1-A (Định nghĩa cụ thể của từng Bên)

Ủy ban TPP là Ủy ban Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương được thành lập theo Điều 27.1 (Thành lập Ủy ban Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương);

Khoản đầu tư được điều chỉnh đối với một Bên là một khoản đầu tư trong lãnh thổ của Bên đó từ một nhà đầu tư của một Bên khác được thực hiện kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, hoặc được lập, đạt được, hoặc mở rộng sau đó;

cơ quan hải quan là cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm, theo luật pháp của từng Bên, thi hành pháp luật về hải quan, các quy định và chính sách (nếu có), và được mỗi Bên định nghĩa cụ thể tại Phụ lục 1-A (Định nghĩa cụ thể của từng Bên)

thuế hải quan bao gồm bất kỳ khoản thuế hoặc phí nào đánh vào hoặc có liên quan đến việc nhập khẩu một mặt hàng, và bất kỳ khoản thuế phụ hay phụ phí liên quan đến việc nhập khẩu đó, nhưng không bao gồm khoản nào sau đây:

(a) một khoản phí tương tự với thuế nội địa áp đặt theo Điều III: 2 của GATT 1994;

(b) phí hoặc lệ phí khác liên quan đến việc nhập khẩu tương ứng với chi phí của các dịch vụ được cung cấp; và

(c) thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp.

Hiệp định trị giá hải quan là Hiệp định về Thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994, trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;

Ngày nghĩa là ngày dương lịch;

Doanh nghiệp là một pháp nhân bất kỳ được lập hoặc tổ chức theo luật hiện hành, hoạt động vì lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận, và do chính phủ hay tư nhân sở hữu hoặc kiểm soát, bao gồm bất kỳ tập đoàn, quỹ, công ty hợp danh, công ty tư nhân, liên doanh, liên kết, hoặc tổ chức tương tự;

hiện hành nghĩa là có hiệu lực vào thời điểm có hiệu lực của Hiệp định này

GATS là Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ, trong Phụ lục 1B của Hiệp định WTO;

GATT 1994 là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994, trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;

hàng hóa của một Bên là sản phẩm trong nước theo định nghĩa tại GATT 1994 hoặc hàng hóa do các Bên thoả thuận, và bao gồm hàng hóa có xuất xứ của một Bên;

mua sắm chính phủ là quá trình mà từ đó một chính phủ có được quyền sử dụng hoặc sở hữu hàng hóa hoặc dịch vụ, hoặc cả hai, cho các mục đích chính phủ và không nhằm mục đích thương mại hoặc bán lại hoặc sử dụng trong sản xuất hoặc cung cấp hàng hoá, dịch vụ mang tính thương mại hoặc để bán lại;

Hệ thống hài hoà (HS) là Mô tả Hàng hóa Hài hòa và hệ thống mã hóa, bao gồm cả các Quy định và định nghịa chung, chú giải mục, chú giải chương, và chú giải phân nhóm được các Bên thông qua và thực hiện trong các luật tương ứng của mình;

nhóm là bốn chữ số đầu tiên trong số phân loại thuế quan theo Hệ thống hài hoà;

biện pháp là một luật, quy định, thủ tục, yêu cầu, hoặc hành động bất kỳ;

công dân là một thể nhân có quốc tịch của một Bên theo Phụ lục 1-A (Định nghĩa cụ thể của từng Bên) hoặc cá nhân thường trú của một Bên;

Đánh giá bài viết
1 1.102
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo