Tiêm mũi 3 Covid19 loại nào phù hợp với 2 mũi đầu?

Hiện nay chiến dịch tiêm phòng Covid19 đang được đẩy mạnh trên toàn quốc nhằm hướng tới mục tiêu cả nước đạt được miễn dịch cộng đồng. Tính đến thời điểm hiện tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc đã có rất nhiều người tiêm đủ 2 mũi. Vậy sau khi tiêm đủ 2 mũi người dân có cần tiêm thêm mũi thứ 3 và tiêm mũi 3 Covid19 loại nào phù hợp với 2 mũi đầu?

Đã tiêm mũi 2 Vero Cell có thể tiêm mũi 3 AstraZeneca

Cụ thể, để sử dụng hiệu quả vắc xin phòng COVID-19, đảm bảo sớm bao phủ mũi tiêm bổ sung cho những người đã tiêm vắc xin Vero Cell (Sinopharm), chủ động phòng chống dịch COVID-19 trước nguy cơ xuất hiện các biến chủng của vi rút SARS-CoV-2 như Omicron, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị:

- Các địa phương có thể sử dụng vắc xin AstraZeneca, vắc xin Vero Cell (Sinopharm) hoặc vắc xin mRNA để tiêm liều bổ sung đối với các đối tượng đã tiêm liều cơ bản bằng vắc xin Vero Cell (Sinopharm).

- Tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn tiêm chủng và báo cáo kết quả tiêm chủng theo quy định.

Trước đó, tại Công văn 10722/BYT-DP ngày 17/12/2021, Bộ Y tế đã hướng dẫn tiêm liều nhắc lại cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên từng tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung bằng vaccine Vero Cell (Sinopharm) thì có thể sử dụng vaccine cùng loại hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine véc tơ virus (vắc xin AstraZeneca).

Đồng thời, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nên sử dụng cùng loại vắc xin trong liệu trình tiêm chủng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo cập nhật ngày 16/12/2021, có thể sử dụng vắc xin bất hoạt kết hợp với vắc xin khác. Theo đó, vắc xin Vero cell (Sinopharm) có thể sử dụng kết hợp với vắc xin véc tơ vi rút (vắc xin AstraZeneca) hoặc vắc xin mRNA (Pfizer/Moderna).

Phản ứng thường gặp sau tiêm mũi 3 vaccine Covid-19

Mũi tăng cường của vaccine Pfizer, Moderna gây phản ứng ở nhóm người trẻ tuổi nhiều hơn người già, nhưng chủ yếu là triệu chứng nhẹ như sốt, nhức đầu...

Hàng triệu người Mỹ đã tiêm mũi 3 vaccine Covid-19 Pfizer, Moderna and Johnson & Johnson cho thấy chỉ một số người gặp triệu chứng tương tự cúm từ mức nhẹ đến trung bình. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC) cho biết đến nay, những phản ứng được báo cáo sau mũi 3 vaccine Covid-19 đều tương tự hai mũi đầu. Sốt, nhức đầu, mệt mỏi và đau tại chỗ tiêm là những tác dụng phụ phổ biến nhất.

Nhìn chung, người cao tuổi ít gặp tác dụng phụ do vaccine hơn người trẻ tuổi do phản ứng miễn dịch đã suy giảm. Đó cũng là lý do người cao tuổi rất cần tiêm mũi tăng cường. Dù vaccine Covid-19 vẫn bảo vệ cơ thể trước dịch bệnh và làm giảm tỷ lệ chuyển nặng, biến chủng Omicron dường như gây nguy cơ tái nhiễm cao hơn so với những biến chủng SARS-CoV-2 khác. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cung cho thấy Omicron có khả năng né kháng thể từ 2 liều vaccine trước tốt hơn so với chủng virus gốc.

Hiện mũi 3 Pfizer có liều lượng tiêm tương đương mũi cơ bản, trong khi Moderna chỉ tiêm nửa liều so với 2 mũi đầu.

Pfizer

Mũi 3 của vaccine Pfizer có cùng công thức và độ mạnh như mũi một và hai. Dữ liệu thu thập được cũng cho thấy tác dụng phụ sau mũi tiêm này tương tự 2 mũi đầu, thậm chí có thể nhẹ hơn. Đau tại vết tiêm là phản ứng phổ biến nhất, theo dữ liệu thử nghiệm lâm sàng Pfizer và BioNTech trình lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Khoảng 83% người tiêm liều tăng cường trong thử nghiệm này bị đau tại vết tiêm, 63,7% mệt mỏi và 48,4% đau đầu, hầu hết ở mức nhẹ đến trung bình.

Những phản ứng khác sau mũi 3 Pfizer bao gồm đau cơ và khớp, ớn lạnh, tiêu chảy, nôn mửa và sốt. Thử nghiệm của Pfizer cũng phát hiện ra rằng, so với nhóm người 18-55 tuổi, người già từ 65 tuổi trở lên ít gặp phải các triệu chứng mệt mỏi hoặc giống như cúm sau khi tiêm liều tăng cường.

Theo bà Melanie Swift, đồng chủ tịch của Nhóm Phân bổ Vaccine Covid-19 của Bệnh viện Mayo (Mỹ), điều này không có gì ngạc nhiên bởi hầu hết tác dụng phụ trên không phải trực tiếp do vaccine gây ra mà là "biểu hiện cho thấy hệ miễn dịch đang phản ứng với vaccine". Có nghĩa là phản ứng miễn dịch của cơ thể càng mạnh thì càng có nhiều tác dụng phụ.

Khi mọi người già đi, phản ứng miễn dịch suy giảm dần. Đó là lý do người cao tuổi thuộc nhóm ưu tiên tiêm mũi tăng cường. Nghiên cứu mới cho thấy dù vaccine tiếp tục làm giảm việc nhập viện và tử vong do Covid-19, sự bảo vệ đó sẽ suy yếu nhanh hơn theo thời gian ở người lớn tuổi.

Không có trường hợp nào được báo cáo về viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, sốc phản vệ, viêm ruột thừa hoặc liệt dây thần kinh mặt trong số những người thử nghiệm mũi tăng cường. Tuy nhiên, FDA lưu ý một triệu chứng xuất hiện nhiều hơn sau mũi 3 là các hạch bạch huyết bị sưng ở dưới cánh tay.

Moderna

Dù liều lượng chỉ bằng một nửa 2 mũi cơ bản, mũi 3 vaccine Moderna vẫn tạo ra tác dụng phụ tương đương. Với người từ 65 tuổi trở lên, đau tại vết tiêm là triệu chứng phổ biến nhất, ảnh hưởng tới 76% người tiêm, theo sau là mệt mỏi, đau cơ, đau đầu và đau khớp, theo dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của Moderna. Ớn lạnh, buồn nôn và nôn cũng được ghi nhận.

Tuy nhiên, người già ít gặp các tác dụng phụ do mũi 3 của vaccine Moderna hơn những người 18-64 tuổi. Không có phản ứng nghiêm trọng và lo ngại nào về tính an toàn được ghi nhận trong suốt thời gian diễn ra thử nghiệm.

Phản ứng mũi 3 có thể nhẹ hơn 2 mũi đầu

Nếu mũi trước khiến bạn bị buồn nôn, không có nghĩa là mũi 3 cũng vậy. Dữ liệu thực tế từ chương trình tiêm mũi tăng cường của Israel và chương trình giám sát tính an toàn của vaccine tại Mỹ cho thấy các báo cáo về tác dụng phụ sau mũi 3 "nhẹ hơn đáng kể" so với mũi 1 và 2.

Robert Weber, quản lý tại Trung tâm Y tế Wexner đại học bang Ohio, cho hay sau 2 mũi cơ bản, người tiêm đã dự đoán được những phản ứng có thể xảy ra với mình sau tiêm và chủ động chăm sóc bản thân. "Khi bạn tiêm vaccine, sự lo lắng hồi hộp sẽ ít đi, và khi tiêm các mũi trong tương lai, bạn sẽ thoải mái hơn. Tôi nghĩ mọi người đều biết làm thế nào để giảm nhẹ các tác dụng phụ như uống nhiều nước trước và sau khi tiêm vaccine, nghỉ ngơi thư giãn. Nếu cần, có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn để dễ chịu hơn", ông Weber nói.

Bà Swift giải thích thêm rằng việc tiêm mũi 3 cách 6 tháng kể từ mũi 2 là nguyên nhân khiến các tác dụng phụ nhẹ hơn. "Tiêm càng xa mũi cơ bản thì mũi 3 càng gây ra ít tác dụng phụ", bà Swift nói. "Các quan chức y tế cho hay được phép tiêm vaccine mũi 3 khác với 2 mũi đầu. Nếu bạn gặp phản ứng mạnh trong lần tiêm trước, hãy hỏi bác sĩ liệu có thể đổi loại vaccine khác không".

Bà Swift nhấn mạnh rằng dù phản ứng sau mũi 3 thế nào, điều quan trọng mọi người cần nhớ là tác dụng phụ "không có gì đáng lo ngại" vì chúng có thể dự đoán trước và chỉ là tạm thời. Đến nay, không có phản ứng nào kéo dài liên quan đến vaccine Covid-19 được ghi nhận. Những phản ứng nghiêm trọng vẫn có thể xảy ra nhưng rất hiếm.

"Mũi tăng cường có thể mũi cuối cùng của vaccine Covid-19 hoặc là sự bắt đầu của một lịch tiêm thường xuyên, giống như mũi vaccine cúm mùa thường niên. Tất cả vẫn là một viễn cảnh đang phát triển", bà Swift nói.

Các loại liều tiêm và vaccine được tiêm trộn mũi 3

Các loại liều tiêm mũi 3 covid19

Người đã tiêm vắc xin VeroCell được ưu tiên tiêm mũi 3

Ngày 17/12/2021, Bộ Y tế ban hành Công văn 10722/BYT-DP về tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại, trong đó có đề cập người đã tiêm vắc xin VeroCell được ưu tiên tiêm mũi 3.

Theo đó, để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho những người đã được tiêm chủng đủ liều cơ bản, Bộ Y tế đề nghị:

*Tiêm liều bổ sung vắc xin phòng COVID-19

- Đối tượng: người từ 18 tuổi trở lên, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vắc xin) bao gồm:

+ Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng...;

+ Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vắc xin Sputnik V (Đối tượng mới bổ sung).

- Loại vắc xin: cùng loại với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA.

- Khoảng cách: Tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng

(Trước đây, Công văn 10225/BYT-DP yêu cầu tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày nếu có đủ vắc xin).

Đối với những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.

*Tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

- Đối tượng: người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế.

- Loại vắc xin: nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA; nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA. Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc xin của hãng

Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin véc tơ vi rút (vắc xin AstraZeneca).

- Khoảng cách: tiêm 01 mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản (Trước đây, Công văn 10225/BYT-DP yêu cầu tiêm 01 mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung).

Công văn 10722/BYT-DP ban hành ngày 17/12/2021 và thay thế Công văn 10225/BYT-DP ngày 01/12/2021.

Đối tượng được ưu tiên tiêm mũi 3 Covid19

Ngày 1/12, Bộ Y tế vừa ra văn bản hướng dẫn tiêm vắc xin Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại gửi Sở Y tế các tỉnh, thành; Viện vệ sinh dịch tễ, Viện Paster; Cục Y tế, Bộ Công an và các đơn vị.

Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Việt Nam đã được triển khai từ tháng 3/2021 cho các đối tượng ưu tiên và mở rộng ra đối tượng khác. Đến nay, Bộ Y tế đã tiêm hơn 120 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 cho người trên 18 tuổi. Để tăng cường miễn dịch cho những người đã được tiêm đủ liều cơ bản, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh thành, các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm đủ liều cơ bản cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên.

Về việc tiêm liều bổ sung vắc xin Covid-19, Bộ quy định, đối tượng là người từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vắc xin) có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng… Loại vắc xin sử dụng là cùng loại với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA. Bộ quy định, tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày nếu có đủ vắc xin.

Về việc tiêm liều nhắc lại vắc xin Covid-19, Bộ Y tế nêu rõ: Mũi nhắc lại dành cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, ưu tiên người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế.

Khoảng cách tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi tiêm cuối cùng của liều cơ bản hoặc bổ sung. Về chọn loại vắc xin phù hợp cho mũi 3, Bộ quy định, nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA. Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA. Nếu tiêm cơ bản hoặc bổ sung vắc xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin Astrazeneca.

Theo Bộ Y tế, vắc xin Covid-19 được dùng để tiêm bổ sung và nhắc lại là vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt. Liều lượng vắc xin để tiêm bổ sung và nhắc lại theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.

Loại vắc xin mũi 3 nào phù hợp với 2 mũi trước?

Trước thắc mắc của nhiều người khi tiêm vắc xin mũi 3 có cần căn cứ vào loại vắc xin đã tiêm 2 mũi trước đó, ông Dũng cho hay theo lý luận khoa học, loại mũi tiêm tăng cường nào là phù hợp thì phải dựa trên nghiên cứu thực nghiệm.

Cụ thể:

Các nghiên cứu cho thấy vắc xin tăng cường (mũi 3) cùng loại vắc xin cơ bản (mũi 1 và mũi 2) đối với Pfizer, Moderna và AstraZeneca.

Số liệu khoa học công bố gợi ý có thể thay đổi chéo loại vắc xin mũi 3 và vắc xin mũi 1, 2 giữa các vắc xin Pfizer, Moderna, AstraZeneca.

Nghiên cứu trên quy mô hẹp hơn cho thấy có thể tiêm chéo giữa vắc xin VeroCell và AstraZeneca hay VeroCell và Pfizer (nghiên cứu ở Thái Lan); giữa vắc xin Sputnik V và AstraZeneca (nghiên cứu ở Nga).

Riêng vắc xin VeroCell của Sinopharm (Trung Quốc) tuy an toàn cao nhưng hiệu lực có thể hơi yếu ở người cao tuổi. Vì vậy nếu liều cơ bản là vắc xin VeroCell nên được tiêm mũi tăng cường bằng vắc xin công nghệ mới như AstraZeneca hoặc Pfizer.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 12.585
0 Bình luận
Sắp xếp theo