Thủ tục tiếp nhận giáo viên ngoại tỉnh

Thủ tục tiếp nhận giáo viên ngoại tỉnh

Thủ tục tiếp nhận giáo viên ngoại tỉnh nêu rõ các bước thực hiện, đồng thời hướng dẫn việc thuyên chuyển cán bộ, công chức và viên chức trong thành phố và tỉnh, thành phố khác. Có thời gian công tác theo sự phân công, hoàn thành nghĩa vụ một cách nghiêm túc, có trách nhiệm. hoatieu.vn xin gửi đến các bạn bài hướng dẫn Thủ tục tiếp nhận giáo viên ngoại tỉnh đầy đủ và chi tiết nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

Thủ tục tiếp nhận giáo viên ngoại tỉnh

Cá nhân (Giáo viên) có nguyện vọng chuyển về gần nơi cư trú, được sự chấp nhận của hiệu trưởng/ đơn vị đồng ý giải quyết cho việc thuyên chuyển thì trường và cá nhân sẽ thực hiện các Thủ tục xét tiếp nhận giáo viên ngoài tỉnh đề nghị chuyển về công tác như sau:

1. Trình tự thực hiện:

Giai đoạn 1:

  • Bước 1: Cá nhân có nhu cầu thuyên chuyển, hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn.
  • Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND quận huyện tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra đầy đủ các loại giấy tờ có liên quan theo quy định (nếu thấy thiếu đề nghị cá nhân bổ sung cho phù hợp).
  • Bước 3: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND quận huyện chuyển hồ sơ đã tiếp nhận gửi về Phòng Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Phòng Nội vụ để thẩm định tham mưu UBND quận, huyện xem xét tiếp nhận theo quy định.
  • Bước 4: Kết quả xét tiếp nhận được chuyển về Sở Nội vụ thành phố (Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả) để thỏa thuận tiếp nhận.
  • Bước 5: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND quận, huyện trả kết quả cho cá nhân (công văn thỏa thuận tiếp nhận của Sở Nội vụ) để về đơn vị cũ làm thủ tục chuyển công tác.

Giai đoạn 2:

  • Bước 1: Cá nhân nộp quyết định chuyển công tác, văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc của đơn vị cũ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND quận, huyện.
  • Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả văn phòng UBND quận, huyện chuyển cho Phòng Nội vụ tham mưu UBND quận, huyện ban hành quyết định tiếp nhận giáo viên.
  • Bước 3: Sau khi phòng Nội vụ trả kết quả, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND quận, huyện trả kết quả cho cá nhân.
  • Bước 4: Cá nhân liên hệ Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện để được tiếp nhận về trường và trình diện để nhận công tác tại đơn vị trường.

2. Cách thức thực hiện:

Hồ sơ nộp trực tiếp và nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND quận, huyện.

3. Thành phần hồ sơ:

  • Đơn đề nghị chuyển công tác (có ý kiến đồng ý của cơ quan quản lý trực tiếp);
  • Văn bản đồng ý cho thuyên chuyển công tác của cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức theo phân cấp quản lý;
  • Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị (mẫu sơ yếu lý lịch 2a-BNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc nội dung như mẫu 2a);
  • Bản sao: Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức;
  • Bản sao: Các loại văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn của ngạch;
  • Bản sao Phiếu đánh giá công chức, viên chức (02 năm liên tục gần nhất);
  • Phiếu khám sức khoẻ của Bệnh viện cấp quận, huyện trở lên (có giá trị trong thời hạn 06 tháng).
  • Các giấy tờ liên quan đến chính sách ưu tiên.

4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5. Thời hạn giải quyết:

- Giai đoạn 1: 30 ngày làm việc. Trong đó:

  • Tại UBND quận, huyện: 20 ngày làm việc.
  • Tại Sở Nội vụ: 10 ngày làm việc.

- Giai đoạn 2: 5 ngày làm việc.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  • Cơ quan trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính: UBND quận, huyện.
  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nội vụ.

8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

  • Giai đoạn 1: Văn bản thỏa thuận tiếp nhận viên chức.
  • Giai đoạn 2: Quyết định tiếp nhận viên chức.

9. Lệ phí: Không có.

10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

  • Đủ điều kiện, tiêu chuẩn tại vị trí việc làm theo Kế hoạch tiếp nhận viên chức.
  • Có thời gian công tác liên tục ít nhất từ 05 năm trở lên đối với Nam, 03 năm trở lên đối với Nữ (tính từ thời điểm có quyết định tuyển dụng đến thời điểm nộp hồ sơ); trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Chủ tịch UBND thành phố.
  • Có đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ, có tuổi đời không quá 45 tuổi; các trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Chủ tịch UBND thành phố nhưng phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 05 năm trước khi đến tuổi nghỉ hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội.
  • Có phẩm chất đạo đức, hoàn thành các nhiệm vụ được giao hoặc có thành tích tại đơn vị cũ và không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  • Luật Viên chức ngày 15/11/2010;
  • Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
  • Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức;

Thủ tục Chuyển và tiếp nhận giáo viên ngoại tỉnh về Hà Nội làm việc

Chủ đề: Chuyển giáo viên ngoại tỉnh về Hà Nội

Câu hỏi: Vợ tôi hiện đang là giáo viên tiểu học đang làm việc tại Bắc Ninh, tôi có hộ khẩu Hà Nội và hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi muốn chuyển công tác cho vợ tôi ra Hà Nội thì cần những thủ tục gì và lưu ý gì?

Trả lời:

Chào bạn, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi cho VnDoc. Về vấn đề này, hoatieu.vn xin trả lời như sau:

Tại Khoản A, Điều V, Chương Hai, Quy định tạm thời về thuyên chuyển giáo viên trong các trường trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (Kèm theo Quyết định số 509 /QĐ - SGD&ĐT ngày 5 tháng 4 năm 2005 của Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội) đã quy định hồ sơ, thủ tục chuyển công tác giáo viên như sau:

A. Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn xin chuyển công tác có ý kiến của thủ trưởng đơn vị (khi đã được trường tiếp nhận đồng ý cần bổ sung thêm: công văn cho đi của Sở Nội vụ nếu từ tỉnh ngoài, của Vụ TCCB nếu từ cơ quan trung ương, của phòng GD&ĐT, UBND quận huyện nếu từ quận huyện).

2. Sơ yếu lí lịch có xác nhận của thủ trưởng đơn vị (có giá trị trong 6 tháng).

3. Giấy khai sinh (bản sao công chứng).

4. Bằng cấp chuyên môn (bản sao công chứng).

5. Các quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm chính thức đối với người tốt nghiệp từ năm 1997 đến nay (bản sao công chứng).

6.

  • Bản thân có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội: nộp hộ khẩu (bản sao công chứng), giấy xác nhận hộ khẩu của công an khu vực.
  • Bản thân không có hộ khẩu thường trú Hà Nội: nộp hộ khẩu sao công chứng của chồng (vợ), bản sao công chứng giấy đăng ký kết hôn, giấy đề nghị nhập hộ khẩu của chủ hộ có ý kiến của công an khu vực.

7. Giấy khám sức khoẻ (do bệnh viện, trung tâm y tế cấp huyện và tương đương trở lên cấp, có giá trị trong 6 tháng).

8. Các giấy tờ khác (bản kiểm điểm quá trình công tác có ý kiến của thủ trưởng đơn vị, kiểm điểm đảng viên (nếu có), sao công chứng quyết định nâng lương gần nhất, sổ BHXH, giấy khen, các chứng chỉ,... ).

B. Số lượng hồ sơ cần nộp:

  • Đối với người thuyên chuyển công tác trong nội bộ Thành phố: nộp 02 bộ (01 bộ nộp cho phòng Tổ chức cán bộ, 01 bộ nộp cho trường tiếp nhận).
  • Đối với người thuyên chuyển công tác từ tỉnh ngoài, cơ quan trung ương: nộp 03 bộ (01 bộ nộp cho phòng Tổ chức cán bộ, 01 bộ nộp cho trường tiếp nhận, 01 bộ chuyển Sở Nội vụ hoặc UBND Thành phố).

Để biết thêm thông tin, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp đến: Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Hoặc liên hệ qua số điện thoại: 043.8261433, 043.9386830.

Địa chỉ: 23 Quang Trung, 81 Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm, Hà Nội,

Email: vanphongso@hanoiedu.vn.

Thông tin gửi đến bạn.

Đánh giá bài viết
1 2.338
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo