Thủ tục điều chỉnh thông tin trên thẻ BHYT

Thủ tục đổi thẻ BHYT do sai thông tin về ngày tháng năm sinh

Có rất nhiều những thắc mắc về việc sai ngày sinh trên thẻ bảo hiểm hay các thông tin khác trên thẻ BHYT bị sai lệch. Vậy Thủ tục đổi thẻ BHYT do sai thông tin về ngày tháng năm sinh như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt rõ hơn về các thủ tục đối với thẻ BHYT.

Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế số 41/2014/TTLT-BYT-BTC

Hưởng lợi khi tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục

Những câu hỏi thường gặp về Thẻ bảo hiểm y tế

Thủ tục điều chỉnh thông tin trên thẻ BHYT

HoaTieu.vn xin giới thiệu tới các bạn các thủ tục điều chỉnh thông tin trên thẻ BHYT qua hai ví dụ sau đây:

Ví dụ 1: Hỏi: Tôi tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng sinh viên. Khi nhận lại thẻ tôi thấy thông tin về ngày tháng năm sinh bị sai. Vậy, tôi phải làm gì trong trường hợp này?

Thủ tục điều chỉnh thông tin trên thẻ BHYT

Trả lời: Căn cứ vào Điều 19 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì:

"1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:

c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

2. Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:

a) Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;

b) Thẻ bảo hiểm y tế.

3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế".

Khoản 4 Điều 29 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định về hồ sơ cấp, đổi lại thẻ BHYT như sau:

"4.1. Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)

b) Thẻ BHYT (trường hợp hỏng hoặc thay đổi thông tin);

c) Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ cấp lại, đổi thẻ BHYT (Mục II, III Phụ lục 03 đối với trường hợp thay đổi thông tin).

4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ."

Như vậy, bạn đang tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng sinh viên mà khi nhận lại thẻ thì thấy bị sai thông tin về ngày tháng năm sinh. Trong trường hợp này bạn sẽ được đổi thẻ bảo hiểm y tế. Bạn phải làm hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn tham gia bảo hiểm y tế để đổi thẻ cho bạn.

Kết hợp quy định tại khoản 4 Điều 29 Quyết định 959/QĐ-BHXH và Phiếu giao nhận hồ sơ 401/...../THU thì hồ sơ (01 bộ) bao gồm:

  • Thẻ bảo hiểm y tế cũ.
  • Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
  • Giấy chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, thẻ sinh viên (bản sao).

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ đổi lại thẻ bảo hiểm y tế cho bạn. Ngoài ra, trong thời gian chờ đổi thẻ, bạn vẫn được hưởng các quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị Lừa (Bình Thuận) hưởng chế độ hưu từ ngày 1/7/1984. Trên quyết định nghỉ hưu ghi bà sinh tháng 1/1940. Bà không có Giấy khai sinh, còn Giấy CMND ghi ngày sinh là 1/2/1940. Thẻ BHYT ghi ngày sinh của bà là 1/1/1940.

Vừa qua, bà Lừa bị mất thẻ BHYT, bà đã đến cơ quan BHXH đề nghị cấp lại thẻ và điều chỉnh ngày sinh theo Giấy CMND. Tuy nhiên, cơ quan BHXH không đồng ý với lý do quyết định hưu trí đã ghi ngày tháng năm sinh của bà là: 1/1940. Bà Lừa hỏi, bà cần thực hiện thủ tục gì để được cấp lại thẻ BHYT với ngày sinh là 1/2/1940?

Về vấn đề này, BHXH tỉnh Bình Thuận đã trả lời như sau:

Căn cứ Quyết định số 144/QĐ/HTMS ngày 5/5/1984 của Ban thường vụ tỉnh ủy Thuận Hải quyết định cho bà Nguyễn Thị Lừa, sinh tháng 1/1940 về nghỉ hưởng trợ cấp hưu trí từ ngày 1/7/1984. Hiện nay, BHXH Bình Thuận thực hiện chi trả trợ cấp lưởng hưu hàng tháng và cấp thẻ BHYT có ngày sinh là 1/1/1940 cho bà Thị Lừa theo quy định.

Về việc yêu cầu điều chỉnh ngày sinh trên thẻ BHYT để khớp đúng với Giấy chứng minh nhân dân, căn cứ Khoản 2, Điều 25 Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016, hồ sơ điều chỉnh thông tin về nhân thân đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng gồm:

  • Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính).
  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc trích lục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
  • Hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do cơ quan BHXH quản lý (cơ quan BHXH cung cấp).

Thủ tục và trình tự cấp lại, đổi thẻ BHYT

1. Bước 1: Người tham gia:

  • Người đang làm việc: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị đang làm việc.
  • Người tham gia BHXH, BHYT tự nguyện: nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH huyện.
  • Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH; người đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

2. Bước 2: Đơn vị sử dụng lao động, Đại lý thu, cơ quan quản lý đối tượng: lập hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

3. Bước 3: Cơ quan BHXH:

  • Nhận hồ sơ, kiểm đếm thành phần và số lượng hồ sơ, nếu đúng, đủ thì viết giấy hẹn, thu phí (đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ do mất, rách, hỏng). Trường hợp hồ sơ chưa đúng, đủ thì ghi rõ lý do và trả lại người tham gia, đơn vị, Đại lý thu.
  • Trả hồ sơ; sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia, đơn vị, Đại lý thu theo thời hạn ghi trên giấy hẹn.

Cách thức thực hiện Nộp và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính: tại cơ quan BHXH, qua giao dịch điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính

Thành phần hồ sơ:

  • Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT - mẫu TK1-TS (Trường hợp thay đổi về nhân thân như họ và tên, tuổi, giới tính.....phải có xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng trong Tờ khai).
  • Hồ sơ liên quan đến thay đổi nhân thân (đối với các trường hợp cấp lại thẻ do thay đổi nhân thân như: Giấy khai sinh bản chính; QĐ điều chỉnh hồ sơ hưởng đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH; Số BHXH đã được cấp lại hoặc được điều chỉnh lại nhân thân trong sổ BHXH nhưng chưa sửa dữ liệu in thẻ)
  • Hồ sơ chứng minh được hưởng quyền lợi cao hơn theo quy định tại Phụ lục kèm theo (đối với trường hợp đổi quyền lợi hưởng)
  • Bản sao công chứng sổ hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp bổ sung mã K1, K2, K3)
  • Thẻ BHYT.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện: Cá nhân, đơn vị sử dụng lao động, đại lý thu

Cơ quan thực hiện: BHXH quận/huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Sổ BHXH, thẻ BHYT, bìa sổ BHXH, tờ rời sổ BHXH

Đánh giá bài viết
1 1.621
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo