Thủ tục đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất

Thủ tục đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất

Thủ tục đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất rất quan trọng, giảm thiểu về rủi ro pháp lý trong lĩnh vực đất đai. Để hạn chế các tranh chấp xảy ra việc đăng kí quyền sử dụng đất là một yếu tố rất quan trọng, là minh chứng cho chủ sở hữu một cách hợp pháp khi các tranh chấp xảy ra.

Đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Mẫu hợp đồng mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất và sở hữu nhà

Điều kiện hợp pháp để thừa kế:

Trình tự, hồ sơ nhận thừa kế quyền sử dụng đất bao gồm:

Những người thừa kế phải tiến hành khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế, nếu không có di chúc, di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người hoặc di chúc không hợp pháp. Nếu những người nhận thừa kế muốn sở hữu chung quyền sử dụng đất, cùng quản lý và sử dụng thì lập văn bản khai nhận di sản, còn muốn quyền sử dụng đất được chia cụ thể cho từng người, mỗi người có quyền sử dụng riêng thì sẽ lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trường hợp có di chúc thì sẽ phân chia theo ý chí của người để lại di chúc. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận phân chia di sản dẫn đến phát sinh tranh chấp thì phải yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản quyền sử dụng đất được thực hiện tại phòng công chứng. Hiện nay, Luật công chứng đã có những quy định cụ thể về việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, công chứng văn bản khai nhận di sản, công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Ngoài ra, những người nhận thừa kế cũng có thể xin chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản nhận thừa kế tại UBND có thẩm quyền.

Văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất (Di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người duy nhất.)

Giấy tờ về quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai).

Nhìn chung, pháp luật quy định trình tự, thủ tục nhận thừa kế quyền sử dụng đất mang tính khái quát cao, song song với đó là việc cho phép các địa phương linh động điều chỉnh trình tự, thủ tục cho phù hợp với thực tế từng nơi. Thừa kế quyền sử dụng đất là hành vi pháp lý đơn phương lại thường xuyên xảy ra nên các quy định có phần tương đối ổn định, thuận lợi cho việc áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, với việc thực hiện cải cách thủ hành chính theo cơ chế một cửa đã và đang tạo điều kiện cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách nhanh chóng, có hiệu quả.

Đánh giá bài viết
2 1.857
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo