Thủ tục cấp lại đăng ký kinh doanh do bị mất, cháy, hỏng

Giấy phép kinh doanh là điều kiện cần và đủ để cho cá nhân/tổ chức hoạt động trong một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhất định được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp. Sau đây là Thủ tục cấp lại đăng ký kinh doanh do bị mất, cháy, hỏng.

1. Thủ tục xin cấp lại giấy đăng ký kinh doanh do báo hỏng, mất, cháy

Theo điều 58 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định rõ về trường hợp cấp lại này. Cụ thể, doanh nghiệp có nhu cầu xin lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do bị mất dưới nhiều hình thức. Doanh nghiệp sẽ cần tiến hành các thủ tục dưới đây:

Điền thông tin vào văn bản đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh. Văn bản yêu cầu có chữ ký và con dấu xác nhận của người đại diện pháp luật doanh nghiệp, công ty.

Tiếp đó, doanh nghiệp thực hiện gửi lại văn bản đề nghị trên đến phòng Kinh doanh của địa phương. Nơi mà doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục cấp phép đăng ký kinh doanh trước đó.

Thời gian sau 3 ngày từ khi nhận đơn đề nghị. Phòng Đăng ký Kinh doanh sẽ thực hiện xem xét cấp lại giấy phép trên. Sẽ có thông báo tới doanh nghiệp đến lấy lại giấy đã cấp phép.

Thủ tục xin cấp lại giấy đăng ký kinh doanh

2. Hồ sơ xin cấp lại giấy ĐKKD bao gồm những gì?

  • Giấy đề nghị cấp lại giấy ĐKKD
  • Bản sao chứng nhận ĐKKD đã được cấp lúc trước.
  • Biên bản họp cổ đông/HĐQT có thông báo về việc mất, hư hỏng giấy chứng nhận gốc
  • Bản sao CMND hộ chiếu của cổ đông/chủ sở hữu

3. Lệ phí xin cấp lại giấy đăng ký kinh doanh

Quy định về lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lại có trong thông tư 47/2019/TT-BTC.

Doanh nghiệp đóng lệ phí ngay khi nộp hồ sơ cấp lại giấy phép kinh doanh. Nộp trực tiếp tại phòng ĐKKD hoặc chuyển tài khoản, thanh toán điện tử.

  • Phí cấp lại: 200.000đ
  • Phí đăng công bố: 260.000đ

4. Lưu ý khi làm thủ tục cấp lại giấy ĐKKD

Giấy phép này có tầm quan trọng rất lớn đến hoạt động doanh nghiệp. Ngay khi phát hiện bị thất lạc, mất, hư hỏng, doanh nghiệp cần thực hiện làm thủ tục ngay.

Người đại diện pháp luật đến lấy giấy đăng ký cấp lại cần mang theo bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu. Nếu không phải người đại diện pháp luật đến lấy thì cần phải có giấy ủy quyền nhận. Thủ tục xin cấp lại giấy ĐKKD trên áp dụng với mọi chi nhánh, văn phòng đại diện.

Quan trọng nhất là phần khai lý do cấp phép. Điền thông tin cấp phép thật đầy đủ chính xác các thông tin.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 87
0 Bình luận
Sắp xếp theo