Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông như thế nào? Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông? Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh gồm những gì? Để trả lời được những thắc mắc này, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

1. Căn cứ pháp lý

Luật viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009

Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông;

Thông tư số 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/05/2013 của Bộ TTTT hướng dẫn cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

2. Hồ sơ

*Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Giấy chứng nhận đầu tư

- Điều lệ của doanh nghiệp;

- Kế hoạch kinh doanh trong 5 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép

- Kế hoạch kỹ thuật trong 5 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép

- Văn bản xác nhận vốn pháp định

- Cam kết thực hiện giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng

Số lượng hồ sơ: 5 bộ (1 bộ bản gốc và 4 bộ bản sao)

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

3. Trình tự, thủ tục

– Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đến Cục Viễn thông. (Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông).

– Cục Viễn thông tiếp nhận và xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp.

– Cục Viễn thông kiểm tra và thông báo cho doanh nghiệp biết về tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 5 năm ngày làm việc.

– Trong thời hạn thẩm định hồ sơ, Cục Viễn thông có quyền gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ, giải trình trực tiếp nếu hồ sơ không cung cấp đủ thông tin.

– Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ, giải trình, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ bổ sung, giải trình trực tiếp cho Cục Viễn thông.

Nếu kết thúc thời hạn nộp hồ sơ bổ sung, giải trình trực tiếp, doanh nghiệp không nộp hồ sơ bổ sung, không giải trình và không có văn bản đề nghị lùi thời hạn nộp bổ sung hoặc giải trình trực tiếp thì coi như doanh nghiệp từ bỏ nộp hồ sơ. Việc tiếp nhận hồ sơ nộp sau khi hết hạn được xét như tiếp nhận hồ sơ mới.

– Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Viễn thông xem xét, thẩm định hồ sơ và xét cấp phép hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp phép cho doanh nghiệp.

Trường hợp từ chối, Cục Viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho doanh nghiệp biết.

4. Thời hạn giải quyết

45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

5. Cơ quan thực hiện

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp phép theo quy định:

+ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện)

+ Cục Viễn thông cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông khác ngoài các trường hợp do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Viễn thông

Đánh giá bài viết
1 57
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo