Thủ tục cấp giấy phép di dời công trình

Thủ tục cấp giấy phép di dời công trình

Thủ tục cấp giấy phép di dời công trình như thế nào? Hồ sơ bao gồm những giấy tờ gì? Lệ phí phải nộp là bao nhiêu? hoatieu.vn xin gửi tới bạn cách thức thực hiện, yêu cầu hồ sơ, điều kiện thủ tục hành chính để được cấp giấy phép di dời công trình. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết thủ tục cấp giấy phép di dời công trình tại đây.

Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng công trình theo tuyến trong đô thị

Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng công trình không theo tuyến

Thủ tục cấp giấy phép xây dựng

Thủ tục cấp giấy phép di dời công trình

1. Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

+ Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Văn phòng Ban Quản lý Khu Nam (Địa chỉ: số 9 – 11, đường Tân Phú, phường Tân Phú, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh; Thời gian: sáng từ 08 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút, chiều từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút, từ thứ Hai đến thứ Sáu).

Khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Văn phòng Ban Quản lý Khu Nam sẽ kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì giao Biên nhận hồ sơ cho người nộp.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Văn phòng Ban Quản lý Khu Nam (thời gian: 30 ngày).

Lưu ý: Người nộp và nhận kết quả hồ sơ phải là chủ đầu tư công trình hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục (có công chứng).

2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp nộp tại trụ sở Ban Quản lý Khu Nam.

3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình theo mẫu. Số lượng: 01 bản chính.
  • Bản sao được công chứng hoặc chứng thực các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Công văn số 3208/UBND-ĐTMT ngày 28/6/2013 của UBND thành phố kèm bản đồ hiện trạng vị trí khu đất nơi công trình đang tồn tại và nơi công trình sẽ di dời tới và giấy tờ hợp pháp về sở hữu công trình. Số lượng: 01 bản.
  • Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có) hoặc bản vẽ thiết kế thực trạng công trình được di dời, tỷ lệ 1/50 -1/200.
  • Bản vẽ tổng mặt bằng, nơi công trình sẽ được di dời tới, tỷ lệ 1/50 - 1/500.
  • Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200, mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 tại địa điểm công trình sẽ di dời tới.
  • Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình.

Phương án di dời gồm:

+ Phần thuyết minh: Nêu được hiện trạng công trình và hiện trạng khu vực công trình sẽ được di dời tới; các giải pháp di dời, phương án bố trí sử dụng xe máy, thiết bị, nhân lực; các giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình, người, máy móc, thiết bị và các công trình lân cận; bảo đảm vệ sinh môi trường; tiến độ di dời. Phương án di dời phải do đơn vị, cá nhân có điều kiện năng lực thực hiện;

+ Phần bản vẽ biện pháp thi công di dời công trình.

4. Thời hạn giải quyết:

Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  • Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu Nam.
  • Cơ quan phối hợp (nếu có): các sở - ngành liên quan.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép di dời công trình kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của Ban Quản lý Khu Nam hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.

8. Lệ phí: 100.000 đồng VN (theo quy định tại Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình (đính kèm theo thủ tục).

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  • Luật Xây dựng ngày 18/06/2014.
  • Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng;
  • Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng;
  • Nghị định 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí;
  • Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 04 tháng 08 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Văn bản số 3208/UBND-ĐTMT ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được xem xét cấp giấy phép xây dựng trong thời gian chờ hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và lùi thời điểm áp dụng các điều kiện cấp phép xây dựng.
Đánh giá bài viết
1 111
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo