Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư số 01,02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT

Dự kiến bỏ nhiều quy định làm khó giáo viên khi thăng hạng xếp lương

Ngày 20-5, Bộ Giáo dục và đào tạo công bố dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung các thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên.

Theo đó, dự thảo này đã sửa đổi bổ sung nhiều nội dung được quy định trước đó được điều chỉnh theo hướng lược bỏ vì không hợp lý và để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên mầm non, phổ thông.

Sau đây là một số nội dung đáng chú ý được ban hành tại dự thảo này, mời các bạn cùng theo dõi.

Để xem nội dung toàn văn dự thảo, mời các bạn sử dụng file tải về.

Điểm mới trong dự thảo bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương giáo viên

Có 5 điểm mới nổi bật trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung các thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông đã được Bộ GDĐT công bố để lấy ý kiến dư luận.

Thứ nhất, bỏ quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo hạng.

Theo quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên mầm non, phổ thông ở từng hạng chức danh nghề nghiệp tại Thông tư 01 đến 04, giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo từng hạng và tương ứng với cấp học đang giảng dạy.

Tuy nhiên, ngày 18.10.2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10.12.2021) và điều chỉnh quy định về chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành như sau: Mỗi chuyên ngành có 1 chương trình, thời gian thực hiện tối đa là 6 tuần. Như vậy, từ ngày 10.12.2021, quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo từng hạng tại các Thông tư cũ không còn phù hợp.

Dự thảo mới chỉ quy định giáo viên chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chung. Giáo viên đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của cấp học đang giảng dạy trước ngày chương trình bồi dưỡng mới (triển khai Nghị định số 89/2021/NĐ-CP) có hiệu lực thi hành thì không phải bổ sung chứng chỉ theo quy định mới.

Giáo viên mới tuyển dụng và giáo viên đã được bổ nhiệm nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phù hợp với cấp học đang giảng dạy sẽ được cử tham gia khóa bồi dưỡng và lấy chứng chỉ trong một khoảng thời gian xác định để bảo đảm đạt các tiêu chuẩn về đào tạo, bồi dưỡng theo quy định. Khi chuyển từ hạng chức danh nghề nghiệp cũ sang hạng chức danh nghề nghiệp mới không yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Thứ hai, dự kiến bỏ quy định tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông ở từng hạng chức danh nghề nghiệp. Nếu như tại Thông tư 01 đến 04, về đạo đức nghề nghiệp giáo viên được phân chia theo hạng thì nay quy định mới dự kiến sẽ bỏ nội dung này.

Thứ ba, không yêu cầu giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có trình độ thạc sĩ. Theo quy định tại Thông tư số 02,03/2021/TT-BGDĐT ngày 2.2.2021 của Bộ GDĐT, giáo viên Tiểu học, THCS hạng I phải có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên Tiểu học/THCS hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.

Do đó, khi rà soát, Bộ GDĐT thấy rằng, với yêu cầu giảng dạy, cung cấp các kiến thức cơ bản và nền tảng ở bậc Tiểu học và THCS, việc quy định giáo viên hạng I ở các bậc này phải có trình độ thạc sĩ là không cần thiết.

Thứ tư, giáo viên được xếp lương tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm. Khi rà soát, xây dựng Thông tư sửa đổi, Bộ GDĐT đã nghiên cứu các phương án bổ nhiệm, xếp lương để khắc phục vướng mắc trong Thông tư 01 đến 04.

Dự thảo đề xuất vẫn giữ nguyên quy định giáo viên được bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp nào thì được xếp lương theo hạng đó như hiện hành để bảo đảm tuân thủ đúng nguyên tắc xếp lương tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:

Khi bổ nhiệm từ hạng cũ sang hạng mới tương ứng chỉ xét 2 tiêu chuẩn: trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề; không yêu cầu giáo viên phải có minh chứng của các tiêu chuẩn khác.

Trường hợp giáo viên chưa đạt tiêu chuẩn của hạng tương ứng (trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng) thì giữ nguyên mã số, hệ số lương hiện hưởng, không bổ nhiệm hạng thấp hơn liền kề.

Đối với giáo viên phổ thông, giữ nguyên thời gian giữ hạng III là từ 9 năm trở lên. Đối với giáo viên mầm non, điều chỉnh thời gian giữ hạng III từ 9 năm thành 3 năm trở lên, điều chỉnh thời gian giữ hạng II từ 6 năm thành 9 năm trở lên.

Thứ năm, giáo viên mầm non, phổ thông không cần nộp minh chứng đã thực hiện công việc của hạng khi thực hiện bổ nhiệm từ hạng chức danh nghề nghiệp cũ sang hạng chức danh nghề nghiệp mới.

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Giáo dục đào tạo được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Người ký:
Số hiệu:Lĩnh vực:Đang cập nhật
Ngày ban hành:Ngày hiệu lực:Đang cập nhật
Loại văn bản:Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đánh giá bài viết
3 8.845
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyễn Thị Thu Lan
    Nguyễn Thị Thu Lan

    Xin hỏi dự thảo sửa đổi thông thư 01,02,03,04 bao giờ mới thực thi?

    Thích Phản hồi 01/03/23
    • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
      Ban Quản Trị HoaTieu.vn

      Dự thảo vẫn đang trong quá trình xem xét, nhận góp ý và sửa đổi bổ sung phù hợp, khi nào được chính thức thì sẽ ban hành theo Thông tư bạn ạ.

      Thích Phản hồi 01/03/23
    • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
      Ban Quản Trị HoaTieu.vn

      Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi thông tư 01, 02, 03, 04 có hiệu lực thi hành từ ngày 30/5/2023 nhé bạn.

      Thích Phản hồi 10:56 20/04