Thông tư 19/2011/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước

Thông tư 19/2011/TT-BTC - Quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước

Thông tư 19/2011/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước có hiệu lực ngày 01/04/2011, do Bộ Tài chính ban hành, quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến quyết toán các dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước như vốn Ngân sách, Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, Trái phiếu Chính phủ......

Nghị định quy định về bồi thường tái định cư số 47/2014/NĐ-CP

Thông tư 19/2015/TT-NHNN quy định hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng nhà nước Việt Nam

Luật Ngân sách nhà nước 2015 số 83/2015/QH13

Thông tư 19/2011/TT-BTC đã HẾT HIỆU LỰC TỪ NGÀY 05/03/2016, ĐƯỢC THAY THẾ BỞI Thông tư 09/2016/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH

___________

Số 19/2011/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________

Hà Nội, ngày 14 tháng 2 năm 2011

THÔNG TƯ
Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước

___________________

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các Nghị định: số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000, số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước như sau:

Phần I -

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

1. Các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước, bao gồm: Vốn Ngân sách Nhà nước, vốn Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn Trái phiếu (Chính phủ, Chính quyền địa phương), vốn Tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn Đầu tư phát triển của các Tổng công ty Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, sau khi hoàn thành (hoặc bị ngừng thực hiện vĩnh viễn) phải quyết toán theo quy định của Thông tư này.

2. Các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định đầu tư và dự án do cấp có thẩm quyền giao Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn làm chủ đầu tư thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc xã, phường, thị trấn; không áp dụng Thông tư này.

Điều 2. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều chỉnh) theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 3. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án; giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: tài sản cố định, tài sản lưu động; đồng thời phải đảm bảo đúng nội dung, thời gian lập theo quy định.

Điều 4. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, các chương trình dự án gồm nhiều dự án thành phần hoặc tiểu dự án độc lập sử dụng (có quyết định phê duyệt dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình riêng biệt) thì mỗi dự án thành phần hoặc tiểu dự án độc lập được thực hiện quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán như một dự án đầu tư độc lập theo quy định tại Thông tư này. Sau khi toàn bộ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, chương trình dự án hoàn thành, chủ đầu tư (hoặc chủ quản đầu tư trong trường hợp có nhiều chủ đầu tư các dự án thành phần) tổng hợp kết quả quyết toán toàn bộ dự án báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt; không phải kiểm toán quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán lại các dự án thành phần hoặc tiểu dự án đã được thẩm tra và phê duyệt theo quy định.

Điều 5. Đối với các dự án có nhiều hạng mục công trình, tùy theo quy mô, tính chất và thời hạn xây dựng công trình, chủ đầu tư có thể thực hiện quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng cho từng hạng mục công trình hoặc từng gói thầu độc lập ngay sau khi hạng mục công trình, gói thầu độc lập hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của người quyết định đầu tư. Giá trị đề nghị quyết toán của hạng mục công trình bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị, các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hạng mục đó. Sau khi toàn bộ dự án hoàn thành, chủ đầu tư tổng quyết toán toàn bộ dự án và xác định mức phân bổ chi phí chung của dự án cho từng hạng mục công trình thuộc dự án trình người có thẩm quyền phê duyệt; không thẩm tra lại đối với các hạng mục công trình, gói thầu độc lập đã được thẩm tra và phê duyệt theo quy định.

Điều 6. Đối với các dự án đầu tư có sử dụng vốn nước ngoài (vốn vay, vốn viện trợ từ các Chính phủ, tổ chức, cá nhân người nước ngoài) khi hoàn thành phải thực hiện quyết toán theo quy định của Thông tư này và các quy định liên quan của Điều ước quốc tế (nếu có).

Điều 7. Đối với một chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có thể bao gồm cả nội dung đầu tư xây dựng công trình và nội dung hỗ trợ kỹ thuật, thực hiện quyết toán như sau:

- Trường hợp chi phí đầu tư xây dựng công trình chiếm tỷ lệ lớn hơn 50% tổng giá trị vốn ODA, thực hiện quyết toán theo quy định tại Thông tư này;

- Trường hợp chi phí đầu tư xây dựng công trình chiếm tỷ lệ nhỏ hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị vốn ODA, thực hiện quyết toán theo quy định cụ thể của chế độ kế toán đối với đơn vị hành chính, sự nghiệp. Trong trường hợp này, nếu có tiểu dự án xây dựng công trình hoặc hợp phần xây dựng công trình được quyết toán độc lập thì thực hiện quyết toán theo quy định tại Thông tư này.

Điều 8. Đối với dự án của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, dự án có yêu cầu cơ mật thuộc an ninh quốc phòng, dự án mua sở hữu bản quyền, việc quyết toán dự án hoàn thành được thực hiện theo quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề xuất và kiến nghị của cơ quan có dự án.

Điều 9. Thông qua công tác quyết toán dự án hoàn thành nhằm đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại; xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay, kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; đồng thời qua đó rút kinh nghiệm nhằm không ngừng hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư trong cả nước.

Phần II –

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 10. Nội dung báo cáo quyết toán

1. Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án là giá trị thực tế đã thanh toán qua cơ quan kiểm soát cấp vốn, thanh toán, cho vay tính đến ngày khoá sổ lập báo cáo quyết toán (chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư).

2. Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán chi tiết theo cơ cấu: xây dựng, thiết bị, bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác; chi tiết theo hạng mục, theo gói thầu hoặc khoản mục chi phí đầu tư.

3. Xác định chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư.

4. Xác định số lượng và giá trị tài sản hình thành qua đầu tư của dự án, công trình hoặc hạng mục công trình; chi tiết theo nhóm, loại tài sản cố định, tài sản lưu động theo chi phí thực tế. Đối với các dự án hoặc công trình độc lập đưa vào khai thác, sử dụng có thời gian thực hiện đầu tư lớn hơn 36 tháng tính từ ngày khởi công đến ngày nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác sử dụng, trường hợp cần thiết người phê duyệt quyết toán quyết định việc thực hiện quy đổi vốn đầu tư về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.

- Việc phân bổ chi phí khác cho từng tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc: chi phí trực tiếp liên quan đến tài sản cố định nào thì tính cho tài sản cố định đó; chi phí chung liên quan đến nhiều tài sản cố định thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng tài sản cố định so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ tài sản cố định.

- Trường hợp tài sản được bàn giao cho nhiều đơn vị sử dụng phải xác định đầy đủ danh mục và giá trị của tài sản bàn giao cho từng đơn vị.

Đánh giá bài viết
1 8.009
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo