Thông tư quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa số 75/2014/TT-BGTVT

Thông tư quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa số 75/2014/TT-BGTVT được Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 19/12/2014. Thông tư này uy định về thủ tục đăng ký phương tiện thủy nội địa và việc tổ chức đăng ký phương tiện thủy nội địa, áp dụng với tổ chức, cá nhân có liên quan đến đăng ký phương tiện thủy nội địa.

Hướng dẫn đăng ký phương tiện thủy nội địa

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 75/2014/TT-BGTVTHà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về thủ tục đăng ký phương tiện thủy nội địa và việc tổ chức đăng ký phương tiện thủy nội địa.

2. Thông tư này áp dụng với tổ chức, cá nhân có liên quan đến đăng ký phương tiện thủy nội địa.

3. Phương tiện thủy nội địa của tổ chức, cá nhân đưa vào hoạt động trên đường thủy nội địa phải được đăng ký theo quy định tại Thông tư này, trừ phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoặc bè.

4. Thông tư này không áp dụng đối với việc đăng ký các loại phương tiện sau đây:

a) Phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

b) Tàu cá;

c) Tàu, thuyền thể thao và vui chơi giải trí.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tàu cá là phương tiện chuyên dùng để khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản.

2. Tàu, thuyền thể thao và vui chơi giải trí là phương tiện chuyên dùng để luyện tập, thi đấu thể thao và vui chơi giải trí.

3. Chủ phương tiện là tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện.

4. Thay đổi tính năng kỹ thuật của phương tiện là việc thay đổi kết cấu, kích thước, công suất, trọng tải hoặc công dụng và vùng hoạt động của phương tiện.

5. Phương tiện chưa khai thác là phương tiện được đóng mới hoặc nhập khẩu nhưng chưa được đưa vào khai thác trên đường thủy nội địa.

ĐĂNG KÝ PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Điều 3. Đăng ký phương tiện

1. Phương tiện có đủ hồ sơ theo quy định sẽ được cơ quan đăng ký phương tiện có thẩm quyền quy định tại Điều 8 Thông tư này đăng ký vào Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa và cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa.

2. Trường hợp chủ phương tiện là cá nhân chưa có hộ khẩu thường trú nhưng có đăng ký tạm trú tại địa phương thì việc đăng ký phương tiện được thực hiện như trường hợp có hộ khẩu đăng ký thường trú.

3. Phương tiện phải được đăng ký lại trong các trường hợp sau:

a) Chuyển quyền sở hữu;

b) Thay đổi tên, tính năng kỹ thuật;

c) Trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú của chủ phương tiện chuyển sang đơn vị hành chính cấp tỉnh khác;

d) Chuyển từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa.

4. Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa.

a) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 1 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa bị mất, hỏng được cấp lại khi có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

Điều 4. Xóa đăng ký phương tiện

Xóa đăng ký phương tiện được áp dụng trong các trường hợp sau:

1. Phương tiện bị mất tích.

2. Phương tiện bị phá hủy.

3. Phương tiện không còn khả năng phục hồi.

4. Chuyển quyền sở hữu phương tiện.

5. Thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện.

6. Theo đề nghị của chủ phương tiện.

Điều 5. Tên của phương tiện

1. Ngoài số đăng ký phương tiện do cơ quan đăng ký phương tiện cấp, phương tiện có thể có tên riêng.

2. Tên của phương tiện do chủ phương tiện đặt nhưng không được trùng với tên phương tiện thủy nội địa đã đăng ký trong Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa của cơ quan đăng ký phương tiện. Trường hợp lấy tên nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử Việt Nam để đặt tên phương tiện, chủ phương tiện phải tuân theo quy định của pháp luật về văn hóa.

Điều 6. Số đăng ký và kẻ số đăng ký trên phương tiện

1. Số đăng ký của phương tiện bao gồm 2 nhóm, nhóm chữ và nhóm số.

a) Nhóm chữ: Gồm các chữ cái theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Nhóm số: Gồm 04 số được đánh thứ tự từ 0001 đến 9999; những địa phương có số lượng trên 10.000 phương tiện được dùng nhóm số gồm 05 số sau khi đã sử dụng hết nhóm số gồm 04 số; nhóm số được kẻ phía sau các chữ cái theo quy định tại

Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Kích thước chữ và số kẻ trên phương tiện được quy định như sau:

a) Chiều cao tối thiểu: 200 mm;

b) Chiều rộng nét tối thiểu: 30 mm;

c) Khoảng cách giữa các chữ hoặc số: 30 mm.

3. Màu của chữ và số đăng ký khi kẻ phải khác với màu nền nơi kẻ.

4. Vị trí kẻ số đăng ký của phương tiện:

a) Số đăng ký của phương tiện phải được kẻ ở nơi không bị che khuất tại bên trái, bên phải và phía trước cabin của phương tiện;

b) Trường hợp phương tiện không có cabin thì kẻ tại phần mạn khô ở hai bên mũi của phương tiện;

c) Trường hợp phương tiện không có cabin mà chiều cao mạn khô không đủ để kẻ số đăng ký theo quy định, cho phép thu nhỏ kích thước khi kẻ nhưng phải kẻ tại nơi dễ nhìn nhất;

d) Trường hợp phương tiện chở khách có sức chở trên 12 người, ngoài việc kẻ số đăng ký còn phải niêm yết cả số lượng người được phép chở ở phía trên số đăng ký của phương tiện.

BỘ TRƯỞNG

Đinh La Thăng

Đánh giá bài viết
1 1.739
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo