Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTP-BTC-TTCP trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong quản lý hành chính

Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTP-BTC-TTCP - Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong quản lý hành chính

Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính - Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành.

Quyết định 2351/QĐ-TCT về tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuế theo cơ chế một cửa

Quyết định 1858/QĐ-LĐTBXH về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực lao động, tiền lương

Quyết định 5384/QĐ-BYT về kế hoạch cải cách hành chính Bộ Y tế giai đoạn 2016-2020

BỘ TƯ PHÁP - BỘ TÀI CHÍNH - THANH TRA CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 18/2015/TTLT-BTP-BTC-TTCPHà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 35/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 83/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.

Chương I

XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

Điều 1. Thời điểm xác định quyền yêu cầu bồi thường

Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc giải quyết bồi thường kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật.

Điều 2. Thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường

Thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây gọi tắt là Luật) là những khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự làm cho người bị thiệt hại không thể yêu cầu bồi thường trong phạm vi thời hiệu;

2. Người bị thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chưa có người đại diện theo quy định của pháp luật;

3. Người bị thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đã có người đại diện nhưng người đại diện đã chết hoặc theo quy định của pháp luật họ không thể tiếp tục là người đại diện cho người bị thiệt hại.

Điều 3. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật

Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật là các văn bản đã có hiệu lực pháp luật sau đây:

1. Quyết định thu hồi, hủy bỏ, thay thế, sửa đổi quyết định hành chính do quyết định đó được ban hành trái pháp luật;

2. Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại;

3. Kết luận nội dung tố cáo của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo;

4. Kết luận thanh tra giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thanh tra;

5. Bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật;

6. Bản án, quyết định của Tòa án về việc giải quyết vụ án dân sự đã có hiệu lực pháp luật tuyên hủy quyết định hành chính;

7. Bản án, quyết định của Tòa án về việc giải quyết vụ án hình sự xác định người thi hành công vụ có hành vi phạm tội trong khi thi hành công vụ mà tại Bản án, quyết định đó chưa xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của người thi hành công vụ gây ra trong khi thi hành công vụ.

Điều 4. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính

1. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính chỉ phát sinh khi có đủ các căn cứ sau đây:

a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật;

b) Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13 của Luật;

c) Có thiệt hại thực tế xảy ra;

d) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.

2. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi trong việc để xảy ra thiệt hại được xác định như sau:

a) Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại;

b) Trường hợp người bị thiệt hại cũng có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì Nhà nước chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại gây ra. Việc xác định thiệt hại được bồi thường sau khi trừ đi phần thiệt hại do lỗi của người bị thiệt hại gây ra được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 5. Xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường

1. Việc xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường trong một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:

a) Áp dụng các biện pháp được quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 13 của Luật là việc người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật và gây ra thiệt hại khi ra quyết định áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp đó;

b) Nhà nước có trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại gây ra cho người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại là công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng hoặc tương đương trở xuống bị xử lý kỷ luật với hình thức buộc thôi việc;

c) Các trường hợp được bồi thường khác do pháp luật quy định tại khoản 12 Điều 13 của Luật là các trường hợp được bồi thường khác được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật và văn bản đó có hiệu lực sau ngày 01 tháng 01 năm 2010.

2. Giấy tờ có giá trị như giấy phép quy định tại khoản 5 và khoản 11 Điều 13 của Luật bao gồm: văn bản xác nhận, chấp thuận, phê duyệt; chứng chỉ hành nghề; giấy chứng nhận và các loại giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Đánh giá bài viết
1 859
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo