Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về công tác y tế trường học

Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về công tác y tế trường học

Thông tư liên tịch 13/2016/BYT-BGDĐT quy định trường học phải có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non cần có các trang bị, dụng cụ chuyên môn và thuốc thiết yếu phù hợp với lứa tuổi. Mời các bạn tham khảo nội dung.

Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định đánh giá học sinh tiểu học kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT

Những điểm mới trong Thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học

Thông tư quy định các nội dung đánh giá công tác y tế tại các trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở

Thông tư liên tịch số 01-2012/TTLT-BYT-BTC về hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế

Công văn 4669/BGDĐT-GDTrH về đánh giá học sinh THCS theo mô hình trường học mới

BỘ Y TẾ - BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2016

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học;

Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư liên tịch quy định về công tác y tế trường học.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư liên tịch này quy định về công tác y tế trường học, bao gồm: quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường học tập, chăm sóc y tế có liên quan tới sức khỏe của học sinh trong trường học.

2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non; trường tiểu học; trường trung học cơ sở; trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; trường chuyên biệt không bao gồm trường dành cho người tàn tật, khuyết tật và trường giáo dưỡng (sau đây gọi tắt là trường học); cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư liên tịch này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vệ sinh trường học là các điều kiện bảo đảm về môi trường, cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị, chế độ vệ sinh dạy học, học tập, tập luyện thể dục, thể thao và chăm sóc sức khỏe trong các trường học.

2. Bệnh, tật học đường là những bệnh, tật học sinh mắc phải có liên quan đến điều kiện vệ sinh trường học không bảo đảm.

Điều 3. Kinh phí thực hiện

1. Nguồn kinh phí thực hiện công tác y tế trường học bao gồm:

a) Nguồn kinh phí sự nghiệp y tế, giáo dục và đào tạo hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành của các đơn vị;

b) Nguồn bảo hiểm y tế học sinh theo quy định hiện hành;

c) Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác.

2. Kinh phí thực hiện cho công tác y tế trường học phải được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện công tác y tế trường học được áp dụng theo các quy định hiện hành.

Chương II

NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC

Điều 4. Bảo đảm các điều kiện về phòng học, bàn ghế, bảng viết, chiếu sáng, đồ chơi trong trường học

1. Phòng học

a) Đối với cơ sở giáo dục mầm non: đáp ứng yêu cầu thiết kế áp dụng theo tiêu chuẩn quy định tại mục 5.2 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3907: 2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia (sau đây gọi tắt là Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN);

b) Đối với trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trong trường chuyên biệt: đáp ứng yêu cầu thiết kế áp dụng theo tiêu chuẩn quy định tại mục 5.2 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 8793: 2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN;

c) Đối với trường trung học cơ sở; trường trung học phổ thông; lớp trung học cơ sở, lớp trung học phổ thông trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trong trường chuyên biệt: đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại mục 5.2 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 8794: 2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN.

2. Bàn ghế

a) Đối với cơ sở giáo dục mầm non: kích thước bàn ghế áp dụng theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1993) Bàn ghế học sinh mẫu giáo - Yêu cầu chung;

b) Đối với trường tiểu học; trường trung học cơ sở; trường trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều cấp học; trường chuyên biệt: kích thước bàn ghế áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16 tháng 6 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông.

3. Bảng phòng học đối với cấp học phổ thông

a) Các phòng học phải trang bị bảng chống lóa; có màu xanh lá cây hoặc màu đen (nếu viết bằng phấn trắng), màu trắng (nếu viết bằng bút dạ);

b) Chiều rộng của bảng từ 1,2m - 1,5m, chiều dài bảng từ 2,0m - 3,2m;

c) Bảng treo ở giữa tường, mép dưới bảng cách nền phòng học từ 0,65m - 0,80m đối với trường tiểu học và từ 0,8m - 1,0m đối với trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, khoảng cách tới mép bàn học sinh đầu tiên không nhỏ hơn 1,8m.

4. Chiếu sáng

a) Đối với cơ sở giáo dục mầm mon: yêu cầu thiết kế áp dụng theo quy định tại mục 6.2 của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3907:2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN;

b) Đối với trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trong trường chuyên biệt: yêu cầu thiết kế áp dụng theo quy định tại mục 6.2 của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 8793:2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN;

c) Đối với trường trung học cơ sở; trường trung học phổ thông; lớp trung học cơ sở, lớp trung học phổ thông trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trong trường chuyên biệt: yêu cầu thiết kế áp dụng theo quy định tại mục 6.2 của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 8794:2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN.

5. Đồ chơi cho trẻ em trong trường học

Đồ chơi cho trẻ em ở các trường học phải bảo đảm theo quy định tại Thông tư số 16/2011/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc trang bị, quản lý, sử dụng đồ chơi trẻ em trong nhà trường.

Điều 5. Bảo đảm các điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường trong trường học

1. Bảo đảm nước uống, nước sinh hoạt

a) Trường học cung cấp đủ nước uống cho học sinh, tối thiểu 0,5 lít về mùa hè, 0,3 lít về mùa đông cho một học sinh trong một buổi học;

b) Trường học cung cấp đủ nước sinh hoạt cho học sinh, tối thiểu 4 lít cho một học sinh trong một buổi học; nếu dùng hệ thống cấp nước bằng đường ống thì mỗi vòi sử dụng tối đa cho 200 học sinh trong một buổi học;

c) Trường học có học sinh nội trú cung cấp đủ nước ăn uống và sinh hoạt, tối thiểu 100 lít cho một học sinh trong 24 giờ;

d) Các trường học sử dụng nguồn nước từ các cơ sở đủ điều kiện cung cấp nước ăn uống và nước sinh hoạt. Trường hợp trường học tự cung cấp nguồn nước thì chất lượng phải bảo đảm tiêu chuẩn về nước ăn uống theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống; về nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 6 -1:2010/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 34/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai; về nước sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 02:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.

2. Công trình vệ sinh

a) Về thiết kế:

- Đối với cơ sở giáo dục mầm non: yêu cầu thiết kế áp dụng theo tiêu chuẩn quy định tại mục 5.2.7 và mục 5.5.8 của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3907:2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN;

- Đối với trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trong trường chuyên biệt: yêu cầu thiết kế áp dụng theo tiêu chuẩn quy định tại mục 5.6.1, mục 5.6.2 và mục 5.6.3 của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 8793:2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN;

- Đối với trường trung học cơ sở; trường trung học phổ thông; lớp trung học cơ sở, lớp trung học phổ thông trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trong trường chuyên biệt: yêu cầu thiết kế áp dụng theo quy định tại mục 5.6 của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 8794:2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN.

b) Về điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh nhà tiêu: áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01:2011/BYT) theo Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh;

c) Trường học phải có chỗ rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.

Đánh giá bài viết
5 21.223
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo