Thông tư hướng dẫn bảo vệ môi trường trong phát triển hạ tầng giao thông số 32/2015/TT-BGTVT

Quy định vệ bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

Thông tư số 32/2015/TT-BGTVT quy định vệ bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Thông tư này được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định, xét theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Môi trường, và áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Thông tư 32/2015/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 10 tháng 9 năm 2015, thay thế Thông tư số 09/2010/TT-BGTVT ngày 06 tháng 4 năm 2010.

Thông tư về đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường số 27/2015/TT-BTNMT

Thông tư quy định về bảo vệ môi trường trong sử dụng dung dịch khoan số 22/2015/TT-BTNMT

Thông tư quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đơn giản số 26/2015/TT-BTNMT

Thông tư số 218/2010/TT-BTC

BỘ GIAO THÔNG
VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 32/2015/TT-BGTVTHà Nội, ngày 24 tháng 07 năm 2015

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Môi trường,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu của các hoạt động xây dựng tới môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học trong hoạt động phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

2. Báo cáo môi trường là việc lập và cung cấp các thông tin có liên quan đến số liệu, dữ liệu các thành phần môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế; về các tác động đối với môi trường; về chất thải, mức độ ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác do thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

Chương II

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI

Điều 3. Đánh giá môi trường chiến lược

1. Cơ quan chủ trì xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải (sau đây gọi là Cơ quan lập CQK) phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (sau đây gọi là ĐMC) theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) đồng thời với quá trình xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Điều 4. Đề cương và dự toán lập báo cáo ĐMC

1. Đề cương và dự toán lập báo cáo ĐMC theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 của Thông tư này phải được cơ quan lập CQK trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt ngay sau khi được giao chủ trì xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

2. Thời gian thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán lập báo cáo ĐMC là không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để phê duyệt thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan lập CQK trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và nêu rõ lý do.

Điều 5. Thẩm định báo cáo ĐMC

1. Cơ quan lập CQK có trách nhiệm:

a) Lập hồ sơ báo cáo ĐMC theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Bảo vệ môi trường để tổ chức thẩm định;

b) Cử cán bộ có thẩm quyền chủ động phối hợp với cơ quan thẩm định và tham gia, giải trình tại phiên họp của hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC.

2. Đối với báo cáo ĐMC thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Giao thông vận tải, Vụ Môi trường là cơ quan thường trực thẩm định, tổ chức thực hiện hoạt động thẩm định theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và Chương V Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.

Điều 6. Hoàn chỉnh báo cáo ĐMC

1. Cơ quan lập CQK phải nghiên cứu tiếp thu ý kiến thẩm định báo cáo ĐMC, tích hợp kết quả thực hiện ĐMC vào dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định phải gửi cơ quan thẩm định hồ sơ ĐMC quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.

2. Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo ĐMC là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải.

Chương III

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

Mục 1: GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ DỰ ÁN

Điều 7. Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường

1. Chủ dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (sau đây gọi là ĐTM) theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP hoặc đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường (sau đây gọi là KHBVMT) theo Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP trong giai đoạn chuẩn bị dự án.

2. Hình thức, cấu trúc, nội dung báo cáo ĐTM được quy định tại Phụ lục 2.2 và 2.3 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.

Điều 8. Đề cương và dự toán lập báo cáo ĐTM, KHBVMT

1. Đề cương và dự toán lập báo cáo ĐTM, KHBVMT theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 của Thông tư này phải được chủ dự án trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt sau khi được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án.

2. Chi phí lập báo cáo ĐTM, KHBVMT thuộc nguồn vốn đầu tư dự án.

Điều 9. Thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán lập báo cáo ĐTM, KHBVMT

1. Thời gian thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán lập báo cáo ĐTM, KHBVMT được quy định như sau:

a) Không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 8 đối với các dự án thuộc phạm vi điểm 1, 2 Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP;

b) Không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 8 đối với các dự án không thuộc phạm vi điểm 1, 2 Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

Điều 10. Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM và xác nhận KHBVMT

1. Chủ dự án có trách nhiệm:

a) Lập hồ sơ báo cáo ĐTM theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP để tổ chức thẩm định, phê duyệt hoặc lập hồ sơ đăng ký KHBVMT theo quy định tại Điều 33 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 32 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT để xác nhận;

b) Nộp phí thẩm định báo cáo ĐTM theo Thông tư số 218/2010/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định ĐTM;

Điều 11. Hoàn chỉnh báo cáo ĐTM, KHBVMT

1. Chủ dự án phải nghiên cứu tiếp thu ý kiến thẩm định, hoàn thiện báo cáo ĐTM của dự án và trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định phải gửi cơ quan thẩm định hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.

2. Trên cơ sở nội dung của báo cáo ĐTM hoặc KHBVMT, chủ dự án có trách nhiệm xác định, bố trí chi phí cho công tác bảo vệ môi trường trong tổng mức đầu tư của dự án và trong trường hợp cần thiết, điều chỉnh nội dung dự án đầu tư để bảo đảm lồng ghép các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường của dự án.

Mục 2: GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN

Điều 12. Đối với chủ dự án

1. Chủ dự án phải đưa cam kết bảo vệ môi trường, các biện pháp xử lý chất thải, các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong báo cáo ĐTM hoặc KHBVMT đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận của dự án vào hồ sơ mời thầu và hợp đồng với các nhà thầu thi công xây dựng.

Điều 13. Đối với nhà thầu thi công xây dựng

1. Nhà thầu thi công xây dựng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và đáp ứng đầy đủ yêu cầu về bảo vệ môi trường trong hợp đồng đã ký với chủ dự án.

2. Trong thi công xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các công việc cơ bản sau:

a) Tổ chức thực hiện các yêu cầu của kế hoạch quản lý môi trường của dự án và các biện pháp xử lý chất thải, các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường đối với gói thầu do nhà thầu thi công;

b) Thường xuyên giám sát, đôn đốc cán bộ, công nhân viên tuân thủ thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với gói thầu trong quá trình thi công xây dựng; nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động;

Điều 14. Đối với nhà thầu tư vấn môi trường

1. Nhà thầu tư vấn quan trắc môi trường phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; nội dung của giấy chứng nhận phải phù hợp với các nội dung quan trắc môi trường trong quá trình thi công xây dựng dự án.

Mục 3: GIAI ĐOẠN KẾT THÚC XÂY DỰNG ĐƯA CÔNG TRÌNH CỦA DỰ ÁN VÀO KHAI THÁC SỬ DỤNG

Điều 15. Báo cáo hoàn thành công tác bảo vệ môi trường

1. Các dự án có công trình xử lý chất thải, chủ dự án phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT và khoản 4 Điều 16 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

2. Chủ dự án của các đối tượng quy định tại cột 4 Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP phải lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ trong giai đoạn vận hành theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT gửi cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM để kiểm tra, xác nhận trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức.

Chương IV

CÔNG TÁC KIỂM TRA, BÁO CÁO

Điều 16. Báo cáo môi trường hàng năm

1. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm của từng dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư này phải được chủ dự án lập, gửi trước ngày 01 tháng 12 hàng năm tới:

a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Cục trực thuộc Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý nhà nước chuyên ngành đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ Giao thông vận tải quản lý;

b) Sở Giao thông vận tải có liên quan đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do địa phương quản lý.

Điều 17. Kiẩm tra công tác bảo vệ môi trường

1. Kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường được thực hiện như sau:

a) Phải được xây dựng hàng năm và thông báo công khai tới các cơ quan, đơn vị và chủ dự án có liên quan;

b) Nội dung kiểm tra gồm việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và các nội dung được phê duyệt trong báo cáo ĐTM, KHBVMT của dự án trong thi công xây dựng;

c) Việc kiểm tra phải được thông báo trước cho chủ dự án bằng văn bản trong thời hạn ít nhất 5 ngày trước khi thực hiện kiểm tra.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18. Trách nhiệm của Tổng cục, các Cục, các Tổng công ty, các Công ty trực thuộc Bộ Giao thông vận tải

1. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định của Thông tư này.

2. Có bộ phận, cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về công tác bảo vệ môi trường.

3. Tổ chức việc thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán lập báo cáo ĐTM, KHBVMT các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư.

Điều 19. Trách nhiệm của các cơ quan tham mưu thuộc Bộ Giao thông vận tải

1. Vụ Môi trường có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn, triển khai công tác bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quy định tại Thông tư này;

b) Định kỳ hàng năm lập, trình lãnh đạo Bộ báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm của ngành Giao thông vận tải;

c) Chủ trì xây dựng, trình lãnh đạo Bộ phê duyệt kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và thực hiện kiểm tra việc thực thi quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định của Thông tư này trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

2. Vụ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì trình lãnh đạo Bộ phê duyệt phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước của Bộ phục vụ công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải và trong dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan địa phương

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Thông tư này trong công tác xây dựng, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông địa phương và trong dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý.

Điều 21. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 9 năm 2015 và thay thế Thông tư số 09/2010/TT-BGTVT ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và Thông tư số 13/2012/TT-BGTVT ngày 24 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2010/TT-BGTVT ngày 06 tháng 4 năm 2010.

Điều 22. Điều khoản thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, Cục trưởng các Cục chuyên ngành, Thủ trưởng các cơ quan, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

BỘ TRƯỞNG

Đinh La Thăng

Đánh giá bài viết
1 645
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo